Trong khi cả nước đang chung tay giải cíu 30 chiệu con lợn ế, cán bộ nhà nước phải ăn thịt lợn thay cơm, bọn bần nông nghèo nghèo tập gym tranh thủ mua lợn hơi về đấm thay bao cát, có thể sắp tới các quán cafe sẽ phải bổ sung sinh tố ba chỉ hoặc epresso xe điếu, bồ dục vào menu mà vẫn chưa giải quyết được bao nhiêu, thì mới chỉ đầu tuần này thôi lại đón thêm tin dữ, đó là sau một đêm có tới 25 vạn con lợn lại vừa gia nhập thị trường khi một công ty đa cấp nộp đơn xin dừng hoạt động.
Kết cục này là không ngoài dự liệu, hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang càng ngày càng phức tạp và khó quản lý, vì khi chấp nhận kinh thế thị trường, đồng nghĩa với việc chúng ta buộc phải chấp nhận luật chơi của tư bản, trong đó tất cả các loại hình kinh doanh kể cả đa cấp, phải được bình đẳng tham gia.
Thời còn ngăn sông cấm chợ, mọi hoạt động kinh tế tư nhân khi đó đều bị coi là phạm pháp. Mỗi tinh mơ ông của Phú lại ngồi xe Vôn ga ra phố Tông Đản ăn phở sáng, cụ thấm thía cái khổ cực của mọi tầng lớp nhân dân khi kinh doanh bị ngăn cấm khiến sản xuất thương mại đình trệ, đến cán bộ nhà nước còn phải ăn cơm độn mì gia công thì lấy đâu ra sức mà xây dựng CNXH. Ngửa cổ tu chai bia Vạn Lực mà trầm tư, mong có ngày tự do kinh doanh sẽ là một quyền cơ bản của công dân.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã chính thức bỏ tội kinh doanh trái phép, điều này về mặt tích cực đã cởi trói cho nhiều hoạt động kinh tế, nhưng bên cạnh đó, cũng vô hình chung tạo ra sự bảo vệ cho các hoạt kinh doanh trái pháp luật, vì không có cơ sở pháp lý để triệt hạ ngay từ đầu mà phải đợi tới khi có dấu hiệu lừa đảo, phạm luật rõ ràng, đồng nghĩa với đã có hậu quả, thiệt hại phát sinh.
Ví dụ như trước đây, các hoạt động kinh doanh mà không có giấy phép đều là phạm luật. Một anh sinh viên năm nhất mở dịch vụ mát-xa cho chị em tại nhà và bị phát hiện, thì cảnh sát có quyền đạp cửa xông vào gô cổ tại trận, ú ớ là cho ăn nguyên cây ba trắc vào mõm, vì đây là hành vi vi phạm luật hình sự. Giờ thì khác, hành vi tương tự chỉ phạm luật khi tay đặt sai vị trí trong quá trình xoa bóp.
Nói để hiểu, cái gì cũng có mặt trái, nó thể hiện một chân lý cơ bản trong chính trị, rằng sẽ không có một chính sách nào tốt 100%, nước lên thuyền lên ắt bèo rác cứt đái cũng lên theo, nếu lợi ích lớn hơn những bất cập phát sinh, thì đã được coi là một chính sách thành công.
Hoạt động bán hàng đa cấp trái phép được hưởng lợi lớn nhất từ điều này, các công ty đã lợi dụng sự cởi mở về các thủ tục pháp lý để lách luật kinh doanh đa cấp trái phép hoặc hoạt động theo mô hình đa cấp, không chỉ là hàng hoá, loại hình này đang chuyển dần sang hướng huy động tài chính và kinh doanh tiền ảo.
Tuy hoạt động bán hàng đa cấp trong năm 2016 bị sụt giảm nặng về số lượng công ty (giảm 46%) và số thành viên tham gia (40%), nhưng doanh thu từ hoạt động này chỉ giảm 2,5%, điều này có nghĩa là các trùm đa cấp trên thực tế, đang ngày một giàu lên. Chỉ riêng trong năm 2016 đã xử phạt hơn 8 tỉ đồng đối với các hoạt động liên quan đến đa cấp.
Số tiền này là quá nhỏ nếu so sánh với lợi nhuận của hoạt động này chưa kể những khoản cực lớn khi đánh quả bùng, bỏ lại sau lưng những làng quê xơ xác, tiêu điều, anh em, bố con, hàng xóm láng giềng từ mặt nhau. Tất cả là do tham, ngu và lười, vốn đều là những đặc tính đáng quý của dân tộc.
Đâu đây đã bắt đầu xuất hiện những bài viết kêu than ăn vạ kiểu như nạn nhân đa cấp đáng thương hơn đáng trách, nhưng như đã nói, cũng giống như những nông dân nuôi lợn, họ có kết cục như hôm nay là hoàn toàn do chính mình gây ra, cho dù các cơ quan chức năng đã hết lòng khuyến cáo. Đã chấp nhận một ăn một tịt thì đừng kêu ca, đó là quy luật lạnh lùng nhưng vô cùng cần thiết.
Ít nhất trong nền kinh tế thị trường, khi cùng đường, cũng không phải xếp hàng ở mậu dịch cuốc doanh để mua thuốc chuột.
Nguồn: Phú Ngẫn
Dạo gần đây đúng là quá thương cho những người nông dân luôn. Lợn giống mua thì đắt mà đến lúc lợn nuôi bán thịt thì lại rẻ chưa từng thấy. Lợn nuôi cả một trang trại đến lúc bán chả có ai mua, người nông dân khóc không ra nước mắt, quá đau xót mà không biết kêu ai.
Trả lờiXóaChấp nhận kinh tế thị trường là có ăn thua.Kêu ai nhỉ?Nhà nước đã cảnh báo,Thời gian trước cũng đã cảnh báo.Chỉ ác cái dân mình đông quá.Công nghiệp chưa ôm hết số dư về người,về quê chăn lợn,trồng dưa hấu,nhãn,vải để mong cầu phú,cầu vinh.Mấy bác dân chủ và cánh ăn theo lại khuyên thoát Tầu,Nó đánh mình, việc gì cấp cho nó ăn,thế là thừa ra ăn vã.Đời nó là thế,loanh quanh chẳng thoát khỏi nghèo.
Trả lờiXóaCũng chỉ tại dân mình dại quá, tham cái lợi trước mắt nên mới bị bọn này nó lừa tham gia lấy tiền nhà đi làm giàu cho chúng nó. Rồi đến khi các công ty này nó bùng thì lại khóc lóc, kêu than. Không biết đến bao giờ thì người dân mới có thể tỉnh táo trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi, xảo quyệt của đám con buôn gian manh này.
Trả lờiXóaĐịnh hướng XHCN,ở chỗ nào thì chả biết chỉ thấy TẦU nó lừa nó không mua là khốn khổ,thôi thì đủ các loại,nhóm lợi ích thì vẫn cứ nhập về thao túng như muốn diệt hẳn người nông dân chả còn tin vào đâu nữa,ăn miếng thịt rẻ chả thấy ngon,còn ĐA CẤP chỉ dành cho người hám lợi kém hiểu biết mà thôi,mong sao chính quyền lưu tâm đến dân ,.NGƯỜI ĐỌC.
Trả lờiXóangười nhân dân đang thực sự gặp vấn đề khó khăn trong việc chăn nuôi. Hoạt động bán hàng đa cấp trái phép được hưởng lợi lớn nhất từ điều này, các công ty đã lợi dụng sự cởi mở về các thủ tục pháp lý để lách luật kinh doanh đa cấp trái phép hoặc hoạt động theo mô hình đa cấp. Cần có những chính sách hợp lý.
Trả lờiXóakhi chấp nhận kinh thế thị trường, đồng nghĩa với việc chúng ta buộc phải chấp nhận luật chơi của tư bản, trong đó tất cả các loại hình kinh doanh kể cả đa cấp, phải được bình đẳng tham gia, nhà nước đã có những chính sách cũng như những khuyến cáo rõ ràng song những hậu quả vẫn xảy ra do đó trước khi trách ai thì nên trach mình cái đã
Trả lờiXóaCác bác nào tham gia đa cấp tuy mất tiền thì cũng thương thật nhưng đó là tại các bác quá chủ quan, không tìm hiểu cặn kẽ. Tiền của mình, lại là một số tiền lớn không nên trao tay người khác quá dễ dàng. Giờ các bác thiệt hại thì cũng chả biết đào đâu ra tiền đền bù cho các bác nữa.
Trả lờiXóaNhững bài viết kêu than ăn vạ kiểu như nạn nhân đa cấp đáng thương hơn đáng trách, nhưng như đã nói, cũng giống như những nông dân nuôi lợn, họ có kết cục như hôm nay là hoàn toàn do chính mình gây ra, cho dù các cơ quan chức năng đã hết lòng khuyến cáo.
Trả lờiXóaVụ việc lần này lại càng chứng tỏ cho một sự thật đáng buồn là nền kinh tế của chúng ta quá phụ thuộc vào trung Quốc, để rồi một khi nguồn cầu không còn thì người bị thiệt vẫn là những người nông dân, đáng buồn
Trả lờiXóacũng giống như những nông dân nuôi lợn, họ có kết cục như hôm nay là hoàn toàn do chính mình gây ra, cho dù các cơ quan chức năng đã hết lòng khuyến cáo. Đã chấp nhận một ăn một tịt thì đừng kêu ca, đó là quy luật lạnh lùng nhưng vô cùng cần thiết, đừng nên than vãn các kiểu mà hãy tập trung giải quyết vấn đề của mình đi thì hơn
Trả lờiXóaĐã tham gia vào cuộc chơi lớn thì chúng ta cũng phải chấp nhận rủi ro. Thời điểm này có lẽ rất khó khăn với Việt Nam, chúng ta mở cửa nhưng cũng phải đối mắt với những thay đổi quá lớn, chúng ta không còn cách nào khác là thích nghi, thay đổi, chứ đừng đầu hàng. Luật pháp chưa hoàn thiện thì hãy sửa luật, quản lý chưa hiệu quả thì hãy điều chỉnh, đừng để những đa cấp có cơ hội hoành hành nữa.
Trả lờiXóaNhìn hình ảnh này mà thấy buồn cười quá. Tuy nhiên thực tế hiện nay là như thế, có rất nhiều người dân nuôi hàng trăm con lợn để rồi bây giờ bán không ai mua, để tiết kiệm chi phí thì giờ họ thả lợn ra cho chúng tự đi kiếm ăn. Đúng là khủng hoảng ngành chăn nuôi Việt.
Trả lờiXóaGiá lơn năm nay xuống thấp quá các bác ạ. Lợn thì nhiều mà chỗ xuất thì không có, bán cũng chắc ai mua. Giết ra thì ăn cũng chẳng hết. Mà lợn tới lứa bán rồi cứ nuôi thì lại chỉ thêm lỗ. Mong các cấp các ngành sớm có cách giải quyết sao cho hợp lý, giúp người dân ổn định đời sống hơn.
Trả lờiXóaNhững người nào tham gia đa cấp tuy mất tiền thì cũng thương thật nhưng đó là tại vì họ quá chủ quan, không tìm hiểu cặn kẽ. Tiền của mình, lại là một số tiền lớn không nên trao tay người khác quá dễ dàng. Giờ bị thiệt hại thì cũng chả biết đào đâu ra tiền đền bù cho mấy người nữa.
Trả lờiXóaĐâu đây đã bắt đầu xuất hiện những bài viết kêu than ăn vạ kiểu như nạn nhân đa cấp đáng thương hơn đáng trách, nhưng như đã nói, cũng giống như những nông dân nuôi lợn, họ có kết cục như hôm nay là hoàn toàn do chính mình gây ra, cho dù các cơ quan chức năng đã hết lòng khuyến cáo. Đã chấp nhận một ăn một tịt thì đừng kêu ca, đó là quy luật lạnh lùng nhưng vô cùng cần thiết.
Trả lờiXóaHaiz, cái gì cũng vậy, phải biết nhìn nhận và phân tích
Nói thực, khi tôi nói vấn đề này, có thể có nhiều người ném gạch đá vào tôi, nhưng đó là sự thực. Trong kinh doanh nên dùng cái đầu để tính toán, chứ đừng dùng tình thương. Thời gian vừa rồi, tôi thấy có nhiều lần kêu gọi người dân cứu thanh long, cứu hành, cứu .... Vậy người dân sẽ cứu đến bao giờ nếu như chúng ta sản xuất, trồng trọt mà không chịu phân tích, nắm bắt quy luật? Nếu vẫn phương thức sản xuất, dựa vào việc xuất khẩu sang trung quốc là chính thì không biết sẽ còn bao nhiêu lần cứu như thế này nữa.
Trả lờiXóaNói về lợn, đúng là chưa năm nào tôi thấy như năm nay, giá lợn quá rẻ, nói hơi quá, nhưng rẻ thối luôn. Chỉ khổ người nông dân, chăn nuôi vất vả nhưng giá thành thì bèo bọt. Mọi thứ của cuộc sống thì leo thang, chỉ có sản phẩm của người nông dân là luôn thấp.
Trả lờiXóathực tế cho thấy rằng thời gian gần đây khi kinh tế thị trường ngày càng xâm nhập và tác động mạnh mẽ vào VN thì hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang càng ngày càng phức tạp và khó quản lý. đó là một thực trạng đáng báo động và cần thiết phải được qurn lý chặt chẽ trong thời gian tới
Trả lờiXóaThằng tàu và ý đồ tách dân. Nguy hại quá
Trả lờiXóaSố tiền này là quá nhỏ nếu so sánh với lợi nhuận của hoạt động này chưa kể những khoản cực lớn khi đánh quả bùng, bỏ lại sau lưng những làng quê xơ xác, tiêu điều, anh em, bố con, hàng xóm láng giềng từ mặt nhau. Tất cả là do tham, ngu và lười, vốn đều là những đặc tính đáng quý của dân tộc.
Trả lờiXóaNhân dân còn khổ sở với lợn ế thì lũ chúng nó lấy ảnh kêu gọi toàn dân hỗ trợ nhau những lúc khó khăn như thế này như những ngày một miếng khi đói bằng một gói khi no chế ra như một niềm vui. Thật toàn bọn không não và mất dậy
Trả lờiXóaLợn, rồi dưa hấu, rồi vân vân mây mây sản phẩm nông sản. Biết bao nhiêu cuộc giải cứu tiến hành, những rồi đâu lại vào đấy. Đành rằng ừ thì ông quản lý thị trường kém. Nhưng người nông dân liệu có trách nhiệm với sản phẩm của mình hay không?
Trả lờiXóaĐâu đây đã bắt đầu xuất hiện những bài viết kêu than ăn vạ kiểu như nạn nhân đa cấp đáng thương hơn đáng trách, nhưng như đã nói, cũng giống như những nông dân nuôi lợn, họ có kết cục như hôm nay là hoàn toàn do chính mình gây ra, cho dù các cơ quan chức năng đã hết lòng khuyến cáo. Đã chấp nhận một ăn một tịt thì đừng kêu ca, đó là quy luật lạnh lùng nhưng vô cùng cần thiết.
Trả lờiXóa