Liên quan đến các công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè đã bị “cưỡng chế” phá dỡ thời gian qua, có một số công trình vi phạm đã được xây dựng từ rất lâu. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định pháp luật thì những công trình này có được xử lý ngay không?
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng luật sư Interla đã có những phân tích dưới góc nhìn pháp lý về vụ việc.
Theo luật sư Trương Quốc Hòe, phải khẳng định rằng hành vi xây dựng một số công trình trên vỉa hè không chỉ vi phạm các quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà còn vi phạm các quy định trong lĩnh vực xây dựng.
Các công trình vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng là 02 năm trong đó:
+ Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
+ Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
Như vậy, nếu căn cứ theo quy định trên thì một số công trình xây dựng vi trái pháp luật đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, theo quy định tại Điều 65, Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có quyền ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được lập theo mẫu quy định tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính trong đó có nêu rõ biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời gian thực hiện.
Mặt khác, tại Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Thời hạn thi hành: Được ghi trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
+ Các cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
+ Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó.
+ Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.
Như vậy, trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ về vụ vi phạm hành chính có quyền tổ chức thi hành ngay biện pháp khắc phục hậu quả như tháo dỡ công trình vi phạm.
Theo thông tin báo chí đã phản ánh thì trước khi tiến hành việc cưỡng chế, chính quyền Quận 1 cũng đã có văn bản thông báo cho những tổ chức, cá nhân vi phạm yêu cầu tháo dỡ công trình. Do đó, nếu các tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm cố tình không thực hiện và xét thấy trường hợp này cần khắc phục ngay hậu quả để bảo đảm giao thông thì Phó Chủ tịch UBND Quận 1 và các lực lượng có liên quan có quyền cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm.
Các trường hợp khác (không phải trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục hậu quả ngay) thì sau khi có Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, kết thúc thời gian đã được ấn định tại Quyết định mà cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc pháp dỡ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp tháo dỡ.
Quy trình cưỡng chế trong trường hợp này được quy định tại Mục 5 Chương II (từ Điều 33 đến Điều 35) Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
+ Bước 1: Ra Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Bước 2: Huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.
+ Bước 3: Tổ chức, cá nhân vi phạm tự thực hiện trước khi cưỡng chế thì lập Biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm không tự thực hiện trước khi cưỡng chế thì tổ chức cưỡng chế với sự có mặt của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Xét trong trường hợp này, tại vỉa hè Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh có các công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè đã hàng chục năm nay. Tuy đã được nhắc nhở, thông báo nhiều lần xong vẫn không có dấu hiệu trả lại hiện trạng vốn có cho vỉa hè khu vực này.
Trong trường hợp này mặc dù thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đã hết (được tính kể từ thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm) xong áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 66 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã nêu ở trên thì Phó chủ tịch Quận 1 hoàn toàn có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ khôi phục lại hiện trạng ban đầu cho các khu vực vỉa hè trên địa bàn Quận.
Ls Trương Quốc Hòe
heo luật sư Trương Quốc Hòe, phải khẳng định rằng hành vi xây dựng một số công trình trên vỉa hè không chỉ vi phạm các quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà còn vi phạm các quy định trong lĩnh vực xây dựng. Thế này thì bị tháo rỡ, bị cưỡng chế là đúng rồi. Có gì mà nói nữa nhỉ?
Trả lờiXóaTheo thông tin báo chí đã phản ánh thì trước khi tiến hành việc cưỡng chế, chính quyền Quận 1 cũng đã có văn bản thông báo cho những tổ chức, cá nhân vi phạm yêu cầu tháo dỡ công trình. Do đó, nếu các tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm cố tình không thực hiện và xét thấy trường hợp này cần khắc phục ngay hậu quả để bảo đảm giao thông thì Phó Chủ tịch UBND Quận 1 và các lực lượng có liên quan có quyền cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm. Các trường hợp khác (không phải trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục hậu quả ngay) thì sau khi có Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, kết thúc thời gian đã được ấn định tại Quyết định mà cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc pháp dỡ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp tháo dỡ.
Trả lờiXóaNhư vậy là trước khi tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ thì quận 1 đã có công văn thông báo đến từng hộ gia đình rồi. Còn những hộ dân nào mà cố tình không thực hiện mới cưỡng chế đó chứ. Như vậy là có gì sai đâu?
Tôi nghĩ việc tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ để đòi lại vỉa hè cho người dân, người đi bộ là hoàn toàn hợp lý và được đa số người dân đồng thuận ủng hộ. Còn những cá nhân nào cố tình vi phạm thì sẽ có các hình thức xử lý thôi.
Trả lờiXóaTrong trường hợp này mặc dù thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đã hết (được tính kể từ thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm) xong áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 66 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đã nêu ở trên thì Phó chủ tịch Quận 1 hoàn toàn có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ khôi phục lại hiện trạng ban đầu cho các khu vực vỉa hè trên địa bàn Quận.
Trả lờiXóaViệc đòi lại vẻ hè cho người đi bộ được bắt đầu từ ông Đoàn Ngọc Hải-phó chủ tịch quận 1, và giờ đã được lan tỏa khắp cả nước. Hành động này của ông đã được người dân ủng hộ, đã được người dân nhiệt tình hưởng ứng và sẵn sàng làm theo. Tuy nhiên,có một số gia đình vẫn chưa chịu, nên phó chủ tịch quận 1 đã đưa ra văn bản thông báo, các hộ dân cố tình vi phạm thì việc tiến hành tháo dỡ, cưỡng chế là điều hiển nhiên.
Trả lờiXóaỞ Hà Nội lực lượng vừa rút người ta lại ra bầy lại luôn , nhất là phố Hàng Giấy hay các phố khác thuộc khu vực Phố Cổ. Cứ kiên trì giải thích nhưng 30 năm rồi mà ngày càng lộn xộn thêm chứ chưa thấy dân mình có ý thức tự giác. Tôi thấy phương pháp như Bác Hải TP HCM là hữu hiệu. Bên cạnh đó siêu thị giảm giá thuê cho bà con tiểu thương vào đó. Cám ơn Bác Hải đất nước cần nhiều người như Bác.
Trả lờiXóaMong các lãnh đạo hãy cương quyết thực hiện tới cùng, giành lại và vĩnh viễn giữ được vỉa hè cho người đi bộ. Như thế phố phường mới văn mình. Đừng vì chút động lòng thương cảm, cuối cùng phố phường, đất nước trở nên nhếch nhác, manh mún. Tất cả mọi người đều có cơ hội làm ăn hợp pháp, bản thân người dân tự tìm cho mình cách thức làm ra tiền hợp pháp, chứ không phải việc cớ lý do nghèo. Tôi ủng hộ ông bằng mọi giá và không bao giờ quên ơn.
Trả lờiXóaBác đã thực hiện theo Luật Giao thông đường bộ, chứ không phải theo luật đất đai, theo đó sẽ xử lý ngay tất cả hành vi, vật dụng, công trình trái phép gây cản trở hay nguy hiểm cho giao thông. Trong trường hợp này Luật Giao thông đường bộ là luật chuyên ngành thì được ưu tiên áp dụng. Và hành động của bác là rất đúng đắn, chúng ta cần giải quyết kịp thời, nhanh gọn, nếu không thì sẽ không bao giờ có thể giải phóng được vỉa hè đâu.
Trả lờiXóaLãnh đạo Thành phố HCM cũng như Hà Nội cũng phải lên tiếng ủng hộ tiếp sức cho Đồng chí Hải nhiều hơn nữa đồng thời quán triệt tới các ban ngành liên quan, các cơ quan liên ngành phải bắt tay vào việc, các lãnh đạo phường phải ra quân cùng lúc, có như vậy thì mới có hiệu quả và gây được hiệu ứng toàn XH thì chiến dịch mới đạt hiệu quả cao và lâu dài được.
Trả lờiXóa"Giành lại vỉa hè cho người đi bộ" đang được người dân cả nước ủng hộ đó là một thuận lợi cơ bản. Cần phải làm quyết liệt, liên tục, đồng bộ, đồng đều trên tất cả các phường xã, quận huyện, tỉnh thành trong cả nước. Ngoài việc tuyên truyền phải có biện pháp mạnh đối với những trường hợp vi phạm: phạt tiền ở mức cao nhất theo NĐ 155, buộc phải tự tháo dỡ, nếu phải tổ chức cưỡng chế thì người, tổ chức vi phạm phải thanh toán toàn bộ chi phí cho việc cưỡng chế vi phạm đó....Chúng ta phải cùng chung tay. Đừng để bác Hải thành ngôi sao "cô đơn"
Trả lờiXóaĐã là luật pháp thì phải nghiêm minh, cần phải làm quyết liệt hơn nữa. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố HCM, 3 gương mặt của Việt Nam cần phải làm gương và, đặc biệt là hà nội cần có những chủ tịch hoặc quận như thành phố HCM, không chỉ nói mà cấp dưới làm được bản thân cấp trên phải xuống tận nơi nắm bắt tình hình. 99% người dân ủng hộ việc làm của Bác Hải, chỉ còn 1% là có vấn đề về nhận thức mà thôi
Trả lờiXóaSự quyết tâm của ông Hải và những việc đang làm của UBND quận 1 đã cho thấy sức mạnh của bộ máy nhà nước trong việc trấn áp, xử lý các biểu hiện vi phạm pháp luật. Sự kiện này còn mang đến một thông điệp là nếu lãnh đạo cương trực, có trách nhiệm với cộng đồng thì có thể lập lại trật tự, trị an trên địa bàn. Vì vậy, cá nhân tôi rất đồng tình với mục tiêu, quyết tâm của ông Đoàn Ngọc Hải. Cá nhân tôi cũng hi vọng UBND quận 1 sẽ thành công và trở thành điển hình để các địa phương khác trong cả nước lập lại trật tự, kỷ cương đô thị, góp phần đảm bảo nếp sống văn minh đô thị”, Luật sư Cường đánh giá.
Trả lờiXóaTrong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.Tuy nhiên vị luật sư này cũng băn khoăn và chính quyền quận 1 cần lưu ý về những tác động của “chiến dịch” này với đời sống xã hội, đặc biệt là đối với những gia đình bị cưỡng chế, tháo dỡ công trình, bị dẹp bỏ hoạt động mưu sinh hàng ngày.
Trả lờiXóaTrong hai tháng đầu năm, chúng ta nhận được nhiều tin vui như TP.HCM ra quân tháo dỡ, trả lại vỉa hè cho người đi bộ, rất quyết liệt. Chúng ta cũng nhận được tin vui Hà Nội có kế hoạch thu hồi, tiêu hủy 2,5 triệu xe máy cũ nát và dẹp bỏ lấn chiếm vỉa hè ở một số khu vực nội đô. Việc này không thể làm tất cả ngay, không thể làm đầu voi đuôi chuột nhưng thái độ lập lại trật tự đô thị ở các thành phố lớn là việc hết sức hoan nghênh trong tháng sau Tết.
Trả lờiXóaĐối với các công trình xây dựng lấn chiếm vỉa hè đã hàng chục năm nay. Tuy đã được nhắc nhở, thông báo nhiều lần xong vẫn không có dấu hiệu trả lại hiện trạng vốn có cho vỉa hè khu vực này, Cơ quan chức năng có quyền tiến hành cưỡng chế yêu cầu tháo dỡ để trả lại vỉa hè cho người đi bộ.
Trả lờiXóanhư vậy những gì mà ông Đoàn Ngọc Hải đang làm là hoàn toàn tuân thủ theo quy định của pháp luật chứ không như nhiều bài viết bại đặt, xuyên tạc sự thật, ông là người đi đầu trong chiến dịch đòi lại vỉa hè để làm được điều này một cách hiểu quả thì trên hết là sự đồng tình ủng hộ của người dân, phê phán những bài viết sai trái
Trả lờiXóaNhư vậy, trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ về vụ vi phạm hành chính có quyền tổ chức thi hành ngay biện pháp khắc phục hậu quả như tháo dỡ công trình vi phạm. Đã đến lúc cần mạnh tay xử lý vi phạm để trả lại vỉ hè cho người đi bộ
Trả lờiXóaThành phố HCM có ông Đoàn Ngọc Hải, TP Hà Nội có ông Nguyễn Đức CHung. Hy vọng với quyết tâm cao, đợt này người dân hai thành phố lớn sẽ có đường thông hè thoáng mà đi. Đừng vì những lý do là không có chỗ mưu sinh hay này nọ mà để vỉ hè như một cái chợ
Trả lờiXóaViệc mạnh tay xử lý vi phạm lấn chiếm vỉ hè gần đây người khen cũng có mà người chê không ít. nhưng những gì mà ông Đoàn Ngọc Hải đang làm là hoàn toàn tuân thủ theo quy định của pháp luật chứ không như nhiều bài viết bại đặt, xuyên tạc sự thật, ông là người đi đầu trong chiến dịch đòi lại vỉa hè để làm được điều này một cách hiểu quả thì trên hết là sự đồng tình ủng hộ của người dân, phê phán những bài viết sai trái
Trả lờiXóaPhải có 1 nhân vật đột biến như ông Hải mới làm thay đổi được cục diện vỉa hè lâu nay bị thao túng bởi nhiều băng nhóm, đầu gấu...hoan hô ông Hải
Trả lờiXóaCái quan trọng nhất của người thực thi pháp luật là phải am hiểu, nắm vững việc mình đang làm và những quy định liên quan để tiến hành một cách nghiêm túc và đúng đắn nhất. Nếu làm đúng thì không ai có thể nói được gì cả.
Trả lờiXóaKhông quy định trong luật, không có thẩm quyền thỉ chẳng ai hâm mà đi phá công trình lấn vỉa hè. Dù sao với quy định trên, ông Hải hoàn toàn đủ thẩm quyền để giải tỏa hàng trăm cái bậc thềm, công trình lấn chiếm bất kể mới hay cũ, à trừ trường hợp có ngôi nhà như phố tôn đức thắng hà nội.
Trả lờiXóaĐúng vậy, như thế mới phải chứ, ông Hải cứ mạnh tay đi cho cả nước học tập mà làm theo, để người dân chúng tôi thấy được các nhà lãnh đạo quan tâm đến người dân là bằng hành động chứ không phải nói miệng. Còn đứa nào phản đối chắc chắn là do lợi ích của nó mà thôi.
Trả lờiXóaĐúng vậy, như thế mới phải chứ, ông Hải cứ mạnh tay đi cho cả nước học tập mà làm theo, để người dân chúng tôi thấy được các nhà lãnh đạo quan tâm đến người dân là bằng hành động chứ không phải nói miệng. Còn đứa nào phản đối chắc chắn là do lợi ích của nó mà thôi.
Trả lờiXóaRõ ràng là ông Hải đủ thẩm quyền để đập đi những công trình lấn chiếm vỉa hè mà chẳng quan trọng việc nó ở đấy lâu chưa. Có là bậc tam cấp của nhà hát kịch hay cột cờ của một khách sạn nào đó nhưng lấn chiếm thì ông Hải cũng có thể phá.
Trả lờiXóa