Chia sẻ

Tre Làng

QUI LUẬT CỦA THAM NHŨNG TRÊN TOÀN CẦU


Nhìn vào bảng CHỈ SỐ NHẬN DẠNG THAM NHŨNG trên toàn cầu thì có một số qui luật sau:

1. Tham nhũng tại mỗi quốc gia tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế: Các nước có GDP đầu người cao, mức sống cao thì tỷ lệ tham nhũng càng ít.

2. Tham nhũng tỷ lệ nghịch với trình độ dân trí, dân trí càng cao thì tham nhũng càng ít.

3. Tham nhũng tỷ lệ nghịch với hệ thống luật pháp, hệ thống giám sát, phòng ngừa tham nhũng, hệ thống luật pháp, hệ thống giám sát, phòng ngừa tham nhũng càng yếu thì tham nhũng càng nhiều.

4. Tham nhũng tại mỗi quốc gia không phụ thuộc vào thể chế chính trị (cộng hoà, dân chủ, quân chủ hay CNCS).

THAM NHŨNG & MINH BẠCH TRÊN TOÀN CẦU

Bài viết này dựa trên số liệu của tổ chức minh bạch quốc tế TI (Transparency International), một tổ chức phi lợi nhuận, phòng ngừa và chống tham nhũng trên toàn thế giới, có trụ sở chính tại Berlin, CHLB Đức, có cở sở tại hơn 100 quốc gia trên toàn cầu.

Hàng năm TI công bố bảng CHỈ SỐ NHẬN DẠNG THAM NHŨNG CPI (CORRUPTION PERCEPTIONS INDEX). Trong bảng CPI các năm gần đây, đặc biệt là năm 2016 đã cho chúng ta rất nhiều thông tin bổ ích và thú vị, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình trạng tham nhũng trên toàn thế giới, các nước Âu, Mỹ, các nước châu Á, các nước Asean và Việt Nam. Đặc biệt giúp chúng ta hiểu đúng về bản chất của tham nhũng, cũng như gợi mở về công tác phòng ngừa, hạn chế và chống tham nhũng.

THAM NHŨNG CÓ Ở TẤT CẢ CÁC QUỐC GIA

Theo TI thì tham nhũng có ở tất cả các quốc gia kể cả các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Autralia (Úc), Nhật Bản... không trừ quốc gia nào? Không có bất kỳ quốc gia nào dám tuyên bố không có tham nhũng, chỉ có tham nhũng nhiều hay ít, phổ biến hay không mà thôi (xem bảng chỉ số nhận dạng tham nhũng kèm theo).

Những quốc gia có mức tham nhũng thấp nhất chỉ số CPI cũng chỉ đạt từ 70 đến 90 điểm: Mỹ cũng chỉ đạt 74 điểm, Nhật Bản chỉ đạt 72 điểm và Pháp chỉ đạt 69 điểm. Những nước Slovakia, Czech, Tây Ban Nha, Taiwan, Slovennia, Qatar, Bồ Đào Nha, Ba Lan (Poland) cũng chỉ đạt từ 50-61 điểm (thang điểm 100).

Những nước tham nhũng năng nề nhất là những nước châu Phi nghèo đói, GDP thấp: Somalia (10 điểm, đứng thứ 176, GDP 600$), Nam Sudan (11 điểm, đứng thứ 175, GDP 1.050$).

THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM Ở MỨC NÀO

Năm 2016 CPI Việt Nam được 33 điểm, tăng 2 điểm so với năm 2015, đứng thứ 113 trên 176 nước được xếp hạng (lưu ý rằng 30 nước không xếp hạng thì chỉ số tham nhũng theo dự đoán của TI còn nặng hơn các nước được xếp hạng).

Chỉ số CPI của Việt Nam kém Thái Lan, Philippines 2 điểm (35 điểm) trong khi GDP người của Việt Nam chỉ bằng 34% và 74% của Thái Lan và Philippines.

Có 20 quốc gia có GDP đầu người lớn hơn Việt Nam, giầu có hơn nhưng mức độ tham nhũng lại lớn hơn Việt Nam đó là: Lebanon, Kazakhstan, Russia (Nga), Mexico, Venezuaela, CH Dominica, Turkmenistan, Ecuado, Lybia, Iran, Iraq, Paraguay, Azerbaijan, Guatemala, Angola, Honduras, Sudan, Nigeria, Ukraina, Uzbekistan.

Đặc biệt là Lebanon, Kazakhstan, Nga (Russia), Mexico, Venezuela có GDP gấp 4 đến 5 lần Việt Nam nhưng chỉ số tham nhũng lại hơn Việt Nam từ 3 đến 16 điểm, kém Việt Nam từ 10 đến 32 bậc trên bảng xếp hạng CPI.

Có 3 nước có GDP thấp hơn Việt Nam, tức nghèo đói hơn nhưnng mức độ tham nhũng lại ít hơn là India, Ghana và Senegal.

Như vậy mức độ tham nhũng ở Việt Nam là tương ứng với trình độ phát triển kinh tế và dân trí, không hề tệ hơn Thái Lan, Philippimes, Indonesia, tốt hơn Nga, Ukraina, Kazakhtan, Mexico, Lebanon, Iran, Iraq, Paraguay, Ecuado...

QUI LUẬT CỦA THAM NHŨNG TRÊN TOÀN CẦU

Nhìn vào bảng CHỈ SỐ NHẬN DẠNG THAM NHŨNG trên toàn cầu thì có một số qui luật sau:

1. Tham nhũng tại mỗi quốc gia tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế: Các nước có GDP đầu người cao, mức sống cao thì tỷ lệ tham nhũng càng ít.
2. Tham nhũng tỷ lệ nghịch với trình độ dân trí, dân trí càng cao thì tham nhũng càng ít.
3. Tham nhũng tỷ lệ nghịch với hệ thống luật pháp, hệ thống giám sát, phòng ngừa tham nhũng, hệ thống luật pháp, hệ thống giám sát, phòng ngừa tham nhũng càng yếu thì tham nhũng càng nhiều.
4. Tham nhũng tại mỗi quốc gia không phụ thuộc vào thể chế chính trị (cộng hoà, dân chủ, quân chủ hay CNCS).

LÒNG THAM LÀ BẢN NĂNG CỦA CON NGƯỜI

Tại sao tham nhũng lại có ở tất cả các quốc gia và rất khó chống, bởi một lẽ đơn giản là LÒNG THAM LÀ BẢN NĂNG CỦA CON NGƯỜI.

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng LÒNG THAM là bản năng của con người. Trẻ con khi còn bé, nếu nhà nghèo, đói ăn thì khi mẹ đi chợ về có quả chuối, bắp ngô mà đưa 2 chị em chia nhau thì đứa nào được quyền chia thì đều có xu hướng tìm cách lấy được nửa lớn hơn.

Tham nhũng không chỉ có ở các quan chức quyền cao, chức vọng, mà tham nhũng còn phổ biến ở các viên chức bình thường từ cảnh sát giao thông, quản lý thị trường, trật tự đô thị, nhân viên hải quan, kiểm lâm, nhân viên thuế vụ, nhân viên văn thư, đóng dấu.... Tham nhũng cũng không từ cả ngành y tế và giáo dục là 2 ngành nhân đạo nhất, cao quí nhất.

Đến cả dân thường tưởng không thể tham nhũng nhưng khi có cơ hội họ cũng tham nhũng: khi chính phủ có qui hoạch khu công nghiệp, khu đô thị, làm cầu, làm đường... mà có đền bù thì ngay trong đêm dân sẽ thi nhau trồng cây để được đền bù theo số cây trong vườn. Ở đô thị dân cạnh hồ đổ đất lấp hồ, đất trống, bãi rác thì nhẩy dù, lấn chiếm biến đất công thành đất tư không ít.

BẢN CHẤT CỦA THAM NHŨNG

Quyền lực thì có nhiều cám dỗ, LÒNG THAM thì là BẢN NĂNG, thế cho nên khi mà mức sống chưa cao, kinh tế chưa phát triển, khi mà hệ thống luật pháp, hệ thống giám sát chưa tốt, khả năng phát hiện thấp, khi mà nền tảng đạo đức, dân trí xã hội chưa cao, chưa đủ mạnh thì tham nhũng gần như là sự tất yếu, số người giữ được sự trong sạch, liêm chính chỉ là một số nhỏ.

Ngay cả những người đang lên án tham nhũng mạnh mẽ nhất thì cũng không có gì đảm bảo rằng nếu họ được ngồi vào vị trí có thể tham nhũng họ lại có thể giữ được sự liêm chính, khi họ ngồi đủ lâu và hệ thống giám sát chưa đủ để phát hiện và trừng phạt.

LỜI GIẢI PHÒNG NGỪA, CHỐNG THAM NHŨNG

Phải thừa nhận rằng tham nhũng rất khó chống, nó tồn tại khi mức sống người dân chưa cao, đặc biệt là mức sống của viên chức, công chức nhà nước, hệ thống luật pháp, hệ thống kiểm soát chưa chặt chẽ, dân trí chưa cao, đạo đức xã hội chưa đủ sức điều chỉnh hành vi.

Thế cho nên lời giải ngăn ngừa, phòng chống, giảm, hạn chế tham nhũng phải là giải pháp đồng bộ và phải làm song song, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau:

(1) Xây dựng hệ thống luật pháp, hệ thống giám sát.
(2) Nâng cao dân trí, đạo đức xã hội của người dân, của cả xã hội.
(3) Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt mức sống của công chức nhà nước.

Phê phán, chửi bới, kêu ca thì dễ, hành động cụ thể để ngăn ngừa phòng chống hiệu quả mới khó.

4 nhận xét:

  1. Lòng tham nó là bản năng của mỗi người rồi, có tham nhũng là do trong nước có quá nhiều điều kiện thuận lợi để lòng tham ấy trỗi dậy thôi. Bây giờ cứ làm cho cái luật thật chặt, cho giám sát các kiểu thì nó sẽ đỡ thôi. Nhìn nước bạn Tàu khựa kìa, tuy là ghét nó nhưng nó chống tham nhũng chặt thế kia thì cái đấy nên học đó.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết hay quá.
    Cũng như khái niệm'tham nhũng', khái niệm ' dân chủ ' tỉ lệ thuận với trình độ phát triển (xã hội, kinh tế,...) của 1 xã hội , bất kỳ với thể chế nào.

    Trả lờiXóa
  3. Nhiều chuyên gia cho rằng vì tham nhũng về bản chất là luôn che dấu hành vi, nên đo lường ở đây không phải là đo lường tham nhũng, mà là đo lường cảm quan của những người được khảo sát, xem họ thấy mức độ tham nhũng ở nước mình bao nhiêu. Như vậy, cái này cũng rất là chủ quan, nếu dân nước nào đang có kinh tế đi xuống, về dư luận đối với chính quyền không tốt, lại bị mạng xã hội và cái đám bung xung của phương tây chọc phá, dùng fake news để lèo lái dư luận thì cảm quan tham nhũng tăng lên. Lại còn phụ thuộc vào thời điểm, nếu ngay lúc khảo sát mà nước đó bùng lên vài vụ scandan, thì rõ ràng người được khảo sát sẽ cho điểm xấu ngay, còn nếu mấy vụ đó chưa bị khui ra, hoặc đã bị pháp luật điều tra nhưng còn chưa công khai hẳn, thì điểm lại cao là chắc chắn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog