Khoai@
Chiều nay, 27/6/2017, Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra về tài sản của gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT.
Trao đổi với báo chí sau buổi công bố quyết định, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt, Trưởng đoàn thanh tra cho biết, thời gian thanh tra là 15 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Nói về vụ nhà báo Duy Phong, phóng viên của báo Giáo dục Việt Nam, Cục trưởng Phạm Trọng Đạt bác bỏ thông tin cho rằng PV này bị bắt có liên quan đến việc vừa thực hiện loạt bài điều tra về tài sản của một số lãnh đạo của tỉnh này. Ông khẳng định: "Vấn đề nhà báo bị bắt ở Yên Bái không có liên quan gì đến việc trước đó nhà báo này thực hiện các bài điều tra tại tỉnh, không có chuyện phản ánh tiêu cực của Giám đốc Công an tỉnh hay của lãnh đạo tỉnh mà tỉnh thế này thế khác. Chúng ta phải rõ ràng quan điểm, báo chí vi phạm thì phải xử lý, còn việc ở tỉnh là việc khác".
He he, Cục trưởng lại làm một số anh chị nhà báo không vui rồi.
có anh FB Tuấn Nguyễn Anh bi bô: Vụ DP ở Yên Bái, ai đúng ai sai hạ hồi phân giải. Hài hước nhất là tình tiết nhớ chính xác seri 100 tờ tiền 500k. Chuyện có gài bẫy hay thằng cha doanh nghiệp bị thần kinh thì mọi người có thể nhận ra. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, nếu lấy cái lý do nhớ seri từng tờ tiền để chứng minh rằng đó là tiền của chủ doanh nghiệp đưa cho DP thì hoàn toàn không thể được chấp nhận. Luật dân sự Việt Nam không có quy định nào chấp nhận rằng việc anh miêu tả chính xác đặc điểm nhận dạng của tài sản thì được coi anh là chủ sở hữu tài sản đó. Để chứng minh 50M đó là của thằng cha chủ doanh nghiệp đưa cho DP thì anh ta phải giải trình được nguồn gốc số tiền đó anh có từ đâu, nếu anh rút tiền từ ngân hàng thì phải được ngân hàng xác nhận seri từng từ tiền 500K đó là từ ngân hàng XYZ giao cho, hoặc nếu là tiền hàng hóa dịch vụ thì cũng phải có xác nhận tương tự.... Tóm lại, lấy việc ghi nhớ số seri tiền để làm căn cứ cho việc xác định chủ sở hữu để từ đó quy kết hành vi chiếm đoạt tài sản là hoàn toàn không có cơ sở.
Trả lờiXóaTrả lời: tố giác tội phạm đối với hành vi này thì phải ghi lại số seri, tại sao phải thắc mắc? Tôi chả thấy hài hước gì, toàn thấy thầy bói mù. Thầy lại đi áp dụng luật dân sự trong vụ án hình sự, trật lất rồi. Thôi xin.
gia phu kien ford ranger
Trả lờiXóaNói về vụ nhà báo Duy Phong, phóng viên của báo Giáo dục Việt Nam, Cục trưởng Phạm Trọng Đạt bác bỏ thông tin cho rằng PV này bị bắt có liên quan đến việc vừa thực hiện loạt bài điều tra về tài sản của một số lãnh đạo của tỉnh này. Ông khẳng định: "Vấn đề nhà báo bị bắt ở Yên Bái không có liên quan gì đến việc trước đó nhà báo này thực hiện các bài điều tra tại tỉnh, không có chuyện phản ánh tiêu cực của Giám đốc Công an tỉnh hay của lãnh đạo tỉnh mà tỉnh thế này thế khác. Chúng ta phải rõ ràng quan điểm, báo chí vi phạm thì phải xử lý, còn việc ở tỉnh là việc khác".
Trả lờiXóaanh Duy Phong là nhà báo, phản ánh những tiêu cực của xã hội, góp phần định hướng dư luận mà anh đi những điều trái với đạo đức nghề nghiệp là không thể chấp nhận được. Anh chê người ta có những hành vi vi phạm pháp luật, nhưng bản thân anh có làm được với những gì anh nói không, vẫn tham ô, vẫn nhận hối lộ như thường thì nói làm gì. Anh vi phạm thì bị xử lý theo pháp luật là đương nhiên, mong rằng các đồng nghiệp của anh tỉnh táo mà xác định sự việc đừng có mà đánh đồng sự việc với nhau.
Trả lờiXóavụ nhà của giám đốc sở yên bái là vụ khác chứ liên quan đéo gì đến vụ này.tại tham thù thâm thôi chứ ông mà trong sạch thì đéo ai làm đc gì ông.mẹ lôi cái vụ này để mà chửi chính quyền chứ ông nhà báo này cũng tham lam bm ra.đòi người ta tiền nhiều vụ rồi nên mới bị ăn vố như thế đấy
Trả lờiXóaMột nhà báo suốt ngày hô hào chống tiêu cực, tham nhũng mà lại đi nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, thật không thể chấp nhận. Công an tỉnh Yên Bái cho biết, ngoài vụ lấy 50 triệu đồng của một doanh nghiệp, Lê Duy Phong còn lấy tiền của nhiều cá nhân khác. Đây là hành vi lợi dụng nghề nghiệp để tham nhũng tư lợi, cần phải bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật
Trả lờiXóaDù là nhà báo thì cũng là công dân và bình đẳng trước công dân khác. Nhà báo mà không giữ gìn tư cách, đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng việc nắm được bí mật phạm pháp của một doanh nghiệp và dùng nó để tống tiền doanh nghiệp thì rõ ràng là anh đã nhận hối lộ, tham nhũng rồi còn gì. Vậy mà mấy anh chị rận chủ vẫn còn bênh vực, cho rằng anh bị gài, đúng là nực cười
Trả lờiXóaThời gian gần đây Phong có liên hệ làm việc, tìm hiểu vấn đề liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp trên địa bàn TP Yên Bái. Sau khi làm việc, Phong được doanh nghiệp hẹn gặp tại một nhà hàng. Tại đây, khi Phong nhận của doanh nghiệp 250 triệu đồng để bỏ qua các sai phạm và không viết bài thì bị cơ quan công an bắt quả tang, vậy thì còn gì để chối cãi nữa đây. Nếu anh Phong trong sạch, liêm khiết thì đã chẳng nhận lời đi ăn nhậu, nhận phong bì của doanh nghiệp rồi
Trả lờiXóaSau khi anh Phong bị bắt, anh Tổng biên tập báo Giáo dục lại biện minh, cho rằng anh Phong bị oan. Nếu anh thương anh em phóng viên thì nên thương cho đúng cách, nghĩa là giáo dục, bảo ban, dạy dỗ ngay từ khi họ mới vào nghề, nhắc nhở họ giữ gìn bản lĩnh, phẩm chất nghề nghiệp ngay từ khi họ chưa phạm tội. Đừng để đến khi họ tống tiền doanh nghiệp, làm tiền nhân dân thì mới la toáng lên như bị oan thấu trời thế này.
Trả lờiXóaNói về vụ nhà báo Duy Phong, phóng viên của báo Giáo dục Việt Nam, Cục trưởng Phạm Trọng Đạt bác bỏ thông tin cho rằng PV này bị bắt có liên quan đến việc vừa thực hiện loạt bài điều tra về tài sản của một số lãnh đạo của tỉnh này. Ông khẳng định: "Vấn đề nhà báo bị bắt ở Yên Bái không có liên quan gì đến việc trước đó nhà báo này thực hiện các bài điều tra tại tỉnh, không có chuyện phản ánh tiêu cực của Giám đốc Công an tỉnh hay của lãnh đạo tỉnh mà tỉnh thế này thế khác. Chúng ta phải rõ ràng quan điểm, báo chí vi phạm thì phải xử lý, còn việc ở tỉnh là việc khác".
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCó gì đó mâu thuẫn! Công an tỉnh Yên Bái đã có buổi trao đổi với báo chí để thông tin thêm về vụ việc nhà báo Duy Phong. Nhưng ông Hải trả lời rằng thông tin đang trong quá trình điều tra, vụ án mới bắt đầu nên có nhiều tài liệu, thông tin chưa thể công bố.
Trả lờiXóachuyện như đùa,cho dù ông Phong có nhận tiền của 1 ai đó, nhưng với 50tr là số tiền o lớn trong khi ông Phong cũng là phóng viên có chức vụ của 1 tờ báo uy tín, thì có cần thiết phải tạm giam o? vì người đưa tiền là 1 doanh nghiệp ở yên bái CA nắm rỏ, có gì nghiêm trọng mà phải dùng biện pháp này, không lẻ o Phong trốn ra nước ngoài? trong khi ô. phong đang viết bài về biệt phủ ở YB. pháp luật ở YB nghiêm quá ha?
Trả lờiXóaPháp luật qui định về việc người đưa hối lộ cũng phạm pháp luật và từ 2 triệu trở lên thì bị xử lí hình sự. Vậy cứ cho là nhà báo nhận hối lộ đi thì sao cơ quan công an Yên Bái không bắt giam và công khai tên doanh nghiệp nhỉ? Hay là chưa hiểu luật? Ví dụ tôi đang đi trên đường có người nhét ma tuý vào người tôi thì công an ở đâu ập tới bắt coi như tôi có tội(sao mà ở tù dễ quá vậy)
Trả lờiXóaCăn cứ vào 4 yếu tố để cấu thành tội, tội của nhà báo theo tôi chuẩn đoán chưa đủ 4 yếu tối để cấu thành tội, còn nhiều ẩn khúc mà ta chưa điều tra rõ, phải điều tra bên khách quan hay chủ quan... các nhà làm luật nên xem xét điều tra cho kỹ tránh oan sai. Tôi mong vụ này được Thủ tướng chính phủ quan tâm tới và chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra xem xét một cách khách quan trung thực,thì người dân chúng tôi mới yên lòng.
Trả lờiXóaPhức tạp! Chỉ có cơ quan điều tra có đủ thông tin mới phán xét được. Một sự kiện không nói hết dược quá trình. Không phủ nhận ô ng này chống tham nhũng tiêu cực. Không loại loại trừ trường hợp vừa chống tiêu cực vừa có tiêu cực ở những thời điểm và ở những vụ việc khác nhau. Dính vào Tham nhũng tiêu cực và tích cực chống tham nhũng tiêu cực ở một con người có thể cùng tồn tại. Xấu, tốt nó cứ đan xen nhau. Mong những người thực thi trách nhiệm làm sáng tỏ sự việc một cách công khai, minh bạch, khách quan lấy niềm tin của nhân dân làm gốc. Có công thì thưởng, có tội thì xử. Mong sự việc kết thúc có hậu.
Trả lờiXóaNgay sau khi Duy Phong bị bắt, đã có rất nhiều ý kiến tranh luận, mạnh mẽ nhất là giới làm báo và luật sư, hầu hết đều nghiêng về quan điểm cho rằng nhà báo Duy Phong đã bị “bẫy”, hay cụ thể là “bẫy bắt thô bỉ” như ý kiến của luật sư Trần Vũ Hải viết trên trang cá nhân. Bởi vì vào thời điểm biệt phủ rộng thênh thang mấy nghìn mét vuông của quan chức cấp cao tỉnh Yên Bái đang bị khui ra ánh sáng, thì người nổ phát súng điều tra cho vụ việc này lại bất ngờ bị bắt. Chính việc này đã làm dấy lên trong suy nghĩ của nhiều người rằng, tính nghiêm minh của pháp luật ở đâu, xã hội liệu có còn công bằng và sau câu chuyện này còn có ai dám đứng lên đấu tranh với những điều sai trái trong xã hội nữa hay không?
Trả lờiXóaVà nếu cần một câu hỏi cho việc vì sao nhà báo Phong không xin phép tòa soạn, sau đó lại xuất hiện tại Yên Bái, gặp gỡ một doanh nghiệp nằm trong những bài điều tra vào thời điểm nhạy cảm và không gian rất kín đáo như vậy, thì câu hỏi đặt ra không phải việc anh ta có bị gài bẫy hay không, mà phải là anh ta có động cơ mục đích ý đồ gì trong hành động này của mình ?
Trả lờiXóaKính mong các nhà báo dũng cảm điều tra rõ sự thật, đặc biệt là báo tuổi trẻ, xem:1. Biệt phủ của giám đốc công an tỉnh yên bái như thế nào?2. Có hay không nhà báo nhận tiền của doanh nghiệp hay bị gài bẫy, ai gài bẫy?Đây là một vụ HOT, điển hình và rất thu hút dư luận, nếu các nhà báo điều tra rõ trắng đen thì nhân dân sẽ cảm ơn rất nhiều. Hàng triệu đọc giả đang hy vọng ở những nhà báo dũng cảm, không sợ cường quyền hay thế lực đen tối. Ai cũng chỉ chết một lần, chết vinh quang còn hơn sống nhục. Làm điều đen tối ắt bị quả báo, tham lam của dân nhiều quá sẽ bị tắc cổ.
Trả lờiXóa