Chia sẻ

Tre Làng

TA ĐANG THẤT THU THUẾ TỪ NHỮNG THỨ TƯỞNG CHỪNG BÉ NHỎ - Bài 1

Tôi đã từng viết về thuế trên blog này và từng nói rằng, Nhà nước đang bị thất thu thuế, nếu thu đủ thuế, nước ta rất giàu. Đừng nghĩ quán vỉa hè, cửa hàng tạp hóa hay gánh hàng rong thì là những hộ nghèo, tiền tỉ cả đấy. Xin đăng bài của Thanh Niên phản ánh đề tài này:

Những 'mỏ thuế' lộ thiên

Thanh Niên

Doanh thu lên tới vài chục tỉ nhưng chỉ đóng thuế khoán vài triệu, thậm chí vài trăm ngàn đồng... các quán nhậu, những sạp hàng trong chợ đầu mối, những cơ sở kinh doanh "trốn" lên doanh nghiệp đang gây thất thu cho ngân sách nhà nước rất lớn.

Ngày 24.3, mới 17 giờ 30, khách đã ngồi gần kín quán lẩu dê mặt tiền đường Nguyễn Thị Thập, Q.7, TP.HCM. Giá một món tại quán này dao động từ 50.000 - 250.000 đồng. Kể cả phụ bếp, ước tính nhân viên tại quán khoảng 20 - 25 người. Chị Lan, ngụ Q.7 đi cùng chồng và 2 con nhỏ, thanh toán bữa ăn 527.000 đồng, chỉ có 2 chai bia. Mặt bằng quán chứa khoảng 35 - 40 bàn, cứ đến 18 giờ là gần kín. Một người có thâm niên trong ngành ăn uống làm phép tính: giả sử, mỗi bàn thanh toán bình quân 500.000 đồng với 30 bàn có khách, thì một tối quán thu về 15 triệu đồng, tương đương 450 triệu đồng/tháng và có thể đạt mức doanh thu khoảng 5 - 5,4 tỉ đồng/năm. Quán lẩu dê 404 có hệ thống gồm 7 quán ở nhiều quận. Lấy doanh thu mỗi quán bình quân 5 tỉ đồng/năm, tổng doanh thu của hệ thống này xấp xỉ 35 - 38 tỉ đồng/năm. Tuy nhiên, như rất nhiều quán ăn lớn và kinh doanh đông khách khác, chủ quán chỉ hoạt động dưới dạng hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn bán hàng mua của cơ quan thuế, cuối tháng báo cáo và nộp thuế khoán. 

Gần đây, cơ quan thuế muốn tăng thu các hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội, nhưng đó là những mục tiêu “di động”, khó nắm được người bán ngồi đâu để thu thuế. Trong khi các “mỏ thuế” lớn ngay trước mặt không đâu xa, ở trong các quán ăn, nhà hàng có quy mô, có hệ thống chi nhánh thì lại lơi lỏng
Ông Chung Thành Tiến, Giám đốc Công ty kế toán Đồng Hưng

Trong khi đó, nhiều người đi đường Hàm Nghi (Q.1) thường tạt vào cửa hàng bánh N.L để mua các loại bánh mì, bông lan, bánh trung thu… Đây là một thương hiệu bánh nổi tiếng mấy chục năm nay. Từ một cửa hàng nhỏ, nay N.L đã có 3 cơ sở bề thế tại mặt tiền đường Hàm Nghi và đường Hai Bà Trưng. Cửa hàng nào cũng tấp nập mua bán từ sáng đến đêm với hàng chục nhân viên phục vụ. Quy mô như vậy nhưng đây vẫn là cơ sở kinh doanh. Hay cơ sở bánh chưng T.G tại Đồng Nai, mỗi năm xuất đi hàng chục tấn bánh chưng. Tết 2017, cơ sở này rao tuyển 600 sinh viên gói bánh chưng, 100 sinh viên gói bánh tét… nhưng vẫn là cơ sở.

“Một bên cao, một bên thấp” trong số thuế nộp là khác biệt lớn nhất có thể thấy giữa một hộ kinh doanh cá thể và một doanh nghiệp (DN), và đó là lý do các cơ sở kinh doanh có doanh thu tiền tỉ nhưng mãi không chịu "lớn".

Giả sử, với doanh thu 5,4 tỉ đồng/năm, nếu thành lập DN, sẽ áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp, có tỷ lệ tính thuế 10% (5% thuế giá trị gia tăng và 5% thuế thu nhập DN) trên doanh thu, thì một năm DN sẽ đóng 500 triệu đồng tiền thuế. Còn là quán nhậu quy mô lớn, theo một cán bộ thuế, mức thuế khoán cũng chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng, quy ra 60 triệu đồng/năm. Như vậy, cùng mức doanh thu, một DN có thể phải đóng thuế gấp 7 lần một hộ kinh doanh. “So sánh cũng khập khiễng, vì nếu DN cân đối đầu vào đầu ra thì có thể nộp thuế ít hoặc không nộp thuế, trong khi hộ kinh doanh mức thuế khoán đã ấn định, lãi lỗ đều phải nộp đều đặn mỗi tháng. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là đa số các hộ kinh doanh quy mô nhận thấy có lợi lớn nên mới duy trì mô hình hoạt động”, ông Chung Thành Tiến, Giám đốc Công ty kế toán Đồng Hưng, phân tích.

“Lật bài” trốn thuế

Cả nước hiện nay có 500.000 DN, trong khi số hộ kinh doanh lên đến 4,6 triệu, trong đó có rất nhiều hộ kinh doanh có quy mô, doanh thu lớn hơn cả DN. Tuy nhiên, theo số liệu từ cơ quan thuế, tổng số thuế thu từ các hộ kinh doanh trong năm 2014 là 12.362 tỉ đồng, chỉ chiếm 2% tổng nguồn thu. “Gần đây, cơ quan thuế muốn tăng thu các hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội, nhưng đó là những mục tiêu “di động”, khó nắm được người bán ngồi đâu để thu thuế. Trong khi các “mỏ thuế” lớn ngay trước mặt không đâu xa, ở trong các quán ăn, nhà hàng có quy mô, có hệ thống chi nhánh thì lại lơi lỏng”, ông Tiến nhận định.

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2020 có 500.000 DN, riêng trong năm 2017 phát triển 50.000 DN. Hiện TP có 245.000 hộ kinh doanh cá thể, trong đó khoảng 14.000 hộ kinh doanh đủ điều kiện lên DN. Ông Phan Văn Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế Q.1, cho biết Q.1 có 15.000 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 2.000 hộ giữ hóa đơn, có doanh thu tối thiểu từ 2 tỉ đồng. “Q.1 ưu tiên vận động 2.000 hộ kinh doanh này lên DN trong thời gian tới. Theo tôi được biết, trong tháng 3 này Phòng Kinh tế, UBND Q.1 sẽ tổ chức một hội nghị mời các hộ kinh doanh này lên phân tích những cái lợi khi lên DN”, ông Dũng cho biết.

Theo luật sư Trần Xoa (TP.HCM), mấu chốt của việc thúc đẩy các hộ kinh doanh lớn lên DN là xác định doanh thu đúng với thực tế. Một quán ăn thuê bao nhiêu nhân công, chi phí mặt bằng bao nhiêu, lương, chi phí điện nước, các chi phí không tên, kinh doanh bao lâu là hòa vốn… Đây là những yếu tố cơ quan thuế có thể thấy được, tính được. Vì vậy, những hộ phát triển chi nhánh liên tục cần xác định lại mức doanh thu hiện tại có còn hợp lý. Trong quá trình cơ sở chưa lên DN, cán bộ thuế phải tiến hành rà soát, xác định lại số doanh thu chính xác, buộc hộ kinh doanh phải bộc lộ con số thật. Một điểm quan trọng là nhân viên thuế có trong sáng để xác định đúng số doanh thu để thu thuế đúng hay ăn chia, tư túi riêng, làm ngân sách thất thu.

“Đà Nẵng đã thí điểm kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế nhằm chống thất thu thuế, còn TP.HCM chọn Q.5 thí điểm nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Điều này cho thấy nhiều người muốn giấu doanh thu, không muốn bộc lộ. Lắp máy tính tiền với cơ quan thuế không phải là chiếc đũa thần, nhưng thực hiện được sẽ giảm mạnh được trường hợp doanh thu “mờ mờ ảo ảo”. Cần đẩy mạnh những đối tượng này lên DN và buộc kê khai (doanh thu trừ chi phí), chứ không thể nộp theo tỷ lệ doanh thu nữa (mua hàng không cần hóa đơn). Tính thuế theo kê khai có hóa đơn buộc các bên đều phải “lật bài”. Số tiền thu được từ việc “lật bài” này ước rất nhiều, dư địa thu thuế rất lớn”, luật sư Trần Xoa nhận định.

Hồng Sương

11 nhận xét:

  1. Cơ quan chức năng nên tiếng hành kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để tránh tính trạng doanh thu lên tới vài chục tỉ nhưng chỉ đóng thuế khoán vài triệu, thậm chí vài trăm ngàn đồng... các quán nhậu, những sạp hàng trong chợ đầu mối, những cơ sở kinh doanh "trốn" lên doanh nghiệp đang gây thất thu cho ngân sách nhà nước rất lớn.

    Trả lờiXóa
  2. đây được xem là một lỗ hổng trong quản lí làm thất thu một khoản tiền thuế lớn mà nếu nó được thu đầy đủ thì như nhiều người đánh giá nước ta đã giàu rồi, chiêu bài lất thuế đang được nhiều cơ sở kinh doanh sử dụng, chúng ta cần có cách thức quản lí phù hợp, có những quy định cụ thể để tình tràng này không còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân

    Trả lờiXóa
  3. Đấy cả mỏ thuế bày ra trước mắt, chả qua là các bác chưa biết tận dụng. Quy hoạch lại vỉa hè, thu thuế vs các quán hàng, một công đôi việc. Các quán đã quá thoải mái rồi, muốn lật lại trật tự đô thị không gì bằng buộc họ thực hiện nv nộp thuế, có nộp ms có quyền lợi.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là hiện nay nhà nước ta đang thất thu một nguồn thuế rất lớn. Không chỉ là thất thu từ những nguồn kinh doanh nhỏ lẻ, mà chính tại những doanh nghiệp lớn chúng ta cũng đang thất thu. Ví dụ, có nhiều công ty, doanh nghiệp nợ đọng thuế, với một mức vô cùng lớn. Nếu chúng ta thu hết được những nguồn này thì nước ta vô cùng giàu có.

    Trả lờiXóa
  5. Qủa là một bài toán khó đang đặt ra cho cơ quan chức năng. Cả nước hiện nay có 500.000 DN, trong khi số hộ kinh doanh lên đến 4,6 triệu, trong đó có rất nhiều hộ kinh doanh có quy mô, doanh thu lớn hơn cả DN. Tuy nhiên, theo số liệu từ cơ quan thuế, tổng số thuế thu từ các hộ kinh doanh trong năm 2014 là 12.362 tỉ đồng, chỉ chiếm 2% tổng nguồn thu.

    Trả lờiXóa
  6. Thế mới thấy vấn đề quản lý của nước ta đang chưa đươc ổn, gây ra tình trạng thất thu thuế rất nhiều. Không chỉ là thất thu trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ lẻ, mà trong hầu như tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Ngay cả trong kinh doanh xây dựng cũng vậy, để các doanh nghiệp nợ đọng thuế lên đến hàng nghìn tỉ đồng mới thấy sự thất thu ấy quá lớn.

    Trả lờiXóa
  7. Gần đây, cơ quan thuế muốn tăng thu các hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội, nhưng đó là những mục tiêu “di động”, khó nắm được người bán ngồi đâu để thu thuế. Trong khi các “mỏ thuế” lớn ngay trước mặt không đâu xa, ở trong các quán ăn, nhà hàng có quy mô, có hệ thống chi nhánh thì lại lơi lỏng Ông Chung Thành Tiến, Giám đốc Công ty kế toán Đồng Hưng
    Đúng vậy, mỏ thuế lớn ngay trước mắt thì lại không thu

    Trả lờiXóa
  8. Doanh thu lên tới vài chục tỉ nhưng chỉ đóng thuế khoán vài triệu, thậm chí vài trăm ngàn đồng... các quán nhậu, những sạp hàng trong chợ đầu mối, những cơ sở kinh doanh "trốn" lên doanh nghiệp đang gây thất thu cho ngân sách nhà nước rất lớn.

    Trả lờiXóa
  9. Thuế là nghĩa vụ mà đã là nghĩa vụ thì chẳng ai muốn đóng, nhưng như mà trốn thuế thế này là không ổn. Người ta lương ít còn phải đóng thuế huống chi mấy ông hàng quán doanh thu thì nhiều mà đóng chả được bao. Như thế là không công bằng với những người làm ăn chân chính rồi.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh00:21 31/3/17

    Nguồn thuế dồi dào mà bấy lâu nay toàn bỏ qua, chả qua là các bác chưa biết tận dụng. Quy hoạch lại vỉa hè, thu thuế vs các quán hàng, một công đôi việc. Các quán đã quá thoải mái rồi, muốn lật lại trật tự đô thị không gì bằng buộc họ thực hiện nv nộp thuế, có nộp ms có quyền lợi.

    Trả lờiXóa
  11. Nhà nước đang bị thất thu thuế, nếu thu đủ thuế, nước ta rất giàu. Đừng nghĩ quán vỉa hè, cửa hàng tạp hóa hay gánh hàng rong thì là những hộ nghèo, tiền tỉ cả đấy. Đó là những mỏ thuế lộ thiên mà nhà nước vẫn chưa có giải pháp đúng đắn để thu thuế đầy đủ từ những đối tượng này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog