Khoai@
Tại diễn đàn "Đạo đức người làm báo trong kỷ nguyên số" do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chiều 17/3/2017, ông Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Nhà báo không viết bài vì... "cái phong bì".
Cũng tại Diễn đàn này, nói về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với nghề báo, nhà báo Minh Nam - Tạp chí Người Làm Báo - Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: "Phát triển của mạng xã hội đã giúp báo chí phát triển về mọi mặt nhưng cũng tạo ra môi trường cạnh tranh thông tin khốc liệt, làm nảy sinh những thách thức lớn chưa từng có đối với nền báo chí chuyên nghiệp. Trong kỷ nguyên số đang có quá nhiều thông tin không chính xác, sai sự thật, thông tin tiêu cực, vô bổ… khiến vấn đề đạo đức báo chí… nóng hơn bao giờ hết.". Ông Nam cũng cho rằng, mạng xã hội là công cụ để báo chí khai thác thông tin, liên lạc nguồn tin nhanh nhất. Việc nhà báo khai thác, nắm bắt thông tin từ mạng xã hội hoàn toàn không phải là việc xấu, thậm chí là cần thiết và mạng xã hội thực sự sẽ là nơi mỗi người cầm bút có thể thu thập, phát hiện những vấn đề, phát hiện nhu cầu thông tin của công chúng một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế những thông tin không đúng sự thật, có động cơ, mục đích xấu trên mạng xã hội cũng đã và đang để lại những hậu quả khôn lường. Hậu quả tiêu cực từ việc khai thác thông tin bừa bãi, thiếu kiểm soát từ mạng xã hội đang trở thành nỗi quan ngại lớn của làng báo Việt Nam.
Nhiều tham luận cho rằng, một số phóng viên, đặc biệt là những người trẻ, đã từ bỏ cách thu thập, tiếp cận và thẩm định thông tin theo kiểu truyền thống, chuyển qua đi “săn” tin trên mạng xã hội, rồi xào xáo để biến thành bài viết của mình, tạo nên xu hướng tác nghiệp tiêu cực.
Tại diễn đàn, nhiều nhà báo khẳng định, cách làm báo tùy tiện như vậy là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trực tiếp làm suy giảm niềm tin của người đọc...Trên thực tế, nhiều người làm báo bắt đã đánh mất mình, để trục lợi, viết sai sự thật, dùng ngòi bút để đánh lận đỏ đen, lập lờ sự việc, ăn cắp bản quyền qua mạng, bất chấp hậu quả, miễn là đạt được lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm.
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc lưu ý, mỗi nhà báo phải hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Ông Lộc cũng nhấn mạnh: "Nhà báo không được vụ lợi. Trong điều kiện hiện nay 2 chữ vụ lợi đang trở thành vấn đề gay gắt nhất".
Mỗi người làm báo phải ý thức sâu sắc rằng không phải vì cái phong bì mà chúng ta viết và cũng không phải vì cái phong bì mà chúng ta không viết. Trong thực tế, chưa bao giờ vấn đề này lại cấp bách như hiện nay
Ông Lộc bộc bạch
Ông Lộc cũng đặc biệt lưu ý, trong kỷ nguyên số, nhà báo phải có chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia MXH và các phương tiện truyền thông khác.
***
Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam Phan Hữu Minh cho biết, sẽ thành lập Hội đồng Xử lý vi phạm đạo đức làm báo Việt Nam. Theo đó, Hội đồng gồm 2 cấp: Ở Trung ương sẽ có 1 Ban gồm 23 đồng chí là lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo, lãnh đạo ở 1 số cơ quan báo chí lớn, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam...
Ban Trung ương có nhiệm vụ xử lý người làm báo vi phạm đạo đức đã được kết luận. Hình thức kỷ luật cao nhất là tước thẻ Hội viên Hội Nhà báo, khai trừ ra khỏi Hội Nhà báo, việc làm này đồng nghĩa với việc thu hồi thẻ nhà báo.
Ở cấp tỉnh, thành viên của Hội đồng là lãnh đạo Hội nhà báo các tỉnh, lãnh đạo các sở thông tin - truyền thông, ban tuyên giáo... Hình thức xử lý từ của Ban này có thể là cảnh cáo, khiển trách, hoặc phê bình.
Cần có chế tài mạnh hơn nữa đối với nhà báo đưa tin viết bài sai sự thât
Trả lờiXóamỗi nhà báo cần chuẩn mực trong từng phát ngôn và không được phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội cũng như viết những bài chưa có thông tin xác thực, thông tin chưa được kiểm chứng, có như vậy thì người dân mới được tiếp cận những thông tin chính xác, tránh những dư luận không tốt, tin vào những thông tin đưa sai lệch. mong rằng thời gian tới báo chí Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và thực sự trong sạch, bền vững, được nhiều người đọc yêu mến
Trả lờiXóaThực ra mà nói, báo chí và phóng viên bây giờ lộn xộn lắm. Viết bài nhăng nhít, chạy theo cái kiểu số lượng để đăng, lại còn người kiểm duyệt cho đăng bài thì làm việc thiếu trách nhiệm, không kiểm duyệt về độ chính xác của thông tin đã vội cho đăng. Mục đích là gì thì ai cũng hiểu.
Trả lờiXóaBan Trung ương có nhiệm vụ xử lý người làm báo vi phạm đạo đức đã được kết luận. Hình thức kỷ luật cao nhất là tước thẻ Hội viên Hội Nhà báo, khai trừ ra khỏi Hội Nhà báo, việc làm này đồng nghĩa với việc thu hồi thẻ nhà báo.
Trả lờiXóaNói chung, các nhà báo vi phạm, cứ theo mức độ mà xử lý, nếu cần thiết rút thẻ nhà báo vĩnh viễn luôn.
Hiện nay không hiểu có phải do cơ chế thị trường không mà nhiều nhà báo viết bài như theo kiểu đơn đặt hàng ấy. Bài viết thì thiếu độ sâu sắc, thiếu cái tính thực tế, thông tin thì sai lệch. Cho nên tôi nghĩ phải xem xét khi nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Trả lờiXóaTôi nghĩ ai thì cũng có lúc sai, tuy nhiên, nếu biết sai mà sửa thì là điều tốt, và chúng ta cũng tạo cho họ có cơ hội để sửa sai. Còn những ai đã sai mà không sửa, lại còn tiếp tục vi phạm thì cứ tùy vào mức độ mà xử lý thôi. những người như vậy thì đúng là không nên khoan dung.
Trả lờiXóaKhông biết có phải do cạnh tranh trong cơ chế thị trường hay không mà ngày nay một bộ phận không nhỏ phóng viên, nhà báo bất chấp cái gọi là đạo đức nghề nghiệp để viết bài chạy theo số lượng hơn là chất lượng bài viết. Cái lối viết báo kiểu công nghiệp, kiểu đơn hàng như vậy không chóng thì chày cũng sẽ nhận được sự quay lưng của dư luận chứ không bao giờ có thể tồn tại bền vững được
Trả lờiXóaBáo chí là một lĩnh vực định hướng dư luận. Mỗi thông tin mà báo chí cung cấp tới độc giả đều càn sự nhanh nhạy, kịp thời, chính xác và khách quan với cái nhìn đa chiều, tổng quát. Để đáp ứng được tiêu chuẩn đó, mỗi nhà báo phải luôn luôn trau dồi bản thân, trau dồi ngòi bút với một sự chuẩn mực và sự cẩn trọng trong từng phát ngôn, từng nhận định. Có như vậy chúng ta mới có được những bài báo chất lượng, có vậy chúng ta mới có một nền báo chí vững mạnh
Trả lờiXóaNói mồm ích gì. Các lý lẽ này ai chả biết? Nhưng Vấn đê là họ để cho lũ phản động chui vào Đảng, chui vào báo chí. Ngay cả không nằm trong tổ chức phản động thì cũng là bọn có tư tưởng phản động, không có quan điểm lập trường, không có kiến thức lịch sử, tư tưởng chính trị đúng đắn. Toàn lũ ăn cơm Việt nam thờ ma Hoa kỳ.
Trả lờiXóaNếu công tác nhân sự cứ mãi lỏng lẻo đến hài hước như thế này thì năm sau, năm tới, sẽ còn tiếp tục 'trăn trở' như thế này dài dài.
Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Làm đi chứ! Ai vào Đảng ai vào làm báo phải qua được cuộc thi trắc nghiệp về lý tưởng, tư tưởng, hồng và chuyên, kiến thức lịch sử, quan điểm lịch sử, lập trường chính trị, tư tưởng chính trị, có ý thức bảo vệ chân lý hay không. Vân vân. Làm đi, hãy chữa trị đi, đừng 'than khóc' nữa! Than khóc bao năm nay rồi, chán lắm rồi.
chiều 17/3/2017, ông Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Nhà báo không viết bài vì... "cái phong bì".
Trả lờiXóaTôi nghĩ phải quán triệt mạnh tư tưởng này, để những nhà báo đang nhiễm tư tưởng đó cảnh tỉnh.
Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam Phan Hữu Minh cho biết, sẽ thành lập Hội đồng Xử lý vi phạm đạo đức làm báo Việt Nam. Theo đó, Hội đồng gồm 2 cấp: Ở Trung ương sẽ có 1 Ban gồm 23 đồng chí là lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo, lãnh đạo ở 1 số cơ quan báo chí lớn, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam...
Trả lờiXóaĐó là điều tốt, phải có hội đồng xem xét kỷ luật và xử phạt những nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp.