Chị Nguyễn Thị Thuỷ, đại biểu Quốc Hội đoàn Bắc Kạn vừa có phát biểu cho rằng luật sư có nghĩa vụ tố giác thân chủ nếu phát hiện thân chủ phạm vào một trong những tội như xâm phạm an ninh quốc gia, khủng bố, gián điệp, phản bội Tổ quốc..., khiến các anh chị luật sư và đồng minh chiến lược trong phong trào ngu dân hoá toàn quốc, tức các nhà báo, phản ứng vô cùng dữ dội. Các anh chị viện dẫn đạo đức người luật sư, lôi dẫn chứng các cha xứ không tố cáo con chiên xưng tội vv, để chứng minh nghề luật sư là một nghề muôn trượng đỉnh cao, hoàn toàn đứng trên Hiến Pháp.
Ngoài vai trò ĐBQH, chị Thuỷ còn là vụ trưởng vụ pháp chế VKSND tối cao, số hồ sơ, cáo trạng, văn bản pháp quy chị đọc trong một ngày dày bằng nửa quyền Bách Khoa Toàn Thư. Về trình luật, chị đủ cân cả liên đoàn luật sư, nên xin chia buồn với bạn thợ cãi hay nhà báo nào há mồm đòi bật, hôm nay tôi xin thay mặt chị tiếp chiêu từng bạn một.
Điều 45 Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam viết rõ: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Hiến Pháp là văn bản pháp luật cao nhất, và định nghĩa công dân thì không loại trừ nghề nghiệp luật sư.
Trước hết các bạn phải hiểu đúng về nghiệp vụ luật sư, nó là nghề cung cấp dịch vụ về luật pháp, về bản chất không khác đám cò công chứng ngồi cổng UBND thời chưa xã hội hóa. Quan hệ giữa các anh chị luật sư với khách hàng đơn thuần là quan hệ kinh tế dân sự, mua bán dịch vụ bình thường. Các anh chị nhận tiền để bào chữa giúp thân chủ được xét xử công bằng, khai thác các tình tiết, điều luật để đảm bảo thân chủ kể cả có bị kết tội, cũng sẽ được nhận mức án nhẹ nhất.
Các bạn cũng cần phân biệt rạch ròi giữa 2 khái niệm factual guilt (tội thực tế) và legal guilt (tội pháp lý). Tội thực tế là những tội mà thân chủ thực sự gây ra, còn tội pháp lý đến đâu thì tuỳ thuộc vào khả năng điều tra, các chứng cứ cùng phán quyết cuối cùng của quan toà và bồi thẩm đoàn.
Việc của luật sư không phải là chứng minh thân chủ của mình vô tội một cách chủ động, mà bằng cách phủ định những cáo buộc của tòa nếu nó không đủ bằng chứng hay cơ sở pháp lý. Luật sư không được quyền nói "thân chủ của tôi vô tội", mà chỉ được quyền yêu cầu tòa tuyên án vô tội, sau khi phản bác được toàn bộ những cáo buộc đưa ra. Vì trách nhiệm chứng minh thuộc về toà án.
Trong bộ Quy Tắc Đạo Đức Và Ứng Xử Nghề Nghiệp Luật Sư Việt Nam do Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành năm 2011, ở điều 12 về việc Giữ bí mật thông tin ghi rõ: "Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật". Theo quy định của pháp luật, đương nhiên bao gồm tố giác tội phạm an ninh quốc gia bằng cách cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra.
Đó là chuyện ở Việt Nam, còn thế giới thì sao?
Hệ thống luật pháp Anh-Mỹ, với truyền thống tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, luôn để phần lợi nhất thuộc về phía bị cáo. Có một nguyên tắc gọi là Attorney-Client Privilege, nó trao quyền cho luật sư giữ bí mật và từ chối cung cấp cho toà hay bất kỳ ai những thông tin được trao đổi với thân chủ để đảm bảo quyền lợi pháp lý lớn nhất có thể khi ra toà.
Nhưng nguyên tắc này không phải là bất biến trong mọi trường hợp, theo luật pháp của hầu hết các bang ở Mỹ, có ít nhất 4 tình huống mà luật sư PHẢI có trách nhiệm thông báo với toà những thông tin đã được trao đổi trong quá trình làm việc, kể cả là gây bất lợi cho thân chủ, bao gồm khai man, bằng chứng cốt yếu, liên quan đến người mất tích và các mối đe doạ tiềm tàng.
Cụ thể, khi thân chủ nói với luật sư rằng họ đã khai man trước toà, khi họ đưa cho luật sư một bằng chứng quan trọng quyết định kết quả vụ kiện, khi thân chủ tiết lộ vị trí một đồng phạm/nhân chứng mà tính mạng có thể đang gặp nguy hiểm, hoặc khi thân chủ đe doạ sẽ gây hại cho thẩm phán, một người nào đó hoặc an ninh quốc gia, thì luật sư BUỘC PHẢI tiết lộ thông tin đó cho toà hoặc cơ quan điều tra, hoặc đối mặt với tội danh đồng loã.
Đương nhiên, việc che giấu thông tin để phục vụ lợi ích cá nhân của luật sư bị nghiêm cấm ở mọi quốc gia.
Như vậy việc luật sư tố cáo thân chủ (thực chất là cung cấp thông tin cho toà), hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của ngành tư pháp thế giới và quy chuẩn đạo đức người luật sư của Việt Nam. Luật sư không có quyền che giấu những thông tin có thể gây ra tội ác trong tương lai, trên thực tế Apple, Facebook và hệ thống ngân hàng Thuỵ Sĩ còn có nhiều quyền được bảo mật thông tin cho khách hàng kể cả là những khách hàng phạm tội khủng bố, hơn bất kỳ luật sư ở bất kỳ quốc gia nào. Đừng thần thánh hoá và trao quyền năng vô biên cho những anh thợ cãi, dù có hành nghề gì, thì các bạn cũng chỉ là một công dân.
Ethic trong công việc và luật pháp chung áp dụng cho mọi công dân không bao giờ được phép xung đột, miếng ăn của các bạn không to hơn lợi ích quốc gia, nghề nghiệp của các bạn sinh ra từ một nhà nước pháp quyền và phục vụ để đảm bảo nhà nước đó ngày càng hoàn thiện, để luật pháp không bỏ sót một ai, kể cả là chính bản thân các bạn.
An ninh đất nước dù ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn là tối thượng, cơm thì ai cũng cần ăn, nhưng người tử tế thì không vừa đái xuống một dòng sông rồi lại múc nước đó lên vo gạo.
Nguồn: Chung Nguyen
im đi chó ạ xem lại hiến pháp đi cái
Trả lờiXóaBiết rõ nó là tội phạm nguy hiễm, lên quan dến vận mệnh tổ quốc và khủng bố mà che dấu tức là đồng lõa.Đừng nhân danh luật sư để bao che tội ác.
Trả lờiXóaÓC BÒ,THẾ BÂY GIỜ BẮT LUẬT SƯ PHẢI LÀM THAY VIỆC CỦA CÔNG AN À?
Trả lờiXóaHÓA RA DÂN ĐÓNG THUẾ ĐỂ NUÔI 1 LŨ ĂN HẠI À?
Tố giác này cũng tùy từng người thôi, việc quy định như vậy t e sẽ làm khó các luật sư vì có nhiều người sẽ vin vào các cớ đó bắt bẻ luật sư. Có lẽ nên dừng ở mức khuyến khích tố giác, thực ra bản thân người làm luật sư cũng phải có cái tâm nghề rồi, người này che giấu thì ắt có luật sư khác vạch trần thôi.
Trả lờiXóaluật đưa ra, quy định đưa ra thì là như vậy, nhưng thử hỏi có ông bà luật sư nào lại quay lại phản thân chủ của mình như vậy không, như vậy thì còn ai thuê, ai trả tiền cho họ làm việc nữa. phạm tội thì là như vậy nhưng thực tế họ có làm không mới là điều cần suy ngẫm. đưa ra luật đó là không sai nhưng tính thực tế của nó không được cao cho lắm
Trả lờiXóa"Nghề nào cũng nằm dưới sự quản lý và điều chỉnh của luật, nguyên tắc hành nghề của luật sư cũng chỉ giống như kế toán doanh nghiệp, đó là dựa trên niềm tin, cần sự bảo mật nhưng không có nghĩa là bất chấp tiếp tay cho tội ác. Giả sử giám đốc nhập heroin về bán rồi yêu cầu kế toán làm sổ sách ma để dửa tiền và kế toán đi báo với công an, thì phải chăng điều này sẽ xoá sổ nghề kế toán như lý luận mấy anh luật sư ngu học đang kêu gào?"
Trả lờiXóa(Trich)
Luật sư là đại diện cho pháp luật, bởi vậy luật sư "PHẢI có trách nhiệm thông báo với toà những thông tin đã được trao đổi trong quá trình làm việc, kể cả là gây bất lợi cho thân chủ, bao gồm khai man, bằng chứng cốt yếu,...". Bảo vệ an ninh quốc gia là trách của toàn hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Nếu phát hiện thân chủ của mình phạm những tội như xâm phạm an ninh quốc gia, khủng bố, gián điệp, phản bội Tổ quốc..., thì luật sư trước tiên phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình là tố giác những tội trạng đó, cho dù đó là thân chủ của mình đi chăng nữa.
Trả lờiXóaquy định đưa ra thì là như vậy, nhưng thử hỏi có ông bà luật sư nào lại quay lại phản thân chủ của mình như vậy không, như vậy thì còn ai thuê, ai trả tiền cho họ làm việc nữa. phạm tội thì là như vậy nhưng thực tế họ có làm không mới là điều cần suy ngẫm. đưa ra luật đó là không sai nhưng tính thực tế của nó không được cao cho lắm
Trả lờiXóa