Cuteo@
Các nhà báo viết sai nên học tập nhà báo Ngô Nguyệt Hữu.
Ngay sau khi anh Hữu viết trên FB, Trelangblog.com đã có bài phản ảnh với tựa: Bánh chưng khổng lồ và sự quá lời. Xem link dưới:
http://www.trelangblog.com/2017/02/banh-chung-khong-lo-va-su-qua-loi.html
Hôm nay tôi mới được tận mắt nhìn thấy THƯ XIN LỖI của anh Ngô Nguyệt Hữu (Ngô Hữu Kính Luân - Facebook Ngô Nguyệt Hữu) là phóng viên Chuyên đề an ninh thế giới của báo Công an nhân dân tại cơ quan đại diện TP.HCM, gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, với nội dung xin lỗi UBND Tỉnh Nghệ An vì đã viết bài bình luận việc Sở Văn hóa - Thể thao phối hợp với Hiệp hội Du lịch Nghệ An làm chiếc bánh chưng khổng lồ dâng lên thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan trên Facebook hôm 2/2/2017, tức mồng 6 Tết Đinh Dậu.
Lá thư của anh Ngô Nguyệt Hữu được gửi đến UBND Tỉnh Nghệ An kèm công văn số 134 phản hổi về việc "Giải quyết việc phóng viên Ngô Hữu Kính Luân đăng thông tin trên Facebook cá nhân làm ảnh hưởng tới uy tín của lãnh đạo UBND Tỉnh Nghệ An. Xem hình dưới:
Đây là hành động của người có văn hóa, cần được nhân rộng.
***
Nói về sự quá lời của anh Ngô Nguyệt Hữu trong vụ bánh chưng khổng lồ ở Nghệ An
Hôm mùng 6 tết Đinh Dậu (tức ngày 2/2/17), tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan (núi Đại Huệ, xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An) - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra lễ dâng cặp bánh chưng "khổng lồ" có tổng trọng lượng khoảng 700 kg. Anh Ngô Nguyệt Hữu đã có bài "Phải xem đó là trò mất dạy!". Xem ảnh cuối bài.
Tôi là người đồng tình với hầu hết tất cả các stt trên FB của anh và rất nể phục anh bởi trình độ tư duy, khả năng viết lách cũng như tính thẳng thắn, cương trực. Tuy nhiên, trong vụ này, tôi nghĩ, anh Ngô Nguyệt Hữu đã quá lời mất rồi.
Tôi đồng ý với anh tiết kiệm trong bối cảnh Nghệ An đang khó khăn và vừa phải nhận gạo cứu đói là cần thiết, và tôi cũng cực ghét thói hình thức "khổng lồ", nhưng việc giáo dục truyền thống, quảng bá hình ảnh về địa phương và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng, nhất là việc này lại do các doanh nghiệp tự nguyện đóng góp thực hiện.
1. Anh viết: "Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An vừa dâng lên thân mẫu của Bác Hồ cặp bánh chưng 700kg. Loan tin, được nấu suốt ba ngày từ 600kg nếp, 100kg đỗ xanh, lá dong, thịt... chia đều mỗi cái 350kg.".
Thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh không có chủ trương và không lấy kinh phí nhà nước làm cặp bánh chưng (tổng trọng lượng khoảng 700 kg) dâng lên khu mộ thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Như vậy, không có chuyện "Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An vừa dâng lên thân mẫu của Bác Hồ cặp bánh chưng 700kg".
2. Anh viết: "Ông Lê Minh Thông - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An hân hoan, Lễ dâng bánh là truyền thống tốt đẹp, nét văn hóa nhằm giáo dục thế hệ trẻ khắc ghi nguồn cội qua đó góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước, con người xứ Nghệ...".
Thực tế: Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết: "Sở Du lịch tỉnh Nghệ An không tham gia dâng bánh chưng tại khu mộ mà chỉ có Hiệp hội Du lịch Nghệ An tham gia", và "Sở Du lịch vừa thành lập, không tham gia, không chỉ đạo. Kinh phí làm cặp bánh chưng là do gần 1.000 doanh nghiệp đóng góp".
Ông Lê Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: "Hôm ấy, chủ tịch tỉnh phân công tôi đi thắp hương trên mộ bà Hoàng Thị Loan. Việc dâng bánh chưng là Hiệp hội Du lịch của tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện. Họ làm, dâng bánh 5 năm nay rồi chứ không phải tỉnh Nghệ An đứng ra tổ chức. Bánh dâng xong được phát cho dân nghèo, đó là thành tâm của họ chứ không phải chủ trương của tỉnh Nghệ An, kinh phí cũng do các doanh nghiệp tự đóng góp".
3. Anh kết luận: "Phải xem đó là trò mất dạy!".
Tôi không nghĩ đây là trò mất dạy đâu anh, và tôi tin nhiều người đồng tình với tôi về chuyện này. Đành rằng, không tự nhiên các doanh nghiệp ủng hộ để làm chiếc bánh chưng khổng lồ đó. Họ làm một phần vì muốn tỏ lòng biết ơn đối với thân mẫu Bác Hồ, giáo dục cho con cháu truyền thống "uống nước nhớ nguồn" và "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", phần khác họ làm là vì chính lợi ích của mình, như: quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm...Từ góc nhìn khác, trong điều kiện hiện nay, việc làm có phần "khoa trương" ấy góp phần thu hút khách du lịch tới Nghệ An. Điều đó không phải là có lợi cho người dân sao?
Rất không nên quy chụp mọi doanh nghiệp đóng góp làm việc đó là chỉ vì lợi ích của họ.
4. Cuối cùng, dù có không đồng ý với anh Ngô Nguyệt Hữu vài điểm trên, tôi vẫn đồng ý với anh về chuyện "thân làm lãnh đạo mà không chăm sóc được cho nhân dân trong Tỉnh đến độ phải xin gạo cứu đói" thì phải biết xấu hổ và không nên khoa trương, lãng phí với những kỷ lục kì dị như: bánh chưng, bánh tét đến rượu Vodka, tách cà phê khổng lồ...được dâng cúng.
***
Ảnh chụp màn hình từ FB của anh Ngô Nguyệt Hữu:
Cap NT Nếu nói sai mà biết xin lỗi thật lòng thì đã là người công chính. Tờ giấy trên là ăn roi vào đit thì chịu khom lưng thôi.
Trả lờiXóaFB Phong Truong Các bạn không phải là dân trong nghề,nên các bạn không hiểu vì sao lại có những bài như vậy và nhìn o góc độ bình thường. Các nghĩ anh ta ngu hay thieu tri khôn. Nhưng thực tế thì mỗi khi viết một bài hay bình luận có giọng dieu ngu thì anh ta đã duoc bat den do,hoặc anh ta viết vì tiền. Viết vì phe phái của anh muốn anh viết như vậy. Chính vì dieu này,mà dân trong làng báo dac cho anh ta biet danh là Luân " di"
Trả lờiXóaLà một nhà báo, lại là nhà báo trong ngành công anh, vậy mà bài viết thiếu thông tin, sai lệch thông tin, lại đưa ra kết luận quy chụp. Như vậy có đúng với tư cách của người công an không? Có lẽ phải xem lại nhân cách của nhà báo này.
Trả lờiXóaĐã nghèo khó nhưng cái gì cũng muốn to muốn lớn, bánh chưng phải to, bánh giầy phải lớn, chai rượu phải khủng, cái xe của các quan phải sang... trong khi đó địa phương thì nghèo, dân thì đói, thu ngân sách thì không đủ chi. Vậy là sao? Hội doanh nghiệp làm chưa đúng, chưa phù hợp thì Tỉnh uỷ, Uỷ ban tỉnh phải lãnh đạo, chỉ đạo chứ để người ta làm cho phù hợp, cho đúng chứ. Tôi hoàn toàn đồng sự với anh Hữu
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng, việc làm cặp bánh trưng này mang rất nhiều lợi ích.
Trả lờiXóaThứ nhất, đó là sự tưởng nhớ đến thân mẫu của Bác. Điều này đúng với truyền thống uống nước nhớ nguồn của cha ông ta.
Thứ 2, đây cũng sẽ là một cơ hội, một địa điểm để thu hút khách du lịch. Nếu tính giá trị của cặp bánh, theo giá thị trường, và giá trị của việc thu hút khách du lịch, thì lợi nhuận mang lại còn hơn rất nhiều. Chỉ những kẻ thiển cận, ngu dốt mới không nhìn ra được những điều đó.
Hoàng Bách! tranh luận thì phải lịch sự chứ. Người khác nói không theo sỹ mình là bảo người ta ngu dốt là sao. Cái người mà mở mồm ra bảo người khác ngu dốt mới là vừa ngu vừa dốt, đầu to, não teo. Viết còn sai chính tả thì làm được cái cứt gì. Về nhà học lại đi. Đúng là cái loại mua bằng. Thằng này chắc bố mẹ nó làm công bộc của dân đây.
XóaHoàng Bách! Tranh luận thì phải lịch sự chứ. Mở mồm ra bảo người khác ngu dốt mới là loài ngu dốt. Viết còn sai chính tả thì làm được cái gì. Thằng này chắc chắn mua bằng, bố mẹ nó làm công bộc, đầy tớ của dân.
Trả lờiXóaCám ơn nặc danh đã chửi thẳng Hoàng Bách. Chỉ việc chính tả viết còn không đúng mà bày đặt lên mặt dạy đời người ta là sao.Trình thấp đừng tinh tướng nghe Hoàng Bách.
Trả lờiXóaNgô Nguyệt Hữu (Ngô Hữu Kính Luân - Facebook Ngô Nguyệt Hữu) là phóng viên Chuyên đề an ninh thế giới của báo Công an nhân dân tại cơ quan đại diện TP.HCM.
Trả lờiXóaLà phóng viên, hay bất cứ ai, khi viết ra lời lẽ gì thì phải dùng cái đầu để suy nghĩ. Còn chưa gì mà đã quy chụp thì nên xem lại mình. Tôi thấy, hiện giờ nhiều người có vẻ tay nhanh hơn não rồi.
Bạn nặc danh nói vậy thì có lẽ cũng nên xem lại bản thân bạn. Bạn cũng khác gì bạn Hoàng bách đâu. Mà thậm chí cái suy nghĩ, tư tưởng của bạn còn có vấn đề hơn. Là con người, cũng có lúc sai, lúc đúng, sai mỗi từ chính tả mà bạn đã nói đến mức như vậy thì có nên không?
Trả lờiXóaGửi bạn chuyện phố huyện: bạn với Hoàng Bách có khác gì nhau đâu, là một.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaSai chính tả là chuyện nhỏ, sai ngữ pháp mới là tư duy, rỗng kiến thức. Từ thủa cha sinh mẹ đẻ đến giờ mình chưa từng dòm thấy cái bánh trưng ló dư thía lào
Trả lờiXóaĐứng trước một sự việc, chúng ta cần suy xét cho thấu đáo trước khi vội vàng quy chụp ý kiến cá nhân vào vấn đề. Đây là một nguyên tắc tối thiểu mà ai cũng cần biết chứ đừng nói là một nhà báo, một người có tầm hiểu biết cũng như có ảnh hưởng tới nhận định của dư luận. Ấy vậy mà hiện nay chúng ta lại có một bộ phận không nhỏ những nhà báo tay nhanh hơn não, kể cả là nhà báo, phóng viên của những tờ báo chính thống.
Trả lờiXóaChuyện cặp bánh chưng khổng lồ dâng lên cũng thân mẫu Bác Hồ ngay từ đầu đáng lẽ chúng ta không nên mang ra tranh luận, bởi đây là việc làm xuất phát từ cái tâm, từ lòng thành kính của nhân dân, việc tranh luận đúng sai, lãng phí hay không chỉ làm mất đi cái ý nghĩa cao đẹp ban đầu. giờ nhà báo viết bài đả kích đã lên tiếng công khai xin lỗi rồi thì chúng ta cũng nên rộng lượng bỏ qua chứ không nên cãi nhau thêm
Trả lờiXóaAi cũng có lúc suy nghĩ chưa thấu đáo đã phát biểu, gây nên những hậu quả không đáng có. Như nhà báo Ngô Nguyệt Hữu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Cái quan trọng ở đây là cuối cùng ông cũng dám nhìn thẳng vào sai lầm của mình mà đứng lên công khai xin lỗi, đó là việc làm của một nhà báo có tâm, có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Chúng ta nên ghi nhận thành ý đó và bỏ qua việc này chứ không nên xoáy sâu thêm vào chuyện đã qua nữa
Trả lờiXóaAi cũng có lúc sai, đến thánh còn sai huống chi con người. Nhưng sai mà biết sửa thì là điều tốt. Còn những kẻ sai lè lè ra đó mà không biết sửa thì mới là đáng trách. Thôi thì biế sai, biết làm chưa đúng, nhận lỗi thì bỏ qua cho người ta.
Trả lờiXóaMỗi người có một suy nghĩ, một nhận định. Nhưng chúng ta nghĩ thoáng đi một chút, đó là ở phía tỉnh Nghệ an, việc làm cặp bánh chưng là do các doanh nghiệp làm, và cũng có lợi ích kèm theo là thu hút khách du lịch.
Trả lờiXóaCòn về phía nhà báo, thấy sai mà sửa thì không có gì đáng bàn cả.
Thực ra thì làm bánh chưng khổng lồ như vậy không thể nói là thế nọ thế kia được, đó là thể hiện lòng thành của người ta, người ta có quyền làm điều đó mà
Trả lờiXóaSơn Chống Thấm Tại Đà Nẵng, Sơn Chống Thấm Trộn Xi Măng
Trả lờiXóaThế mà câu chuyện về chiếc bánh trưng cũng đã làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí. Đọc giả chúng ta cũng có một phen bàn luận sôi nổi và rồi cuối cùng chốt lại là ai cũng có lúc bồng bột sai trái, ông cha ta nói rồi, đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại cả.
Trả lờiXóa