Tháng trước, trên fanpage của báo Vietnamnet từng xuất hiện một clip bắt quả tang ông già xâm hại bé gái trong vườn cây, rõ từng cảnh nghi phạm kéo khoá quần, nhưng không hề thấy báo chí hay các mẹ bỉm sữa Eva vào cuộc như những lần trước đây khi mà thậm chí có trường hợp, mới chỉ dừng ở lời kể cùng những suy luận mơ hồ, cảm tính.
Liệu có phải là vì nạn nhân sống ở một vùng quê hẻo lánh, hay vì nghi phạm chỉ là một lão già làm nông đói rách chứ không phải cán bộ ngân hàng, thày giáo - những đối tượng đủ béo ngậy cho một cuộc nhậu nhân phẩm tưng bừng? Liệu có phải công lý cũng phụ thuộc vào ranking, vào vị thế xã hội của nạn nhân và nghi phạm, để thay đổi một cách vô cùng linh hoạt?
Đám đông luôn không có lý trí, và họ rất dễ quên. Như trước đây, họ đã quên một tên bán rong chống cảnh sát bị quật ngã, khi được số đông bênh vực cho hành động phạm pháp, thì chỉ một thời gian ngắn sau, chính hắn đã dùng chiếc xe ba gác tang vật ngày nào, đẩy sự vô pháp đi xa hơn bằng cách đâm thẳng vào người thi hành công vụ và kéo lê nạn nhân tới hơn 100m, từ một kẻ coi thường luật pháp, sự dung túng đã biến hắn thành kẻ giết người.
Người ta cũng đã quên việc một hãng nước giải khát ngoại, ung dung sản xuất nước ngọt trên một dây chuyền nhà máy xây trái phép ngay trong địa phận của thủ đô, và vài năm sau, nó đã cho ra lò những lô sản phẩm làm bằng nguyên liệu nhiễm chì được đặc cách bán riêng cho thị trường Việt Nam, được xếp vào 1 trong 10 vụ bê bối thực phẩm lớn nhất thế giới năm 2016.
Dường như miễn là anh nghèo, vị thế xã hội thấp hoặc là người ngoại quốc, thì người ta sẵn sàng tha thứ khi anh phạm luật, tống tiền, chuyển giá trốn thuế thậm chí đầu độc cả một dân tộc, một quốc gia.
Và người ta tin rằng, đó là lòng nhân ái.
Nhưng tôi gọi đây là lòng nhân ái kiểu Ophélia. Ophélia là một nhân vật trong truyện Túp lều của bác Tom, một quý cô từ miền Bắc luôn phản đối chế độ nô lệ và đòi hỏi sự công bằng cho những người da đen ở miền Nam, thường hay tranh cãi với cậu em họ Augustine vốn là chủ nô giàu có về vấn đề giải phóng nô lệ, về vai trò của giáo dục trong việc biến những người da đen trở thành công dân có ích với một tinh thần đầy nhân văn, bác ái.
Nhưng khi Augustine trao cho Ophélia một nữ nô lệ nhỏ tuổi, Topsy, để dạy dỗ nó trở thành một công dân tự do theo đúng ý niệm của mình, thì nhanh hơn ai hết, chính Ophélia đã thể hiện thái độ ghê tởm và kỳ thị vì sự bẩn thỉu, gian manh và thói ăn cắp vặt của Topsy, cô đã nhốt nó vào phòng tối thậm chí đánh đập bằng roi da - điều mà một chủ nô như Augustine chưa bao giờ làm đối với các nô lệ của mình.
Ophélia là một hình mẫu về sự thánh thiện của kẻ ngoài cuộc, chỉ khi bị cướp giật, bị nghiện hút dí xi lanh vào cổ trấn lột, có con cái bị xâm hại, nhiễm kim loại nặng vì uống nước trà chanh, hay có doanh nghiệp bị những kẻ nhân danh nghèo đói tống tiền hèn hạ, thì chúng ta mới ngộ ra rằng trên đời không có thứ gì nhân văn hơn thượng tôn luật pháp, rằng mọi sự nhân danh đều là giả dối khi nó đạp lên quy chuẩn xã hội, những tội lỗi nhỏ nhặt được chúng ta nhắm mắt cho qua, sẽ dần quay lại trút lên đầu chính chúng ta cùng con cháu với mức độ kinh khủng hơn cả nghìn lần khi trước.
Gieo nhân nào thì gặt quả nấy, và luật pháp tồn tại để đảm bảo hạt giống tội ác không thể nảy mầm. Luật pháp luôn là gông xiềng nhưng nó có nhiệm vụ chằng buộc níu giữ cho xã hội văn minh không tan rã, luật pháp luôn đúng trong thời điểm nó tồn tại, và nó là thứ công lý phổ quát nhất cần được tôn trọng. Trong kinh doanh, khi anh vi phạm luật pháp thì đạo đức của anh mặc định bị nghi ngờ.
Đã có nhiều doanh nhân tiếng tăm từ chối hợp đồng chỉ vì đối tác cố ý phạm luật giao thông. Hãng Nike không bao giờ đặt gia công sản phẩm tại các nhà máy từng gặp rắc rối về pháp lý dù chuyện không hề xảy ra trên đất Mỹ. Đến luật pháp anh còn khinh nhờn, thì lấy gì đảm bảo khách hàng hay đối tác sẽ không bị bán rẻ?
Quốc tế luôn có những quy chuẩn để trao cho các doanh nghiệp có đạo đức và tuân thủ luật pháp nghiêm túc, như quy chuẩn TQM (total quality management) về chất lượng mà các tập đoàn uy tín như Tân Hiệp Phát đang được vận hành theo, để đảm bảo rằng mỗi sản phẩm sản xuất ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, tốt cho sức khoẻ và phù hợp với khẩu vị của người Á Châu. Đây cũng là một doanh nghiệp hình mẫu về thượng tôn pháp luật, luôn tuân thủ nghiêm ngặt luật đầu tư, kinh doanh, đóng góp tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng và những địa phương mà họ có hoạt động làm ăn. Nó thể hiện đạo đức của một doanh nghiệp đàng hoàng, tử tế.
Lại mùa hè quen thuộc với ve kêu râm ran, ngoài đường phượng nở rực hoa và đi đái ở Hồ Gươm vẫn 3k/lượt, ngồi nghiên cíu cuốn luật Đại Cương nhâm nhi chai trà thanh nhiệt Dr Thanh nguyên liệu tự nhiên 9 loại thảo mộc cung đình thử vận may nhắn tin xem trúng iPhone không nên tai ping thế thôi chứ không có í gì.
Nguồn: Chung Nguyen
Đúng là lòng nhân ái kiểu Ophelia, bài viết lấy hình tượng nhân vật này làm ví dụ quá đắt luôn. Những con người nghèo khổ khi vi phạm pháp luật thì dưới con mắt khắt khe của những người khá hơn họ cho rằng họ đáng thương, đáng nương nhẹ hơn những người khác, tuy nhiên việc họ đáng thương hay có hoàn cảnh khó khăn không dám đảm bảo rằng những việc làm của họ không dám đảm bảo rằng liệu rằng họ có tiếp tục vi phạm pháp luật hay không.
Trả lờiXóa