Hôm qua, một chú doanh nghiệp kể:
Mấy hôm trước, em bị bọn nhà báo chúng nó bẫy. Xe em đang chạy trên đường cao tốc, họ bố trí người giả vờ là hành khách, điện cho thanh tra, yêu cầu lái xe dừng lại cho đi đại tiện vì đau bụng. Thanh tra chỗ em tưởng thật, yêu cầu lái xe dừng lại bên vệ đường.
Xe vừa dừng thì thanh tra ập đến. Cuối cao tốc, khi dừng lại lập biên bản đã thấy gần chục phóng viên phục sẵn, xúm vào chụp ảnh, quay phim, phỏng vấn...
Và suốt những ngày sau đó, họ liên tục gọi điện, nhắn tin "tra tấn" với nội dung đại để "anh xử lý thế nào", có cả phóng viên còn đề nghị "để em tập hợp anh em các báo anh gặp một lần cho khỏi mất thời gian". Có báo chuyển cả bài viết cho em, em chưa kịp trả lời, một lát sau thì thấy đăng lên.
Rồi chú ấy mở điện thoại cho xem danh sách những số "K. nghe", trong đó có tên nhiều nhà báo của một số báo, nhiều người gọi liên tục rất nhiều lần. Cũng từ đó đến nay, doanh nghiệp chú ấy liên tục bị đăng lên báo, dù có những vi phạm rất nhỏ. Trong khi, các doanh nghiệp khác thì không việc gì.
Mình rất đồng tình với việc xử lý nghiêm khắc của Bộ Thông tin - Truyền thông gần đây, đặc biệt là việc qui hoạch lại báo chí. Nếu như để nhân dân coi nhà báo như một lũ "kền kền", rình mò và "bẫy" họ như thế thật thì khó thể nói khác hai từ: "Quá nhục"!
Mình rất ngại nói xấu, nghĩ xấu đồng nghiệp nhưng chuyện này nếu đúng như thế thì quá bỉ ổi nên không thể im lặng.
Mình rất mong thông tin này đến tai ông Võ Văn Thưởng, Trương Minh Tuấn... để xác minh và cả làm rõ họ có phải nhà báo không?
Đạo đức của người làm báo khi viết bài trước hết là sự trung thực với nguồn tin. Bản chất của thông tin phải là trung thực, khách quan, nhất là đốỉ với những biểu hiện tham nhũng tiêu cực. Tác phẩm báo chí phải thể hiện được quan điểm, chính kiến của nhà báo, của cơ quan báo chí. Một bài báo chỉ cung cấp thông tin một cách thuần tuý thì chưa đủ, nhất là đốì với những bài viết về tham nhũng, tiêu cực. Chính kiến ở đây trước hết là phải được đặt trên cơ sở của tính khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất của sự thật.
Trả lờiXóaĐạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để thông qua đó, nhà báo thể hiện lương tâm, trách nhiệm của mình trước nhân dân, đất nước. Những phát hiện của nhà báo về tham nhũng tiêu cực trong xã hội không chỉ tạo nên dư luận xã hội mà còn cung cấp cho nhiều thông tin các cơ quan chức năng để phát hiện ra những sơ hở, những điều chưa hợp lý trong cơ chế chính sách, giúp cho Đảng và Nhà nước kịp thời điều chỉnh.Nhà báo phản ảnh hiện thực xã hội, nói lên những thói hư tật xấu để mọi người biết và sửa chữa chứ không phải gài bẫy người dân để họ mắc bẫy rồi từ đó lấy tin viết bài, câu view thì đó k phải đạo đức người làm báo. có lẽ Bộ Thông tin truyền thông cần vào cuộc chấn chỉnh lại đạo đức, tư cách người làm báo.
Trả lờiXóaMình rất đồng tình với việc xử lý nghiêm khắc của Bộ Thông tin - Truyền thông gần đây, đặc biệt là việc qui hoạch lại báo chí. Nếu như để nhân dân coi nhà báo như một lũ "kền kền", rình mò và "bẫy" họ như thế thật thì khó thể nói khác hai từ: "Quá nhục"!
Trả lờiXóa