Chia sẻ

Tre Làng

HÀNG RONG

Ong Bắp Cày

Không ồn ĩ rầm rộ, nhưng thận trọng mà chắc chắn, hơn nửa tháng ra quân lập lại trật tự đô thị, Hà Nội đã khác. Đường thông, hè thoáng, là những gì chúng ta có thể chứng kiến. Tuy nhiên, những hình ảnh tái chiếm vỉa hè, bán hàng rong...vẫn còn hiện hữu và nó được thay đổi phương thức với khúc biến tấu ma quái, hòng qua mắt lực lượng chức năng. Xem hình của báo Hà Nội Mới hôm nay:













Nói đến bán hàng rong, chúng ta hình dung ra những con người nghèo khổ, lang thang khắp các phố phường để mưu sinh. Chủ đề này cũng tốn khá nhiều giấy mực và luôn là nỗi khiếp đảm của các nhà quản lý. 

Phố phường muốn văn minh, sạch đẹp cần quản lý loại hình kinh doanh này. "Cấm" xem ra có vẻ không ổn, nhưng "quản" thì phải làm thế nào thì còn đang lúng túng. 

Trong khi còn đang lúng túng thì vai trò báo chí là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Nhưng đáng buồn, nhiều nhà báo vì nhiều lý do đã phớt lờ các quy định của pháp luật, thay vì khuyến khích người bán hàng rong tuân thủ luật pháp, họ lại nhân danh lòng thương để trở bút quay lại tấn công lực lượng chức năng trong việc lập lại trật tự đô thị.

Còn nhớ, hồi năm ngoài, trên Tuần Việt Nam có đăng tải bài "Sao chỉ truy đuổi dân nghèo bán rong thấp cổ bé họng?" của phóng viên TNM. Bài báo viết rất tiêu cực nếu không muốn nói là được ngược lại các tiêu chí, mục đích của nghề báo. Bài lên án công an "truy đuổi" những người dân nghèo khó lên thành thị kiếm sống bằng gánh hàng rong dưới lòng đường và trên vỉa hè, nhưng bản chất, là muốn mượn những hình ảnh đó để cổ súy cho lối làm ăn tùy tiện, vô luân vô pháp, phá vỡ trật tự đô thị và đi xa hơn, thông qua việc vu cáo, bịa đặt về công an, đả phá chính quyền. 

Anh PV mở đầu: "Những người bảo vệ dân mang danh giữ gìn trật tự đô thị, giằng, giật, thu, gom... gánh tài sản ít ỏi của những người thấp cổ bé họng". 

Nói cho rõ, người dân không vi phạm trật tự đô thị, thì đố ai dám giằng, giật, thu, gom... gánh tài sản ít ỏi của họ. 

UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý bán hàng rong trên địa bàn thành phố, theo đó, người bán hàng rong không được bán: (a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính Phủ; (b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không đảm bảo chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh. 

Văn bản này cấm người bán hàng rong kinh doanh ở: (1) khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác; (2) khu vực các cơ quan nhà nước Trung ương và Thành phố Hà Nội, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; (3) khu vực vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội; (4) khu vực thuộc cảng hàng không, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển; (5) khu vực trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; (6) khu vực tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia giao thông, bao gồm cả đường bộ và đường thuỷ; (7) đường quốc lộ, lòng đường, hè phố đường đô thị, đường huyện, đường trong các khu tập thể chỉ dùng cho mục đích giao thông; (8) khu vệ sinh công cộng, bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có thải nhiều bụi, chất độc hại dễ lây nhiễm bệnh, nơi bị đọng nước và các chất ô nhiễm khác". 

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho cả cộng đồng, người bán hàng rong phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các quy định về nếp sống văn minh, vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai và giao thông vận tải; phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hoá ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp; phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; khai báo với UBND phường, xã, thị trấn nơi tạm trú theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước địa phương. 

Thực tế, những người bán hàng rong khó có thể đáp ứng được những quy định của UBND thành phố hà Nội.

Ai cũng biết, những người bán hàng rong vất vả như thế nào, nhưng những gì đập vào mắt chúng ta hàng ngày đã cho thấy, đa số họ buôn bán trên vỉa hè, dưới lòng đường những món hàng không rõ xuất xứ, có thể ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng. Những hành vi tùy tiện của họ làm mất về sinh, mỹ quan đô thị; cản trở giao thông, ấy là chưa kể đến nạn lừa đảo, đeo bám khách du lịch...Và vì điều này, các lực lượng chức năng phải ra tay là điều dễ hiểu và đáng hoan nghênh. 

Hãy đặt mình vào vị trí của lực lượng công an hay bảo vệ dân phố, tôi dám chắc anh PV cũng sẽ phải làm thế cho dù trong thâm tâm bạn không hề muốn. Vậy đừng nên vì tư thù cá nhân mà chê trách lực lượng thực thi nhiệm vụ. Viết bài kiểu này, chính anh phóng viên mới là kẻ đáng chê trách vì cổ súy cho việc làm sai của những người bán rong, trong khi đó lại lên án hành vi thực thi nghiêm chỉnh luật pháp của lực lượng công an phường. 

Anh có biết hàng năm có bao nhiêu người phải nhập viện vì tai nạn giao thông do những người bán hàng rong gây ra hay không? Có bao nhiêu người, bao gồm cả trẻ em bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng đồ ăn của những người bán hàng rong hay không? Anh có biết khách du lịch nói như thế nào với những người chuẩn bị tới Việt Nam về tình trạng đeo bám khách du lịch không? Nếu không biết, hãy hỏi cơ quan thống kê để rõ.

Cứ theo lập luận của anh PV, thì người nghèo sẽ có đặc quyền bất chấp luật pháp và những ai xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người nghèo là đáng lên án. 

Người nghèo có quyền bán rau cỏ, hoa quả, hay thịt gà nhưng phải đúng nơi quy định và phải đảm bảo rằng khách hàng không bị đầu độc bởi thuốc ép chín trái cây, thuốc thúc tăng trưởng và thuốc bảo quản cả vài năm. Người nghèo có quyền bán mía, mít hay ổi và chanh, nhưng xin đừng bán dưới lòng đường vì đó là nơi các phương tiện đang lưu thông, cũng đừng bán trên vỉa hè, vì đó là chỗ dành cho người đi bộ. Chớ nên vì tiện lợi mà làm tăng tai nạn giao thông, hoặc xả rác làm ô uế môi trường. 

Xin những người bán hàng rong hãy rủ lòng thương tới những người khác, đừng vì lợi nhuận mà đeo bám, lừa đảo khách quốc tế, vì đó là danh dự, nhân phẩm của người Việt Nam. Xin hãy thương các cháu nhỏ và cụ già, vì phải tránh gánh hàng rong của các vị mà phải mạo hiểm mạng sống của mình bằng cách bước xuống lòng đường chật hẹp. Xin vì sức khỏe của các cháu học sinh và của những bệnh nhân mà đừng bán hàng rong trước trường học và bệnh viện.... 

Cũng tương tự như người bán hàng rong, xin anh phóng viên hãy rủ lòng thương tới người đọc, đừng nên phổ biến lối sống biến thái lên mặt báo, đặc biệt là một tờ báo có sức ảnh hưởng rộng lớn như Tuần Việt Nam.

18 nhận xét:

  1. Chôm từ nhà anh bạn Lê Hồng Tuân về chuyện cái vỉa hè....
    Nhiều con giời than van rằng dọn dẹp vỉa hè phong quang mà dân An-nam có thèm đi bộ cho đâu. Nhẽ cái khẩu hiệu giả lại vỉa hè cho người đi bộ làm não đồ quốc dân nhũn hết. Phải nhớ rằng, vỉa hè là bộ mặt của đô thị và là khuôn mẫu của văn minh và trên hết là công thổ của quốc gia. Rõ ràng là như thế nhá.
    Nhiều anh hào nhũn não còn tỏ ý tiếc thương cho cái gọi là nền kinh tế vỉa hè, ý văn chương còn có nghĩa là nghìn năm phong hoá với những quán chè bồm kẹo lạc, mẹt bún đậu mắm tôm hay gánh hàng hoa mùa hội hè, cúng bái. Kèm theo đó là thân phận của nhiều kiếp bần nông rằng sẽ ra sao khi bị tước đoạt đi không gian sinh tồn đầy hỗn độn.
    Dân tuý thường đi kèm với cải lương và chả cân lượng đéo gì với hình thái cấu trúc xã hội nham nhở như của An-nam. Chả đâu như xứ ta, khi mà thành thị lại có xu hướng biến thành nông thôn còn nông thôn lại hăm hở trở thành đô thị.
    Người An-nam không roi vọt và sắt máu thì bốn nghìn năm nữa vưỡn chỉ là tộc người thờ King Kong làm thành hoàng làng mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Những người bán hàng rong chủ yếu là dân nghèo ở các tỉnh lân cận như Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Thanh Hóa… Khắp các con phố, không khó để bắt gặp hình ảnh người bán rong với đôi quang gánh hay chiếc xe đạp thô sơ của mình chở đầy hoa quả và đồ ăn. Trò chuyện với họ, chúng tôi nhận thấy tất cả đều đồng tình với quyết sách của thành phố về việc lập lại trật tự đô thị, “đòi” lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, người dân cho hay nếu nhà nước không cho buôn bán nên có chính sách hỗ trợ họ làm ăn, bởi hiện tại “miếng cơm manh áo” của cả gia đình đều trông chờ vào những gánh hàng rong.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các cụ có câu. Giàu ở quê không bằng ngồi lê thành phố. Ở quê liệu rằng 1 ngài có thể kiếm ra 1 triệu chắc chẳng bao giờ. Cho lên đó mới là vấn đề vì sao thành phố đông quán hàng rong.

      Xóa
  3. Trước quyết định của Thành phố về việc xử lý mạnh sai phạm lấn chiếm vỉa hè lòng đường đồng nghĩa nhiều tiểu thương mất đi kế sinh nhai. Họ hầu hết đều là người phương xa đến. Với họ Chính quyền dọn dẹp trả lại không gian cho người đi bộ cũng là hợp lý nhưng con cái đều đang độ tuổi ăn học cho nên họ phải trông cậy vào buôn bán vỉa hè. Thiết quan chức năng cần có biện pháp hỗ trợ để người lao động vẫn có thể kiếm sống mà không ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị về lâu dài. Chứ đừng cái gì không quản lý được là cấm thế này.

    Trả lờiXóa
  4. Vỉa hè không chỉ dành riêng cho người đi bộ, vỉa hè từ hàng trăm năm nay đã là nơi mưu sinh của hàng triệu cư dân ở các đô thị . Ở cả các nước phát triển cũng vậy, vỉa hè không chỉ để đi bộ mà còn là không gian giao lưu nơi phố thị, bản thân nó tạo nên các giá trị văn hoá đặc thù của từng đô thị từ hàng trăm năm rồi. Quy hoạch , lập lại trật vỉa hè ở các đô thị Việt nam là việc cần làm, tuy nhiên cần có phương án đưa vào khai thác kinh doanh vỉa hè một cách khoa học, nguồn thu cho ngân sách từ đây không nhỏ , hơn thế nữa, không thể 1 sớm 1 chiều xoá bỏ ngay nền kinh tế mặt tiền phố thị tồn tại từ hàng trăm năm

    Trả lờiXóa
  5. Quản lý vỉa hè như ở các nước Anh, Pháp... rất đáng để tham khảo. Nếu ở Việt Nam làm được như vậy thì nhất cử lưỡng tiện. Như thế, người đi bộ vẫn đi được trên vỉa hè; lại có một phần cho hàng quán, bảo đảm mưu sinh cho người nghèo, giữ được nét văn hóa-sinh hoạt có từ lâu ( ngồi uống ly trà ở vỉa hè có cái khoái và tiện lợi của nó). Nếu xe máy đi trên vỉa hè thì phạt nặng, thậm chí tịch bị thu phương tiện. Phần vỉa hè cho người đi bộ cần 1 mét là ổn rồi

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là trước mắt phải lo chuyện mưu sinh của hàng triệu người có ít đâu thì mới lo chuyện chỉnh trang đô thị. Dân giàu thì nước mạnh. Rồi người dân mới tính chuyện ý thức được .tôi thấy những ngày qua như vậy là không xong rồi. Mong lãnh đạo thành phố và các ban ngành xem xét lại để có một phương án tối ưu. Cũng như bên Singapore, phải đến lúc có nhiều việc làm, kinh tế phát triển, lo được cho người bán hàng rong thì mới truy quét.

    Trả lờiXóa
  7. Đúng là miệng đời, lúc nào cũng kêu VN tụt hậu, kém văn minh so với nước khác ( có người còn kêu thua xa Lào, Campuchia) nhưng đến khi chính quyền lập lại văn minh thì chính họ lại ra rả kêu khổ, rồi phản đối! Ai cũng vin vào cái cớ mưu sinh nhưng hãy thử nhìn ý thức của chính mình đi. Hết chỗ nói!

    Trả lờiXóa
  8. Nói một cách công tâm thì đa số người dân đều ủng hộ chủ trương của UBND thành phố về việc lập lại an ninh trật tự, "đòi" lại vỉa hè cho người đi bộ. Vậy nhưng họ cũng bày tỏ tâm nguyện là thành phố giải quyết sao cho hợp về lý và thỏa đáng cả về tình nữa, có chính sách hỗ trợ sao cho những người bán hàng rong có thể tiếp tục với cuộc sống mưu sinh của mình

    Trả lờiXóa
  9. Càng ngày chất lượng báo chí càng xuống cấp, số lượng bài viết nhảm nhí ngày càng nhiều. Với một chủ trương đúng đắn của thành phố thì qua mồm mép, qua ngòi bút của một số anh chị lều báo bỗng trở thành một chủ trương triệt hạ đường sống của những người dân lao động. Nếu để im thì các anh chị lại quạc mồm ra oán trách sao thành phố không quản lý để bộ mặt đô thị nhếch nhác. Vậy chốt lại các anh chị muốn thế nào? Có cao kiến gì hay thì trình bày ra chứ đừng ngồi đó mà đâm bị thóc, chọc bị gạo như vậy

    Trả lờiXóa
  10. Bangtuyetnhietdoi15:13 24/3/17

    Đúng mà miệng lưỡi thế gian, không biết đường nào mà lần. Lúc nào cũng quàng quạc chê bôi rằng Việt Nam lạc hậu, Việt Nam không theo kịp các nước khác, lúc nào cũng đổ lỗi cho chính quyền không biết cách quản lý nhưng chính bản thân các vị lại là những người chổng mông vào quy định, ngồi lên cả luật pháp. Động đến luật pháp là giãy đành đạch ra kêu xử lý thiếu tình người với chả lộng quyền. Các anh chị cứ thử sống tử tế, tôn trọng pháp luật đi xem có ai thèm động tới hay không?

    Trả lờiXóa
  11. Hungyen363615:16 24/3/17

    các thành phố trên khắp cả nước đang đồng loạt ra quân triển khai chiến dịch lập lại trật tự, văn minh đô thị. Sau gần 1 tháng triển khai, có thể nhận thấy những thay đổi tích cực trong bộ mặt thành phố. Thế nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế là có rất nhiều người lao động, người bán hàng rong bị ảnh hưởng tới cuộc sống vì chiến dịch ra quân lần này. Thiêt nghĩ thành phố nên có chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp tục công việc mưu sinh của mình mà vẫn đảm bảo tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật

    Trả lờiXóa
  12. Hoabinh023415:24 24/3/17

    Ai cũng vin vào cớ mưu sinh, ai cũng vin vào cớ mình là người lao động nên mới phải bươn trải ra đường như thế mà vi phạm những quy định, vi phạm luật thì thử hỏi còn đâu là trật tự, văn minh đô thị nữa? Lần ra quân này của UBND thành phố nhằm "đòi" lại vỉa hè cho người đi bộ, lập lại trật tự đô thị là một việc làm hết sức đúng đắn và cần nhân rộng hơn. Thiết nghĩ những người bán hàng rong có thể thời gian đầu sẽ gặp khó khăn nhưng sau này họ cũng nên sớm tìm ra hướng đi mới cho mình, tìm ra cách mưu sinh cho mình

    Trả lờiXóa
  13. hơn nửa tháng ra quân lập lại trật tự đô thị, Hà Nội đã khác. Đường thông, hè thoáng, là những gì chúng ta có thể chứng kiến. Và sau chiến dịch này,người dân của chúng ta lại thay đổi phương thức kinh doanh, vẫn bám trụ vỉa hè, nhưng đã theo mô hình di động. Và chúng ta muốn giải cứu được vỉa hè thì phải giải quyết được triệt để đội ngũ này thì người đi bộ mới có vỉa hè đi lâu dài được

    Trả lờiXóa
  14. người bán hàng rong, hay nhân dân của chúng ta, hay những anh phóng viên hãy rủ lòng thương tới người đọc, đừng nên phổ biến lối sống biến thái lên mặt báo, đặc biệt là một tờ báo có sức ảnh hưởng rộng lớn như Tuần Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  15. Xem mấy hình ảnh trong bài báo này mà mình thấy dân mình cũng đúng là nhiều kế sách thật. những hình ảnh tái chiếm vỉa hè, bán hàng rong...vẫn còn hiện hữu và nó được thay đổi phương thức với khúc biến tấu ma quái, hòng qua mắt lực lượng chức năng.

    Trả lờiXóa
  16. Tôi biết là cái sạp hàng ấy là kế sinh nhai của mấy cô bác, nhưng cứ làm vậy thì không chỉ cô bác mệt vì phải trốn lực lượng trật tự mà thành phố cũng mệt vì mãi không sạch được. Ý thức của chính các bác đang khiến thành phố chậm phát triển hơn đấy.

    Trả lờiXóa
  17. Nhìn vào hình mà thấy dân mình cũng nhiều mánh khóe thật. Đường thông, hè thoáng, là những gì chúng ta có thể chứng kiến. Tuy nhiên, những hình ảnh tái chiếm vỉa hè, bán hàng rong...vẫn còn hiện hữu và nó được thay đổi phương thức với khúc biến tấu ma quái, hòng qua mắt lực lượng chức năng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog