Mỹ: Cấm chụp ảnh, ghi âm tại tòa
Link nguồn:
http://plo.vn/the-gioi/diem-nong/my-cam-chup-anh-ghi-am-tai-toa-262941.html
Hình ở Việt Nam và chỉ mang tính minh họa
Luật sư mang điện thoại di động sẽ bị tịch thu máy. Trước đây, Tòa án hạt Harford (bang Maryland) chỉ cấm mang máy chụp ảnh và điện thoại di động có kèm chức năng chụp ảnh vào phòng xử án. Tuy nhiên, từ 1-8, lệnh cấm được mở rộng thêm.
Luật sư mang điện thoại di động sẽ bị tịch thu máy. Trước đây, Tòa án hạt Harford (bang Maryland) chỉ cấm mang máy chụp ảnh và điện thoại di động có kèm chức năng chụp ảnh vào phòng xử án. Tuy nhiên, từ 1-8, lệnh cấm được mở rộng thêm.
Các thiết bị điện tử sau đây sẽ bị cấm mang vào phòng xử án: điện thoại di động, máy tính xách tay, máy nhắn tin, máy tính cá nhân bỏ túi, máy trò chơi điện tử, máy thu thanh, các loại thiết bị thu và truyền âm, sao chụp, ghi âm.
Trong các đối tượng tham dự phiên tòa, thẩm phán, công tố viên, nhân viên bảo vệ an ninh và luật sư được miễn trừ. Tuy nhiên, luật sư phải tắt nguồn thiết bị trong khi bào chữa. Người vi phạm sẽ bị đuổi ra khỏi phòng xử án và chỉ được trở vào sau khi để thiết bị bên ngoài.
Theo Tòa án hạt Harford, lệnh cấm nhằm giữ cho phiên tòa tập trung, đồng thời ngăn chặn tình trạng có người bí mật ghi âm và phát tán diễn biến phiên tòa ra ngoài, không bảo đảm an toàn cho các bên liên quan trong phiên xét xử (ban hội thẩm, luật sư, nạn nhân, nhân chứng...).
Hạt Harford không phải là địa phương đầu tiên ở Mỹ cấm mang thiết bị điện tử vào phòng xử án. Năm ngoái, Tòa án hạt Allen (bang Ohio) đã ra lệnh cấm mang vào tòa điện thoại di động, máy chụp ảnh, máy nghe nhạc iPod và các loại thiết bị điện tử khác.
Lệnh cấm không miễn trừ bất cứ thành phần nào. Người vi phạm sẽ bị tịch thu và tiêu hủy thiết bị.
Mặc dù có lệnh cấm nhưng nhiều người vẫn tìm cách lén mang thiết bị điện tử vào phòng xét xử. Cuối tháng 1-2008, một luật sư cố tình mang điện thoại di động vào phòng xử án. Tòa án hạt Allen tịch thu và kiên quyết không trả lại cho khổ chủ.
Tháng 11-2007, Tòa án hạt Allegheny (bang Pennsylvania) cũng đã ban hành lệnh cấm sử dụng máy chụp ảnh, điện thoại di động, máy ghi âm trong phiên tòa hình sự.
Lệnh cấm được áp dụng cho mọi đối tượng kể cả phóng viên báo chí. Trên đường đến phòng xử án, bị cáo sẽ được dẫn giải bằng lối đi riêng để tránh bị chụp ảnh, ghi âm.
Theo quan điểm của Tòa án hạt Allegheny, lệnh cấm rất cần thiết để bảo vệ an toàn cho nhân chứng. Từ khi áp dụng đã có ít nhất ba người vi phạm lệnh cấm. Trong số đó, một người lén chụp ảnh nhân chứng trong một vụ án giết người đã bị bắt giam.
Các luật sư và các hãng tin thường phản đối dữ dội trước lệnh cấm mang thiết bị điện tử vào phòng xử án. Các luật sư cho rằng ai cũng có thể thủ điện thoại di động có chức năng chụp ảnh nên cấm là điều không thực tế và không cần thiết.
Còn theo các hãng tin, công chúng có quyền được thông tin liên tục về số phận những người phải ra trước pháp đình, đặc biệt là nghi can vô tội. Vì vậy, phải giải thích thế nào khi lúc nghi can bị bắt thì hình ảnh tràn ngập trên báo, đài rồi đến khi tòa xét xử lại không thấy hình ảnh gì cả?
Theo Baltimoresun, Post-gazette, Indianalaw
Nước Mỹ tự do là thế đấy, họ cấm là có cái lý của nó. Từ đây chúng ta cũng thấy rằng tự do ở đâu cũng có giới hạn của nó, không có tự do vô tổ chức, vô nguyên tắc. Bọn phản động luôn lợi dụng vấn đề mất tự do để chống phá nước ta, chúng lừa bịp người dân về một xã hội phương Tây tự do, nhưng sự thật là dù là xã hội nào thì tự do cũng có "giới hạn" của nó cả.
Trả lờiXóaKể ra càng nghĩ càng buồn cười. Thế mới thấy dân ta sính ngoại quá mức. Nếu như ở Mỹ, hay ở các nước bên ngoài, họ đưa ra các quy định này nọ, thì dân ta lại khen, luật của họ tốt. Nhưng nếu đặt vào đó là Việt nam, thì họ tìm mọi cách chê bai. Vừa sính ngoại, nhưng lại có sjw ích kỷ, nhỏ nhen. Đây là nguyên bản của bán chất của bọn nhà rận.
Trả lờiXóaCác thiết bị điện tử sau đây sẽ bị cấm mang vào phòng xử án: điện thoại di động, máy tính xách tay, máy nhắn tin, máy tính cá nhân bỏ túi, máy trò chơi điện tử, máy thu thanh, các loại thiết bị thu và truyền âm, sao chụp, ghi âm.
Trả lờiXóaĐó một nước Mỹ mà tổ chức dân chủ luôn tôn sùng, tỏ chức mà việt tân luôn tôn sùng, họ cũng có các quy định nhất định. Ai vi phạm các quy định đó thì đều bị xử lý theo quy định mà họ đưa ra.
Các nhà dân chủ còn nói gì được nữa?
Như vậy có thể thấy, trên thế giới, việc cấm mang theo các thiết bị điện tử nhằm mục đích ghi hình đã có từ lâu rồi, nhưng làm gì thấy tổ chức gì lên tiếng. Vì họ hiểu, quy định này nó đúng và có lợi ích như thế nào. Chỉ đến khi Việt nam ban hành quy định đó, thì hà cớ sao một bộ phận nhỏ lại lên tiếng không đồng tình? Tôi nghĩ, đó là do cái tư tưởng nhỏ mọn của những người này, tư tưởng thích thể hiện, theo kiểu thùng rỗng kêu to.
Trả lờiXóaPhải để cho anh em rận chủ bên mình sang đây tác nghiệp. Chắc chính quyền Mỹ cũng nhập kho được kha khá đấy. Thế mới thấy Việt Nam mình còn hiền quá mà, chứ như ở cái "miền đất hứa" của làng rận chủ kia thì chắc chúng thất nghiệp từ lâu rồi
Trả lờiXóaKhông biết mấy người cuồng Mỹ khi thấy luật này thì nói gì nhỉ. Chắc là lại tung hô là pháp luật người ta nghiêm ngặt, rõ ràng thế kia. Còn lúc Việt Nam mình ra luật cấm sử dụng thiết bị điện tử tương tự như này thì y như rằng các anh bù lu bù loa lên là chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Đúng là nực cười
Trả lờiXóaTòa án không phải cái chợ mà có thể tự nhiên ra vào lại còn mang thiết bị điển tử thu âm ghi hình vào. Họ còn phải đảm bảo sự khách quan của các thẩm phán nữa chứ, cứ đưa tin ầm ầm rồi phán này phán nọ trên mạng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình xử án. Mà các bác ko phải lo, muốn xem thì đi học Luật rồi đến tòa mà xin case vs xem băng xử án chứ xem tin nhà báo đưa cũng khó chính xác lắm.
Trả lờiXóaĐấy nhé, ở một nước như Mỹ nếu áp dụng lệnh cấm này thì sẽ được tung hô là văn minh, là hợp lý nhưng thử đem cái luật đó về Việt Nam xem, mấy anh chị rận chủ hay lều báo sẽ lại nhảy cồ cồ lên tổng xỉ vả là vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,... Thế mới thấy được rõ cái sự bất công, cái thói sính ngoại của dân mình mà
Trả lờiXóaTòa án là nơi xét xử các vụ việc mà lại để mang các thiết bị di động cũng như ghi âm chụp ảnh vào thì chắc chắn thông tin diễn biến phiên tòa sẽ bị rò rỉ ra ngoài, gây bất lợi cho quá trình xét xử, ảnh hưởng đến tính khác quan trong các phán quyết. Việc một số bang của Mỹ đưa ra lệnh cấm mang các thiết bị chụp ảnh ghi âm tại tòa là một việc làm rất đúng đắn mà chúng ta cần học tập.
Trả lờiXóaSao bài báo này đưa lên không thấy mấy anh chị rận chủ nhảy vào kêu gào đòi nhân quyền, đòi quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhỉ? Nước Mỹ mà các anh chị tôn sùng là văn minh, là dân chủ đây này, họ đang áp dụng luật đây này. Các anh chị rận chủ chỉ giỏi mồm năm miệng mười nhảy vào chọc ngoáy những điều luật ở nước ta thôi chứ cũng có cần biết nó đúng sai, hợp lý ra sao đâu.
Trả lờiXóaLuật này ở Mỹ thì được tung hô chứ cứ thử đem về Việt Nam xem, lại chả tạo ngay cái cớ cho một đám người vô công rồi nghề thiếu hiểu biết ngoạc mồm ra lên án chính quyền ngay được đấy. Thế mới thấy rằng luật pháp chỉ được tôn trọng trong một xã hội văn minh chứ với một xã hội lạc hậu thì "phép vua vẫn thua lệ làng"
Trả lờiXóaNước Mỹ tự do nhưng là tự do trong khuôn khổ, cái gì là luật thì vẫn phải chấp hành, phải tuân theo chứ không có cái kiểu như Việt Nam, luật còn chưa được ban hành mà dân đã nhao nhao lên phản đối rồi lên án. Một xã hội coi thường pháp luật như thế thì bao giờ mới phát triển được đây?
Trả lờiXóaviệc cấm chụp ảnh, ghi âm tại tòa là việc cần sớm đưa vào luật để sự tôn nghiêm của pháp luật được đặt lên cao nhất. khi những bức ảnh, ghi âm, video của phiên tòa diễn ra bị đưa lên mạng, sẽ có nhiều thông tin trái chiều rồi dư luận này nọ đả kích, định hướng thì đó là điều không nên, vậy nên chúng ta cần nghiêm khắc cấm việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. có như vậy thì mọi thứ diễn ra sẽ tôn nghiêm nhất
Trả lờiXóaĐúng là nên thi hành lệnh cấm như thế này để giữ cho phiên tòa tập trung, đồng thời ngăn chặn tình trạng có người bí mật ghi âm và phát tán diễn biến phiên tòa ra ngoài, không bảo đảm an toàn cho các bên liên quan trong phiên xét xử. Thông tin bị phát tán càng nhiều thì rắc rối càng nhiều.
Trả lờiXóaCái gì cũng phải có giới hạn của nó, không phải cứ phải ghi âm chụp ảnh lan truyền làm ầm lên thì mới là đúng, đôi khi giữ cho phiên tòa tập trung, đồng thời ngăn chặn tình trạng có người bí mật ghi âm và phát tán diễn biến phiên tòa ra ngoài, không bảo đảm an toàn cho các bên liên quan trong phiên xét xử. Thông tin bị phát tán càng nhiều thì rắc rối càng nhiều.
Trả lờiXóa