Những 'mỏ thuế' lộ thiên: Doanh thu chục tỉ, đóng thuế vài trăm ngàn
Thanh Niên
Sạp quần áo tại chợ An Đông có doanh thu vài chục tỉ đồng mỗi năm nhưng chỉ đóng thuế vài triệu đồng/thángẢNH: NGỌC DƯƠNG
Nhiều cửa hàng kinh doanh thu mỗi năm gần chục tỉ đồng nhưng vẫn đóng thuế khoán từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng mỗi tháng, thua xa thuế thu nhập cá nhân của những người làm công ăn lương.
Hộ cá thể doanh thu “khủng”
Vài ngày nữa mới hết tháng 3 nhưng chị Phi, chủ một cơ sở chuyên sản xuất quần áo nữ tại Q.Tân Bình (TP.HCM), đã tiêu thụ được hơn 8.000 sản phẩm. Với giá bán sỉ bình quân 75.000 đồng/sản phẩm, doanh số của chị ở mức 600 triệu đồng/tháng. Nhưng theo chị Phi, những tháng đầu năm không phải mùa cao điểm của hàng may mặc. Tính bình quân cả năm 2016, cơ sở chị đã bán ra được gần 120.000 sản phẩm, tổng doanh số ước đạt gần 9 tỉ đồng. Với tỷ lệ lợi nhuận không thấp hơn 15% của các cơ sở may nói chung, mỗi tháng tối thiểu chị Phi lời khoảng 100 triệu đồng. Cơ sở của chị Phi đang chịu mức thuế khoán chưa đến 500.000 đồng/tháng.
Ví dụ như cho khấu trừ chi tiêu quần áo của người dân mỗi năm nếu có hóa đơn. Khi đó, người mua quần áo sẽ yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn để được khấu trừ thuế. Nếu cửa hàng nào không có hóa đơn thì người tiêu dùng sẽ không mua. Như vậy chắc chắn các cửa hàng, sạp quần áo sẽ tự đăng ký thành lập DN để sử dụng hóa đơn dễ dàng hơn
TS Lê Đạt Chí
Chị Phi thừa nhận cơ sở may với doanh số như chị thuộc dạng “cò con” trong hàng ngàn cơ sở may tư nhân hiện nay ở TP.HCM, chủ yếu tập trung tại các quận Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp... Rất nhiều cơ sở có thâm niên 15 - 20 năm, chuyên sản xuất quần jeans hoặc hàng cao cấp hơn, số lượng hàng gấp hàng chục lần chị Phi với doanh số lên đến cả trăm tỉ đồng mỗi năm nhưng mức thuế đóng cũng chỉ khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng.
Doanh thu của các cơ sở may phản ánh rõ nét tình hình kinh doanh của các sạp bán hàng quần áo tại hai chợ đầu mối lớn nhất ở TP.HCM là An Đông (Q.5) và Tân Bình (Q.Tân Bình). Ở một sạp có diện tích 1,2 m x 2,1 m tại chợ Tân Bình, chuyên đưa hàng quần jeans và quần vải dành cho nữ về các tỉnh miền Trung, chị H.M hai tay hai chiếc điện thoại luôn hoạt động. Người phụ việc cho chị cũng bận rộn không kém khi liên tục trả lời điện thoại về mẫu mã, số lượng đặt hàng, giá cả...
Một chủ hàng chuyên bỏ mối ở sạp chị H.M cho biết sạp này là một địa chỉ bán buôn khá lớn về hàng nữ, lấy hàng ở 4 - 5 đầu mối, ước tính tổng doanh số lên hơn 20 tỉ đồng mỗi năm. “Tỷ lệ lợi nhuận của các sạp kinh doanh ngoài chợ cao hơn các cơ sở sản xuất bọn tôi, từ 15 - 20%. Mỗi năm, một sạp kinh doanh quần áo như H.M sẽ thu được từ 3 - 4 tỉ đồng”, người bỏ mối tính toán. Sạp H.M đóng thuế khoán hằng tháng là 4 triệu đồng. Hiện tại hầu như các sạp kinh doanh ở chợ Tân Bình chỉ đóng thuế khoán với mức từ 2 - 5 triệu đồng/tháng, tùy theo mặt hàng kinh doanh.
Trong khi đó, một sạp hàng kinh doanh quần áo tại chợ An Đông tiết lộ mức thuế khoán họ phải đóng hiện nay hơn 6 triệu đồng/tháng. Theo chủ sạp T., anh cũng chuyên đóng hàng sỉ về các tỉnh miền Trung và miền Tây, doanh số mỗi năm gần 20 tỉ đồng. “Mức thuế ở chợ An Đông là cao nhất trong các chợ kinh doanh ở TP.HCM hiện nay. Các chi phí khác cũng cao hơn, có thể cơ quan thuế nghĩ hàng bán ở đây nhiều tiền hơn”, anh T. cho biết.
Nhưng con số vài chục tỉ doanh thu ở các sạp kinh doanh nêu trên cũng chỉ là chuyện bình thường. Một doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất vải tại TP.HCM cho hay đơn vị này có một số khách hàng lớn kinh doanh ở chợ vải Soái Kình Lâm và hằng tháng đều đặn đặt hàng từ 8 - 9 tỉ đồng. Doanh số cả năm không dưới 100 tỉ đồng. Đó là chưa kể hằng tháng họ đều có đặt hàng từ một số nước xung quanh như Trung Quốc, Hàn Quốc... với nhiều chủng loại vải khác nhau để về cung cấp lại cho hàng loạt cơ sở may trong nước. Rất nhiều sạp trong đó cũng chỉ đóng thuế khoán với mức ít ỏi, chưa đến 10 triệu đồng/tháng. Đại diện một DN kinh doanh vải cho biết các chủ sạp đều nêu điều kiện công ty không xuất hóa đơn hoặc chỉ xuất hóa đơn một phần để tránh sự quản lý của cơ quan thuế và họ chỉ đóng thuế như đã kê khai từ nhiều năm qua.
Né lên doanh nghiệp
Khi được hỏi, các chủ hộ kinh doanh đều không muốn lên DN. Chị H.M nói có nghe việc “lên DN” nhưng không quan tâm vì như thế thì phải có thêm nhân viên làm kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán bên ngoài, phải mua bảo hiểm cho người lao động... Đặc biệt, các hộ kinh doanh đều né tránh việc lên DN bởi không muốn phải nộp thuế nhiều hơn so với mức thuế khoán hiện nay.
TS Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính doanh nghiệp - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, phân tích: Doanh số của rất nhiều hộ kinh doanh cá thể hiện nay vượt xa nhiều DN nhưng mức thuế khoán đang đóng quá thấp là không công bằng. Đặc biệt, việc đóng thuế khoán đó cũng khiến nhà nước bị thất thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) rất lớn. Ví dụ khi một sạp kinh doanh bán ra được 10 tỉ đồng, trừ giá vốn là 8,5 tỉ đồng thì hiện nay họ lời được khoảng 1,5 tỉ đồng. Nếu kê khai đầy đủ theo chính sách thuế của DN, khi bán ra được 10 tỉ đồng, phần thuế GTGT nộp giùm cho người sử dụng là 1 tỉ đồng, doanh số hộ kinh doanh này chỉ còn 9 tỉ đồng. Trừ giá vốn là 8,5 tỉ đồng thì mức lợi nhuận còn 500 triệu đồng.
Lợi nhuận bị giảm vì nộp thuế chính là nguyên nhân các hộ kinh doanh cá thể không muốn lên DN. Nhưng theo TS Lê Đạt Chí, cần khuyến khích hơn là ép buộc. Ví dụ ban đầu khuyến khích các hộ kinh doanh đều sử dụng hóa đơn và lưu giữ chứng từ trong các hoạt động mua bán, nhưng không phải để thu thuế mà để họ làm quen với hệ thống sổ sách kế toán. Còn có một giải pháp khác mà nhiều nước đã áp dụng hiệu quả là quản lý thông qua thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt cho người dân được khấu trừ nhiều chi tiêu nếu có chứng từ hợp lệ.
“Ví dụ như cho khấu trừ chi tiêu quần áo của người dân mỗi năm nếu có hóa đơn. Khi đó, người mua quần áo sẽ yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn để được khấu trừ thuế. Nếu cửa hàng nào không có hóa đơn thì người tiêu dùng sẽ không mua. Như vậy chắc chắn các cửa hàng, sạp quần áo sẽ tự đăng ký thành lập DN để sử dụng hóa đơn dễ dàng hơn. Từ đó các cửa hàng sẽ yêu cầu các nhà cung cấp xuất hóa đơn khi mua hàng. Bản thân các cơ sở may cũng sẽ yêu cầu những nơi cung cấp vải, nút, dây kéo cung cấp hóa đơn chứng từ để được khấu trừ thuế. Và như vậy, cơ quan thuế có thể quản lý dễ dàng cũng như việc tính thuế, đóng thuế đầy đủ chứ không theo cảm tính như thuế khoán”, TS Lê Đạt Chí nói.
TP.HCM có khoảng gần 300.000 hộ kinh doanh cá thể nhưng số này chỉ mới đóng góp 2% vào ngân sách của TP. Tại cuộc gặp gỡ với các DN mới đây, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng mức đóng góp này chưa phản ánh đúng hoạt động của các hộ kinh doanh. Qua kiểm tra sơ bộ, có 14.000 hộ kinh doanh có đủ điều kiện để lên DN và TP đang lắng nghe để đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ các hộ cá thể lên DN trong tương lai.
Mai Phương
Sạp quần áo với doanh thu vài chục tỉ đồng mỗi năm mà chỉ đóng thuế vài triệu đồng/tháng thì đúng là nhà nước đã thất thu một khoản thuế rất lớn hàng năm. Cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát hơn nữa để tránh những tình trạng thất thu thuế như trên xảy ra.
Trả lờiXóaThu thuế sao cho thu đúng, thu đủ luôn được đặt ra để tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ đóng góp của người dân. Mốt sạp quần áo tưởng chừng là bé nhỏ nhưng doanh thu mỗi năm của nó lên tới vài chục tỷ mà chỉ đóng có 500k/ tháng thì có hợp lý hay không? Nếu chúng ta cứ bỏ qua những cái tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lợi ích của nó thì không hề đơn giản.
Trả lờiXóaNộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân, đó là trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Nếu như với cách thu thuế như hiện nay thì chúng ta bỏ qua rất nhiều hộ kinh doanh cá thế, thất thoát 1 nguồn thu thuế lớn đối với đât nước. Một hộ kinh doanh cá thế chỉ với sạp quần áo đơn giản nhưng thu nhập lên tới vài trăm triệu đồng 1 tháng mà chỉ đóng có 500.000 đồng liệu có xứng đáng hay không. Chúng ta cần phải ra soát lại để sao cho mỗi người dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình với đất nước.
Trả lờiXóaTP.HCM có khoảng gần 300.000 hộ kinh doanh cá thể nhưng số này chỉ mới đóng góp 2% vào ngân sách của TP. Tại cuộc gặp gỡ với các DN mới đây, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng mức đóng góp này chưa phản ánh đúng hoạt động của các hộ kinh doanh. Qua kiểm tra sơ bộ, có 14.000 hộ kinh doanh có đủ điều kiện để lên DN và TP đang lắng nghe để đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ các hộ cá thể lên DN trong tương lai.
Trả lờiXóaĐúng là tỉ lệ đóng thuế còn chưa phù hợp.
Nhiều cửa hàng kinh doanh thu mỗi năm gần chục tỉ đồng nhưng vẫn đóng thuế khoán từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng mỗi tháng, thua xa thuế thu nhập cá nhân của những người làm công ăn lương.
Trả lờiXóaThế mới thấy việc quản lý của nhà nước ta còn nhiều bất cập. Một cửa hàng thu vài chục tỉ một năm mà đóng thuế có vài triệu như vậy thì chúng ta phải xem xét lại.
Lợi nhuận bị giảm vì nộp thuế chính là nguyên nhân các hộ kinh doanh cá thể không muốn lên DN. Nhưng theo TS Lê Đạt Chí, cần khuyến khích hơn là ép buộc. Ví dụ ban đầu khuyến khích các hộ kinh doanh đều sử dụng hóa đơn và lưu giữ chứng từ trong các hoạt động mua bán, nhưng không phải để thu thuế mà để họ làm quen với hệ thống sổ sách kế toán. Còn có một giải pháp khác mà nhiều nước đã áp dụng hiệu quả là quản lý thông qua thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt cho người dân được khấu trừ nhiều chi tiêu nếu có chứng từ hợp lệ.
Trả lờiXóaTP.HCM có khoảng gần 300.000 hộ kinh doanh cá thể nhưng số này chỉ mới đóng góp 2% vào ngân sách của TP. Tại cuộc gặp gỡ với các DN mới đây, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng mức đóng góp này chưa phản ánh đúng hoạt động của các hộ kinh doanh. Qua kiểm tra sơ bộ, có 14.000 hộ kinh doanh có đủ điều kiện để lên DN và TP đang lắng nghe để đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ các hộ cá thể lên DN trong tương lai.
Trả lờiXóaVề vấn đề này chính là một sự thất thoát lớn đối với nhà nước, chính quyền cần phải rà soát doanh thu của các hộ, cơ quan, doanh nghiệp kih doanh để có tính toán thuế cũng như hỗ trợ phù hợp để phát triển kinh tế, phát triển đất nước
Trả lờiXóaThất thoát là từ đây chứ đâu, thuế mà, thứ nv chẳng ai muốn đóng, người đi làm công ăn lương thì phải đóng đúng quy định, nhưng những hộ kinh doanh này lại có thể núp bóng để trốn tránh nghĩa vụ của mình, thật không công bằng. Có lẽ cần phải có quy định chặt chẽ, chi tiết hơn về việc thu thuế đối với hộ kd chứ như thế này là cạnh tranh không lành mạnh rồi, thiệt người lđ, thiệt cả doanh nghiệp.
Trả lờiXóaViệc này xẩy ra trên cả nước chứ không riêng TP Hồ Chí Minh , nó cũng là "mỏ" tiền cho một số công chức thuế, thị trường chuyên đi mặc cả ăn chia với hộ kinh doanh. Có điều ngành thuế cũng như các cấp chính quyền hình như cũng cố làm lơ hoặc cũng có thể là bất lực không làm gì được trước thực trạng này từ nhiều năm nay!
Trả lờiXóaCác quầy hàng, cửa hàng sẽ có cach đối phó như nếu khách hàng muốn lấy hóa đơn thì cấp nhưng giá sẽ cao hơn, ví dụ có hóa đơn thì giá 120.000 đ, nếu không hóa đơn thì chỉ 100.000 đ. Như vậy nêu không vì lý do buộc phải lấy hóa đơn,khách hàng sẽ không cần lấy HĐ để được giảm giá. Ông Đạt Chí hãy đi ra chợ mua hàng thử coi, ngay bây giờ nhiều cửa hàng vẫn làm như vậy đấy. Do đó, cần ngh/cứu kỹ giải pháp và cái chính vẫn là nghiêm luật, xử phạt nặng. Hãy học cách quản lý của nước ngoài và quyết đoán của lãnh đạo là khâu cần thiết trước tiên
Trả lờiXóaViệc thu thuế là đúng, nhưng cần nghiên cứu sâu sát trước khi áp dụng. Thực tế cũng có nhiều hộ kinh doanh cá thể làm ăn cũng rất khó khăn. thử hỏi có 10 người làm hàng may mặc như trong bài viết nói thì có bao nhiêu người có doanh thu như vậy. Chưa kể đặc thù các ngành này công nợ rất lớn và vì là "cá thể" nên nhiều khi làm đâu có hợp đồng hay có rằng buộc gì nhau, chủ yếu là niềm tin nên nhiều khi còn bị lừa mất trắng nữa. Rồi rủi ro về tồn kho hàng hóa, hay rủi ro như nhà máy ở Cần Thơ nửa,v.v... Mình biết nhiều bạn khởi nghiệp trong ngành nay, đa số đều đã lỗ vốn và thoái lui. Tất nhiên mình cũng biết khá nhiều đại gia, thu nhập 30tr/ngày trong ngành này. Còn 1 yếu tố, không mới nhưng muốn nhắc các bạn lại là: làm kinh doanh bạn phải bỏ vốn, phải chịu áp mọi áp lực của một doanh nhân và lúc nào cũng có rủi ro tiềm ẩn là thua lỗ, mất vốn thì sao?
Trả lờiXóaThật không công bằng cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính chút nào. Tôi nghĩ để kiểm soát được doanh thu và lợi nhuận thực sự của những hộ kinh doanh này chỉ có cách cử cán bộ thuế kiểm tra chặt lượng hàng hóa Nhập - Xuất - Tồn theo định kỳ 01 tuần/01 lần mà không cần báo trước . Nếu họ không chứng minh được hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng bằng hóa đơn , chứng từ hợp pháp thì đề nghị tịch thu hàng hóa đó sung vào công quĩ nhà nướ
Trả lờiXóaĐi làm công nhân 1 năm 12 tháng. 11 tháng là tổng thu nhập được 6tr/tháng. Trông ngóng mãi đến cuối năm được thưởng 1 tháng lương thứ 13 (lo quà cáp, vé xe về quê..) mà còn phải è cổ ra đóng thuế thu nhập cá nhân... Đọc bài này xong nghĩ lại Đúng là sót xa (trong cùng 1 năm sao 11 tháng kia thu nhập có 6tr/tháng sao không lấy tháng 13 chia ra bù vào..mà đợi đến cuối năm lại ép người lao động thế... Đúng là đóng thuế để xây dựng đất nước nhưng cũng phải công bằng chứ... Người thì nghèo khổ, người thì ngày càng giàu
Trả lờiXóaTất cả thất thoát đều do ý thức, đạo đức con người cả. Người SX muốn trốn thuế, công chức Nhà nước biến chất muốn thu ngoài thuế để bỏ túi. Chỉ có Nhà nước, người lao động chân chính thiệt. Việc kiểm soát thu thuế không khó, chỉ khó là công chức viên chức được giao nhiệm vụ có làm đúng phận sự hay không thôi.
Trả lờiXóaÀ, nói đến chủ đề thuế vì không phải dân làm thuế nên mình vô cùng thắc mắc. Mình mua xe, nộp thuế GTGT rồi đấy 10% lận, đến lúc đăng ký xe lại nộp thuế, đến lúc làm biển xe lại nộp thuế. Thuế gì mà lắm thế
Trả lờiXóaMức đóng góp thuế chưa phản ánh đúng hoạt động của các hộ kinh doanh. Như thế này liệu có bất công với các doanh nghiệp không, doanh thu thì kém hơn mà chịu thuế nặng hơn. Nên chăng có sự kiểm soát và đưa ra cách tính thuế mới với hộ kinh doanh để đảm bảo sự công bằng.
Trả lờiXóaĐây chính là nguồn thất thoát ngân sách lớn. thuế, thứ nv chẳng ai muốn đóng, người đi làm công ăn lương thì phải đóng đúng quy định, nhưng những hộ kinh doanh này lại có thể núp bóng để trốn tránh nghĩa vụ của mình, thật không công bằng. Có lẽ cần phải có quy định chặt chẽ, chi tiết hơn về việc thu thuế đối với hộ kd chứ như thế này là cạnh tranh không lành mạnh rồi, thiệt người lđ, thiệt cả doanh nghiệp.
Trả lờiXóaMột mỏ thuế nhưng lại lẩn khuất trong cái danh Hộ Kinh doanh, ai cũng nghĩ hộ kinh doanh thì nhỏ bé hơn so với doanh nghiệp nhưng doanh thu của nó đôi khi còn lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu không có sự chỉnh sửa qđ, pl thì thuế sẽ vẫn thất thu mà lại tạo nên sự bất công giữa dn và những hộ kd giàu có này.
Trả lờiXóaĐọc bài báo mà thấy những con số này quả thực rất đáng để suy ngẫm. một sạp hàng kinh doanh quần áo tại chợ An Đông tiết lộ mức thuế khoán họ phải đóng hiện nay hơn 6 triệu đồng/tháng. Theo chủ sạp T., anh cũng chuyên đóng hàng sỉ về các tỉnh miền Trung và miền Tây, doanh số mỗi năm gần 20 tỉ đồng.
Trả lờiXóaThông qua những vụ việc như trên, cơ quan chức năng nên rút kinh nghiệm để có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo thu thuế đúng người đúng việc, tránh tình trạng chỉ tập trung vào những cơ quan hoặc cá nhân có đăng ký rõ ràng mà lơ là quản lý thực trạng của những đơn vị không đăng ký đúng.
Trả lờiXóa