Ong Bắp Cày
Cũng như mọi công dân khác, nhà báo cần được bảo vệ, đặc biệt là các nhà báo trung thực, 'các cây bút thẳng'. Nhưng suy cho cùng, việc điều tra một nhà báo hay việc các cá nhân, tổ chức phản ứng tiêu cực bằng cách né tránh, 'phòng vệ', hoặc khởi kiện nhà báo cũng là 1 cách bảo vệ nhà báo và các 'cây bút thẳng'. Bằng các phản ứng này, nọ nhắc nhở, giáo dục, gọt giũa và bảo vệ uy tín cho nhà báo và nghề báo. Dưới đây là bài của Yên Thảo, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Bảo vệ nhà báo và 'ngòi bút thẳng'
(PLO) - Thống kê năm 2016 của Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, trong khoảng 5 năm trở lại đây đã có khoảng 50 vụ tấn công nhà báo. Ngoài ra, mức độ “va chạm” giữa doanh nghiệp và báo chí đã tăng lên, xuất phát từ sai sót nghiệp vụ, từ lỗi tác nghiệp không chính đáng của nhà báo...
Nhiều nhà báo, phóng viên bị cản trở khi tác nghiệp. (Ảnh minh họa)
Điều đó cho thấy, nghề báo không chỉ nguy hiểm khi tác nghiệp ở những lĩnh vực rủi ro cao (như đấu tranh chống tiêu cực) mà còn gặp nhiều rủi ro pháp lý và cả “các hình thức cản trở mềm” có thể khiến “nhuộm đen” nhà báo.
Có hiện tượng “phòng vệ” trước nhà báo
Việc tấn công hay từ chối hợp tác với nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đã không còn là chuyện hiếm. Có thời điểm có nơi từ chối báo chí bằng các hành vi bất hợp tác (như không cung cấp thông tin, không tiếp xúc…) hoặc cản trở ở mức độ nghiêm trọng bị “trù dập”, cô lập, đe dọa tấn công, hành hung, phá hoại công cụ tác nghiệp…) đã trở thành biện pháp “phòng vệ” của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả người dân trước nguy cơ bị báo chí phanh phui thông tin mà họ muốn giấu hoặc lo ngại báo chí làm ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn do mất niềm tin với báo chí.
Đáng lo ngại là các vụ việc tấn công, cản trở nhà báo tác nghiệp đã có xu hướng gia tăng cả về mức độ nguy hiểm và tần suất, thậm chí các hành vi cản trở mang tính chất trả thù, cảnh cáo còn nhằm vào thân nhân các nhà báo, phản ánh tình trạng “coi thường hoạt động báo chí cũng như các quy định pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến bảo vệ nhà báo và tác nghiệp báo chí”.
Như vậy, môi trường tác nghiệp báo chí đã trở lên phức tạp hơn, với mức độ rủi ro cao hơn cho hoạt động báo chí. Nhưng theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính gây ra cản trở tác nghiệp báo chí đó là vấn đề đạo đức báo chí có chiều hướng suy giảm. Một số lượng không nhỏ các nhà báo, phóng viên đang lạm dụng danh nhà báo, lạm dụng quyền làm báo của mình để trục lợi. Hình ảnh của nhà báo cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, dẫn đến thái độ của người dân, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp với báo chí đã trở nên tiêu cực.
Khảo sát, nghiên cứu về các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp do tổ chức RED Communication (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA, có chức năng nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông phát triển) thực hiện trong tháng 5/2016 với khoảng 300 nhà báo, phóng viên, cán bộ làm việc tại các tòa soạn, các cơ quan quản lý báo chí và các tổ chức xã hội hoat động trong lĩnh vực báo chí cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi cản trở tác nghiệp giai đoạn 2011-2015 là hình ảnh, uy tín của những người làm báo bị giảm sút trong mắt xã hội.
Ngoài ra, Khảo sát của RED Communication cũng chỉ ra, hành vi cản trở báo chí tác nghiệp rất đa dạng. Các hành vi đe dọa, khủng bố, trả thù không chỉ nhằm trực tiếp vào phóng viên mà còn cả với gia đình họ. Ðiều này cho thấy các đối tượng cản trở hoạt động tác nghiệp của nhà báo không chỉ ngang nhiên mà còn rất hung hăng, vì thế rất cần có sự can thiệp đủ mạnh của pháp luật và sự tham gia của toàn xã hội để bảo vệ các nhà báo tác nghiệp đúng quy định.
Tự bảo vệ bằng uy tín nghề nghiệp
Luật Báo chí sửa đổi (có hiệu lực từ 1/1/2017) và Luật Tiếp cận thông tin (có hiệu lực từ 1/7/2018) là hành lang pháp lý an toàn, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo khi thực thi nhiệm vụ. Trong đó, khoản 12 Ðiều 9 Luật Báo chí quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm là: “Ðe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.
Cùng với đó, Chính phủ cũng đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 159/2013/NÐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản theo hướng tăng mức phạt ở hầu hết các hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí để phù hợp thực tế, tính chất mức độ vi phạm. Theo đánh giá của các chuyên gia, mức phạt của Nghị định 159 còn khá nhẹ so với sự nguy hiểm của hành vi và thiệt hại gây ra với nhà báo khi họ trở thành mục tiêu bị hành hung và cản trở quá trình tác nghiệp. Dự kiến Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới vào tháng 9/2017 để ban hành thay thế Nghị định 159/2013/NÐ-CP.
Cùng với việc hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà báo và hoạt động tác nghiệp báo chí thì nhiều ý kiến cho rằng cần phải thực hiện nghiêm túc và đầy đủ bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo để các nhà báo, phóng viên tác nghiệp chính đáng phát huy quyền tác nghiệp của mình, cũng như có hình thức xử lý những nhà báo, phóng viên tác nghiệp không chính đáng, làm ảnh hưởng đến uy tín của nghề báo trong nhận định của xã hội.
Bản thân các nhà báo, phóng viên cũng cần tự ý thức để xây dựng và củng cố “tư cách người làm báo”, thực sự là “người gác cổng thông tin” trung thực, khách quan, không vụ lợi; đủ bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp để không bị những danh lợi, vật chất làm “cong ngòi bút”. Mỗi nhà báo cũng cần hiểu biết đầy đủ về pháp luật để tự bảo vệ mình. Trên hết, mỗi nhà báo, phóng viên cần ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân để tác nghiệp trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức.
Yên Thảo
đúng là gần đây số vụ tấn công nhà báo có tăng lên gây tâm lý e ngại hoảng sợ trong giới báo chí, làm cản trở sự cung cấp tin tức kịp thời, chính xác của các nhà báo uy tín có tâm huyết với nghề với độc giả, người xem truyền hình, thực trạng này rất cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng để phối hợp tuyên truyền thuyết phục rộng rãi trong quần chúng nhân dân để loại bỏ đi tình trạng này
Trả lờiXóaGần đây tình trạng lợi dụng là phóng viên nhà báo xuống các cơ sơ quận huyện xã phường lạm dụng “quyền lực thứ 4” sách nhiễu, gạ gẫm viết bài , nếu cơ sở không đồng ý thì đe dọa xảy ra rất nhiều có thể nói là không tuàn nào, ngày nào cơ sở không phải miễn cưỡng đón tiếp phóng viên … và thậm chí cơ sở phải tìm mọi cách trốn phóng viên báo chí như là trốn đâị dịch bệnh vậy . Phóng viên đã tự hỏi mình xem tại sao bị đánh chưa ? hay luôn luôn cho mình là cái gì cũng đúng, Phóng viên có tự trọng không khi đối tượng buộc phải đón tiếp chỉ để được PV viết bài ca ngợi , xin nhắc là viết bài ca ngợi chỉ không phài là chống tiêu cực tham nhũng nhé
Trả lờiXóaNếu chẳng may vì quá ức chế mà ai đó nói vài lời sơ xuất với PV thì ngay lập tức Hệ thống truyền thông bầy đàn tập trung xâu xé nạn nhân … Báo chí có được mấy bài vết về tệ nạn sách nhiễu của chính mình ?
thời gian gần đây chúng ta thấy nhiều những vụ hành hung các nhà báo đang làm nhiệm vụ nó gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sự an toàn của các nhà báo hiện nay khi mà chúng ta đều biết người làm nghề báo cũng nguy hiểm như thế nào khi phải ghi nhận những thông tin thực tế, nhiều tình huống nguy hiểm đến cả tính mạng, xã hội chúng ta cần lên án những hành vi bạo lực, cản trở quá trình tác nghiệp của nhà báo như thời gian vừa qua
Trả lờiXóaNói đi cũng phải nói lại, ngày nay nhà báo thiếu đạo đức nhiều nhan nhản nhưng vẫn còn đó những nhà báo chân chính, dùng ngòi bút của mình để nêu lên sự thật, đấu tranh cho công lý. Có họ chúng ta mới có những thông tin xác thực. Thậm chí có ngừời còn không quản ngại khó khăn nguy hiểm để tác nghiệp, thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ
Trả lờiXóaNhân ngày nhà báo Việt Nam 21/6 xin kính chúc các anh chị làm báo thật nhiều sức khỏe, có cái tâm thật trong sáng, luôn giữ vững đạo đức nghề nghịêp để dùng ngòi bút hòan thành tốt nhiệm vụ của mình, đem tới cho nhân dân những thông tin xác thực, khách quan nhất, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Trả lờiXóaCàng lên án những kẻ lai căng mượn danh nhà báo để bịa chuyện bao nhiêu thì chúng ta càng phải trân trọng và bảo vệ những nhà báo chân chính bấy nhiêu. Trong cuộc chiến khốc liệt, sự bùng nổ thông tin hiện nay, thì những nhà báo thực sự, họ đang phải cố gắng rất nhiều để thông tin chính xác của mình có thể vượt qua được vô vàn càng nguồn thông tin không chính thống khác để đến với bạn đọc. Nhân ngày nhà báo Việt Nam 21/6 xin gửi lời tri ân sâu sắc tới những con người ấy
Trả lờiXóabây giờ nhiều nhà báo đang ngày càng làm mất dần cái chất cách mạng của nó,nhất là báo mạng,báo điện tử.càng ngày càng vì số like số view mà bất chấp đạo đức giật tít hay xuyên tạc đủ kiểu,lại còn mượn dnah nhà báo tưởng oai hơn cóc nên cũng hống hách ko coi ai ra gì lắm
Trả lờiXóaNhững nhà báo trung thực, sống và làm việc bằng cái tâm của mình thì ai ai cũng ủng hộ và quý mến. Nhưng bên cạnh những người làm báo chân chính vẫn còn không ít nhà báo dùng ngòi bút của mình bẻ cong sự thật. Nhất là những trang báo mạng, báo điện tử, giật tít thì rõ là kêu nhưng khi vào đọc thì nội dung chả có gì,thậm chí có nhiều nhà báo viết không đúng sự thật, bóp méo sự thật để câu like, tạo ấn tượng với độc giả. Nhân ngày 21/6 Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam gửi lời chúc tới toàn thể nhà bào của chúng ta, hi vọng răng các anh các chị sẽ cho ra nhiều bài báo có chất lượng, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước chứ không phải kiểu làm báo phòng điều hòa như hiện nay.
Trả lờiXóaĐáng lo ngại là các vụ việc tấn công, cản trở nhà báo tác nghiệp đã có xu hướng gia tăng cả về mức độ nguy hiểm và tần suất, thậm chí các hành vi cản trở mang tính chất trả thù, cảnh cáo còn nhằm vào thân nhân các nhà báo, phản ánh tình trạng “coi thường hoạt động báo chí cũng như các quy định pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến bảo vệ nhà báo và tác nghiệp báo chí”.
Trả lờiXóamôi trường tác nghiệp báo chí đã trở lên phức tạp hơn, với mức độ rủi ro cao hơn cho hoạt động báo chí. Nhưng theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính gây ra cản trở tác nghiệp báo chí đó là vấn đề đạo đức báo chí có chiều hướng suy giảm
Trả lờiXóaBản thân các nhà báo, phóng viên cũng cần tự ý thức để xây dựng và củng cố “tư cách người làm báo”, thực sự là “người gác cổng thông tin” trung thực, khách quan, không vụ lợi; đủ bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp để không bị những danh lợi, vật chất làm “cong ngòi bút”. Mỗi nhà báo cũng cần hiểu biết đầy đủ về pháp luật để tự bảo vệ mình
Trả lờiXóaĐài truyền hình việt nam đã xây dựng rất nhiều bộ phim khắc họa cuộc sống và nghề nghiệp của các phóng viên, đặc biệt là các phóng viên chuyên viết các bài phóng sự “nóng” trong xã hội. Độc giả đã có thể hiểu được phần nào những hiểm nguy mà những nhà báo phải đối mặt trong khi đó cơ chế bảo vệ lại không có. Tuy nhiên “viết thật” nguy hiểm là tất nhiên, nhưng mà “viết sai”, “Viết khong đúng” chắc gì đã không nguy hiểm. Chưa kể là có những nhà báo “bẻ cong ngòi bút” vì đồng tiền thì không những nguy hiểm mà còn có nguy cơ mất nghề
Trả lờiXóaTrong thời buổi hiện nay ngày càng ít đi những nhà báo chân chính những nhà báo mà chúng ta gọi là “ngòi bút thẳng”. thực tế đã có rất nhiều vụ những nhà báo phóng viên bị hành hung bị trả thù sau khi dám mạnh dạn viết bài vạch trần những tiêu cực trong xã hội. khiến họ bị tổn thương lo sợ hay thậm chí là mất mạng. chính vì vậy để những bài báo thật, những ngòi bút thẳng còn được tồn tại chúng ta phải ra sức bảo vệ họ
Trả lờiXóa