Chia sẻ

Tre Làng

CÁC TRÍ THỨC NÓI VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC VÀ THAM NHŨNG

Khoai@

Nói về quyền lực người ta nhắc đến tính 2 mặt, nếu được sử dụng đúng đắn sẽ tạo ra sức mạnh to lớn trong quản lý xã hội và ngược lại, nếu bị lạm dụng thì xã hội có thể rối loạn, và nhanh chóng sụp đổ. 

Ở nước ta, câu chuyện lạm dụng quyền lực và tham nhũng đang là vấn đề nhức nhối. dưới đây là kiến của các trí thức về vấn đề này:

1. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh):

Xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay cần có cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện thể chế để chống lại sự tha hóa trong cán bộ, đảng viên. Nếu không tạo dựng được cơ chế kiểm soát quyền lực thì suy thoái đạo đức trong Đảng của cán bộ, đảng viên, thân hữu hay “khuyết tật” trong Đảng sẽ không thể loại trừ.

Vừa qua, vấn đề kiểm soát chưa đạt yêu cầu, dẫn tới việc làm cán bộ đảng viên không ai biết, khi vỡ lở, báo chí phát hiện thì cơ quan chức năng vào cuộc. “Kiểm soát là vấn đề rất lớn. Trong vai trò Đảng cầm quyền, Đảng phải giám sát, kiểm soát như nào cho tốt. Ngay trong bộ máy nhà nước thì quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải kiểm soát quyền lực tốt” – ông Phúc nói.

Quyền lực nếu được sử dụng đúng sẽ có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Quyền lực được giao mà thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến lạm quyền, lộng quyền.

2. GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương:

Tham nhũng là hiện tượng phản dân chủ nhất, là điều phản cảm nhất trong xã hội, trong con mắt đánh giá của người dân. Đấy cũng chính là tổn thương lớn nhất đến uy tín và thanh danh của Đảng. Muốn trừng trị được tham nhũng thì luật pháp thôi không đủ. Đã đến lúc phải giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa, liêm sỉ, giáo dục để biết xấu hổ, biết nhục nhã khi rơi vào cái xấu, cái ác. Chỉ với thức tỉnh như thế cộng với sức mạnh của pháp luật mới giải quyết bài toán nan giải này.

Và, tổ chức Đảng các cấp cần chú trọng việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thường xuyên giám sát để trị bệnh lạm dụng quyền lực, bảo đảm cho quyền lực luôn được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền.

9 nhận xét:

  1. Quyền lực chính là một con dao hai lưỡi. Nếu quyền lực được sử dụng đúng, được kiểm soát chặt chẽ và được tận dụng tối đa sẽ góp phần rất lớn trong việc duy trì trật tự ổn định xã hội. Nhưng nếu quyền lực bị lạm dụng, đó chính là lỗ hổng lớn nhất, là quả bom nổ chậm sẵn sàng phá hủy bất kì thể chế chính trị nào. Vì thế, quan trọng không phải là chờ thấy có sai phạm mới xử lý mà phải tiêu diệt mầm họa này ngay từ khi trong trứng

    Trả lờiXóa
  2. Quyền lực là một sức mạnh vô hình có sức quyến rũ không tả. Nó là mục tiêu là tham vọng của bât kì ai trong xã hội loài người. Muốn chinh phục, muốn thống trị, đó là bản chất của cả giới động vật. Nhưng chỉ có con người mới không kiềm chế được sức hút đó, sẵn sàng, bất chấp đánh đổi mọi giá kể cả nhân cách để có được hai chữ quyền lực. Tư tưởng quyết định hành động

    Trả lờiXóa
  3. Tham nhũng như là căn bệnh ung thư của không chỉ bộ máy chính trị Việt Nam mà ở bất kì thể chế chính trì nào, chẳng qua là hình thức khác nhau thôi nhưng đều dai dẳng và khó chữa. Một khi con người còn lòng tham thì tham nhũng còn xảy ra. Sử dụng quyền lực để làm kinh tế, đó là ván bài khó giải của đất nước ta hiện nay

    Trả lờiXóa
  4. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị nào, chức vụ nào đều phải bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật; việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật; tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  5. Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo các chế độ về trách nhiệm chính trị, hành chính, hình sự và bất kể người đó là ai, ở cương vị nào, dù đương chức hay đã nghị hưu.

    Trả lờiXóa
  6. Để kiểm soát quyền lực với tình hình hiện nay thì chỉ có nhân dân mà thôi, nên việc càng công khai minh bạch các quy trình, cơ chế, thông tin, báo chí, tuyên truyền…thì lại càng phải thực hiện tốt hơn nữa, bên cạnh đó là việc giáo dục phẩm chất, nhân cách của người cán bộ là việc cần phải thực hiện thường xuyên.

    Trả lờiXóa
  7. Tham nhũng là hiện tượng phản dân chủ nhất, là điều phản cảm nhất trong xã hội, trong con mắt đánh giá của người dân. Đấy cũng chính là tổn thương lớn nhất đến uy tín và thanh danh của Đảng. Muốn trừng trị được tham nhũng thì luật pháp thôi không đủ. Đã đến lúc phải giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa, liêm sỉ, giáo dục để biết xấu hổ, biết nhục nhã khi rơi vào cái xấu, cái ác. Chỉ với thức tỉnh như thế cộng với sức mạnh của pháp luật mới giải quyết bài toán nan giải này. Và, tổ chức Đảng các cấp cần chú trọng việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thường xuyên giám sát để trị bệnh lạm dụng quyền lực, bảo đảm cho quyền lực luôn được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền.

    Trả lờiXóa
  8. Quyền lực nếu được sử dụng đúng sẽ có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Quyền lực được giao mà thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến lạm quyền, lộng quyền.
    Đúng vậy, quyền lực nếu không kiểm soát được sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhiều người dựa vào quyền lực để làm càn, gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của đất nước

    Trả lờiXóa
  9. Tham nhũng là hiện tượng phản dân chủ nhất, là điều phản cảm nhất trong xã hội, trong con mắt đánh giá của người dân. Đấy cũng chính là tổn thương lớn nhất đến uy tín và thanh danh của Đảng. Muốn trừng trị được tham nhũng thì luật pháp thôi không đủ. Đã đến lúc phải giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa,... rồi chứ cứ như thế này thì không được

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog