Chia sẻ

Tre Làng

NGUYỄN DUY - KẺ DIỄN TRÒ THƠ VÀ CHÍNH TRỊ

Dương Bình Minh 

TỪ TẤU VÈ THƠ...

Nguyễn Duy khởi nghiệp thơ của mình từ cuộc thi thơ năm 1972 - 1973 do Báo Văn ngệ tổ chức và được giải nhất (đồng hạng cùng Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Đức Mậu) với chùm thơ: "Bầu trời vuông", "Tre Việt Nam", "Giọt nước mắt và nụ cười" và "Hơi ấm ổ rơm". Đọc kỹ, có thể thấy thơ Nguyễn Duy còn lẫn với sạn, nhưng vì mục đích "mở rộng cánh cửa đền đài thi ca" cho lớp trẻ mà Ban giám khảo lúc ấy đã chiếu cố cho Nguyễn Duy. 

Thừa thắng xông lên,"phát kiến" ra kết từ/ trợ từ "là" trong tiếng Việt như không thể thiếu trong thơ; Nguyễn Duy cứ thế vung vít: Nào "ở đây là tấm lòng ta/ sông dài núi rộng cũng là ở đây", nào "trong veo là nắng với trời", nào "bao nhiêu là giọt mưa rào", nào "bao nhiêu là bóng siêu nhân", nào "cũ xưa đến vậy là cùng" .v.v... Vì vậy, có người tinh ý nhận ra, ngay từ đầu, thơ Nguyễn Duy nửa như tấu nói, nửa như hò vè quả không sai. Mà tấu nói và hò vè thì chỉ hợp với không gian xúm xít chứ với những ai muốn đến với văn chương đích thực để suy tư và chiêm nghiệm thì chắc rằng họ không muốn lãng phí thời gian. 

Biết được "sở năng" của mình, Nguyễn Duy ra sức phổ cập thơ mình dưới mọi hình thức: đọc thơ, hát thơ, lịch thơ , treo thơ ... nghĩa là bát nháo như tên một bài thơ của mình vậy - "Kim,Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ". Để đủ số lượng phổ cập thì phải sản xuất thơ. Vậy là - nói như Lê Thiếu Nhơn - Nguyễn Duy lại đánh bóng ngôn ngữ nôm na để chế biến ra không ít bài thơ hời hợt mà chính ông cũng không đủ thời gian để nhẫn nại chỉnh sửa hoặc nhẹ nhàng tiêu hủy. "Cô bé nhà bên" từa tựa tạp văn có ngắt xuống dòng, "Xiếc trên dây" chẳng khác gì đoạn văn tường thuật show diễn tạp kỹ đang cần bán vé, "Trên đồng bông Phước Sơn" hay bài "Gửi về Lam Sơn" viết dằng dặc mong nhớ mà không có một câu thơ nào. 

Sòng phẳng mà nói, trong đời thơ của mình, Nguyễn Duy không phải không có những bài thơ đích thực; nhưng giá mà Nguyễn Duy biết nắn nót như vậy hoặc biết dừng lại ở biên giới thơ và tấu nói. Nhưng dường muốn chứng minh bản lĩnh một thi sĩ lợi khẩu nên Nguyễn Duy cứ nhắm mắt phang bừa. Viết về ký ức biên giới Lạng Sơn thì thế này "AQ túm tóc Chí Phèo/ Để hai bác lính nhà nghèo đều thua". Nhưng ở đó ít ra người đọc còn hiểu lối nói xằng bậy của Nguyễn Duy; còn "Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ" là lời nói vô định của kẻ mộng du ban ngày "Có người thách ta đánh nhau/ Ta bảo ta yếu rồi ta lại không có võ/ Có đứa thách ta chửi nhau/ Ta bảo ta vừa bị mất trộm cả sọt từ ngữ/ Có đứa thách ta nhổ vào mặt nó/ Ta bảo hết đờm rồi". "Cơm bụi ca" thì vừa ăn vừa ngâm diễn "Xa nhau cực nhớ cực thèm /Ai về Hà Nội gửi em đôi nhời /Cô đầu thời các cụ chơi /Ta đây cơm bụi bia hơi tà tà".

Còn vô vàn kiểu thơ như thế trong đời thơ Nguyễn Duy, nhưng chừng ấy đủ cho thấy "tài thơ" của ông chỉ hợp với lối tấu chốn đông đúc; "Giá trị thơ Nguyễn Duy giữa văn bản và trình diễn có một khoảng cách nhất định. Lối dùng chữ lắt léo và cá tính của Nguyễn Duy dễ làm sung sướng phát điên phát rồ cho những ai không đủ kiên trì đối diện với thăm thẳm tâm trạng con người", "trong nỗi đam mê chinh phục, Nguyễn Duy quên mất một phẩm chất cần thiết cho tầm vóc nhà thơ là phải biết hoài nghi những tràng vỗ tay phấn khích". 

...ĐẾN LÀM TRÒ LỐ CHÍNH TRỊ 

Sau hơn hai chục năm tấu thơ, có ngày Nguyễn Duy hết vốn tuyên bố ly thân với nàng thơ để nhập hội những nhà dân chủ ... cuội, bịa đặt chính trị, viết/nói xỏ xiên. Mới đây, tại quán cà phê Sỏi Đá ở phố Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy diễn trò trước Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng, Bùi Chát, Hoàng Dũng, Phạm Xuân Nguyễn.v.v... được Nguyễn Quang A ghi hình lại. 

"Ma đưa lối quỹ dẫn đường", nhà thơ gốc Thanh Hóa lại tấu hài với dụng ý bôi bẩn hình tượng Võ Thị Sáu bằng cách bịa câu chuyện thông qua một nhân vật có tên là Bé Bê, con của một người đàn ông Pháp và một người phụ nữ gốc Hoa sống ở Sài Gòn trước thời điểm năm 1975. Công việc thường ngày của Bé Bê là tiếp phẩm lương thực cho một đồn bót tại huyện Đất Đỏ, Bà Rịa Vũng Tàu (đồn của lính Pháp). Nhiệm vụ của anh hùng Võ Thị Sáu là dùng lựu đạn để giết chết Bé Bê. Tuy nhiên, đúng hôm nhóm của chị Võ Thị Sáu có ý định dùng lựu đạn thì Bé Bê lại không có mặt trong đoàn lính tiếp phẩm nên chị Võ Thị Sáu đã dùng lựu đạn ném vào khu chợ khiến nhiều người bị thương. Sau độc lập, thống nhất đất nước, chính Bé Bê sau này là ân nhân, thường xuyên tài trợ lớn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Và trong một lần quay trở lại huyện Đất Đỏ, nơi có tượng và nhà lưu niệm của anh hùng Võ Thị Sáu, Bé Bê đã chỉ vào tượng mà nói rằng, chính bà này định giết tôi? 

Cơ sở tiếp theo là một cô gái làm phim về chị Võ Thị Sáu xác nhận, người em chị Sáu nói chị Sáu bị “chập”. 

Cuối cùng là một người đàn ông có chất giọng pha Huế, cho rằng con cháu nhà ông ta ở gần nhà chị Võ Thị Sáu, dân chúng ở đó đều biết chị Sáu “bị điên điên” và nói thêm “"Võ Thị Sáu lúc ra pháp trường đã bị "tâm thần", vì tâm lý người tử tù trước khi bị bắn đều hoảng loạn sợ hãi cho dù đó là một tội phạm sừng sỏ, và chỉ có người hoảng loạn tới mức bị điên mới ngắt hoa cài lên tóc thôi".” 

Với những dữ liệu vớ vẩn mà thực chất là dựng chuyên như vậy, nhóm này “đấu tố” Nhà nước và dân chúng Việt Nam hiện nay đi thờ cúng một người “chập” và tố những người viết bài thơ, bài hát, làm phim về chị Võ Thị Sáu đã “phịa” ra. 

Ở đây, chúng tôi không cần phải làm một việc vô đối để bác bỏ thông tin của đám "dân chủ cuội", vì nếu cần tư liệu về Liệt nữ Võ Thị Sáu, chỉ một thao tác bàn phím, sẽ cho bạn những tài liệu, nguồn dẫn, ý kiến từ những nhân chứng, những nhà nghiên cứu rất khả tín. Nó khác với lối nói đặt điều vu vơ của đám ô hợp nơi một bàn nhậu không hơn không kém. Nhưng thực tình - dù không lạ gì lối nói vu khoát, vu khống, đặt điều của số chống đối lâu nay - tôi vẫn không hiểu nổi đầu óc họ có "sức tưởng tượng diệu kỳ" đến mức đi làm một cái trò hèn hạ, phi khoa học lịch sử và mất đạo đức đến thế. 

Và lần này, Nguyễn Duy lại diễn tấu; nhưng không phải là tấu thơ mà làm trò lố chính trị. 

Chợt nhớ, Nguyễn Duy có câu thơ: "Móc họng mửa ra cầu vồng bảy sắc". Thôi chết rồi, thơ "bất hủ" đến thế là cùng. Hèn chi sau khi hết "mửa thơ", Nguyễn Duy toàn mửa ra những lời độc địa.

5 nhận xét:

  1. Nguyễn Duy khởi nghiệp thơ của mình từ cuộc thi thơ năm 1972 - 1973 do Báo Văn ngệ tổ chức và được giải nhất (đồng hạng cùng Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Đức Mậu) với chùm thơ: "Bầu trời vuông", "Tre Việt Nam", "Giọt nước mắt và nụ cười" và "Hơi ấm ổ rơm". Đọc kỹ, có thể thấy thơ Nguyễn Duy còn lẫn với sạn, nhưng vì mục đích "mở rộng cánh cửa đền đài thi ca" cho lớp trẻ mà Ban giám khảo lúc ấy đã chiếu cố cho Nguyễn Duy.
    Tầng lớp thơ ca, văn nghệ sĩ là phức tạp lắm!

    Trả lờiXóa
  2. Mấy ông này bay bổng thì cứ bay bổng, thơ ca thì cứ thơ ca, lại không an phận làm việc mình yêu thích còn muốn đưa cả chính trị vào thơ ca. Tự mình biến đứa con tinh thần của chính mình và những người khác trở thành tiêu điểm cho cả xã hội lên án. Thực đáng thương quá.

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Duy cũng là một con người có tài, với "Tre Việt Nam", đã được đưa vào sách giáo khoa để truyền dạy cho các thế hệ sau biết về cái sự kiên cường bất khuất của dân tộc này. Nhưng giờ đây Nguyễn Duy lại không còn được sáng suốt như xưa nữa rồi à. Đáng buồn cho con người này quá.

    Trả lờiXóa
  4. Thơ Nguyễn Duy cũng xoàng thôi
    Đến nay Duy lại đốn đời lăng nhăng
    Theo "Dâm chủ cuội" nói xằng
    Mồm Duy ngậm cứt loăng quăng sủa hoài
    Mả cha thằng Duy lạc loài
    Dã tâm bịa đặt chẳng ai tin mày

    Trả lờiXóa
  5. Vẫn những cái tên: Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy đổi gió, trở cờ, đốt đền. Nguyễn Quang A buôn gian bán lận xảo trá khoa học, tâm thần chính trị...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog