Bạn Bùi Lan Anh, phóng viên VTC14, cơ quan đang có loạt bài về Nhiệt điện Vĩnh Tân. Có chia sẻ thêm trên trang cá nhân của mình về tâm trạng, suy nghĩ của người dân ở khu vực này.
Bài viết có nhiều từ rất ám ảnh như ngao ngán, mệt mỏi, chán nản, bất lực, ngỡ ngàng, mất niềm tin, lật lọng, chịu đựng mỏi mòn, bất lực, khóc, mỏi mòn, tàn phá, băn khoăn, tha thiết, buồn nản, bức xúc, nặng nề, tồi tệ, tha thiết, thở dài......Xin lỗi phải liệt kê hết cả ra để các bạn hình dung ra sức công phá tới nhân tâm qua ngòi bút của một bạn nhà báo nhìn tươi tắn tưởng vô tư nhưng rất biết đau cái đau của thiên hạ, lo cái lo của nhân dân. Thậm chí bạn cảm nhận được cả sự thay đổi mật độ những tiếng thở dài của người dân nơi đây:
Trích: "Ở Vĩnh Tân bây giờ, những tiếng thở dài như vậy, nhiều hơn mỗi ngày. Có những người, bức xúc. Cũng có những người bất ngờ. Có cả những người đã mất niềm tin tới độ không buồn nói... mọi thứ nặng nề trôi qua." (kể cả những điều người ta không buồn nói bạn cũng cảm nhận được)
Trong tâm trạng ám ảnh sau khi đọc bài viết này và những comment bên dưới, tôi chỉ phát hiện một thông tin tôi đọc khác với những gì được công bố trước đó. Trong bài viết bạn viết:
"sao ở một vùng đầy nắng gió, là vựa tôm giống của cả nước, là 1 trong 16 vùng nước trồi của cả thế giới, lại mọc ra một tổ hợp nhà máy nhiệt điện công nghệ Tàu đầy tai tiếng từ lúc xây dựng tới lúc vận hành?"
Trong khi tôi đọc trên trang web của bên điện lực thì là của tổ hợp nhà thầu Hàn Quốc - Nhật Bản:
"Nhà thầu EPC: Tổ hợp nhà thầu Doosan (Hàn Quốc) - Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2"
Vì không có thông tin nhiều về nhà máy này nên mình băn khoăn không biết thông tin nào là chính xác.
Mời xem:
Trên thế giới việc nhận chìm đã được quy định trong Luật Biển (năm 1982). Vật liệu nhận chìm cũng nằm trong Nghị định thư Luân Đôn (năm 1996), bao gồm các loại: vật liệu nạo vét, bùn cát nạo vét, chất thải của cơ sở chế biến thủy hải sản, hệ thống tàu bè, công trình dân sự hỏng nhấn chìm xuống biển…Còn ở Việt Nam, công việc nhận chìm thể hiện ở Luật Bảo vệ Tài nguyên môi trường biển (từ Điều 53 đến Điều 62). Trong Điều 60 của Nghị định 40/2016, các vật liệu được nhận chìm thể hiện là cát, sỏi nạo vét… tương đương với Nghị định thư Luân Đôn (năm 1996) về các vật liệu được nhận chìm. vật liệu mà cơ quan này cho nhận chìm là gần 928.000 m3 tại khu vực xã Vĩnh Tân, đó là vật liệu nạo vét của khu vực cảng vũng quay đầu của cảng than Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Vật liệu mà Bộ TNMT cho phép xả thải không phải là xỉ than, chất thải của quá trình chạy nhiệt điện. Vật liệu nạo vét ở đây là vật liệu nạo vét tại khu vực cảng, gồm cát, bùn của ô quay tàu trước cảng. Như vậy những chất thải nhận chìm đó là hoàn toàn đúng quy đinh, có gì sai trái đâu mà lũ kền kền nhảy vào lu loa cái mồm lên làm gì?
Trả lờiXóaBạn Bùi Lan Anh, phóng viên VTC14, cơ quan đang có loạt bài về Nhiệt điện Vĩnh Tân. Có chia sẻ thêm trên trang cá nhân của mình về tâm trạng, suy nghĩ của người dân ở khu vực này.
Trả lờiXóaCó vẻ như vtc không được người dân chào đón lắm nên hay gây ra những cái giật gân để câu người đọc ấy nhỉ?
NHẤN CHÌM VẬT LIỆU XUỐNG BIỂN
Trả lờiXóaNhớ khi xưa, có chủ trương làm điện hạt nhân ở Ninh Thuận; các nhà phản biện ra sức la làng phản đối; rằng nếu sự cố xảy ra sẽ vô cùng nguy hiểm, chia đôi cả hai miền nam bắc. Cuối cùng, Quốc hội đã biểu quyết tạm dừng...
Thủy điện cũng gây bao sự cố, hiểm họa cho nhân dân khi xả lũ và cũng bị báo chí, các nhà nhà gì đó phản đối kịch liệt...nhưng đến nay, thủy điện cũng không còn tiềm năng để mà khai thác, phát triển!
Có nhà khoa học dõng dạc: Tôi hỏi, tại sao không làm điện gió và điện mặt trời? Một người bình thường như tôi cũng hiểu, hai thứ điện đó sạch, nhưng chiếm diện tích lớn, và không phải ở đâu cũng làm được; giá thành rất cao, nền kinh tế VN chưa chịu đựng nỗi; lâu thu hồi vốn nên nhà đầu tư e ngại. Hiện nay Thủ tướng đã cho giá điện khuyến khích hai hình thức này với giá mua vào cao hơn giá bán ra của EVN mà cũng chưa thu hút nhà đầu tư.
Mà nếu để nhân dân và doanh nghiệp è cổ chịu giá điện cao khi chỉ làm điện sạch thì cũng không đủ chổ để làm!
Ai cũng biết nhiệt điện gây ô nhiễm nhất, nhưng giá thành nó rẻ, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng điện 20-30% hàng năm của VN trong giai đoạn hiện nay.
Để nhấn chìm vật liệu xuống biển, bộ chủ quản đã thành lập cả một hội đồng phản biện gồm những người có chuyên môn thẩm định...
Nhấn chìm vật liệu xuống biển (Dredged Material), cả thế giới người ta đã và đang làm, chỉ cần vào google sít cụm từ tiếng Anh trên, sẽ đọc không hết.
Công nghệ hiện nay là người ta múc vật liệu đổ vào xà lan phểu, đậy nắp, dùng dây cáp thả xuống tới đáy biển rồi bấm nút nhẹ nhàng mở đáy xà lan cho vật liệu từ từ thoát ra...(Đọc lóm trên mạng!)
Nhớ lại những năm 200X, điện phập phù, ngày cúp ngày có mà nỗi da gà!
Đề nghị các nhà phản biện nhân dân, bên cạnh việc quan ngại, lên án cũng nên đưa ra giải pháp, bày cho Chính phủ nên làm thế nào để có điện đủ xài, giá thành chịu đựng được và không gây ô nhiễm môi trường?
Hay là đừng làm ra điện nữa, để bảo vệ môi trường tuyệt đối?
Bạn Bùi Lan Anh, phóng viên VTC14, cơ quan đang có loạt bài về Nhiệt điện Vĩnh Tân. Có chia sẻ thêm trên trang cá nhân của mình về tâm trạng, suy nghĩ của người dân ở khu vực này. Có vẻ như vtc không được người dân chào đón lắm nên hay gây ra những cái giật gân để câu người đọc ấy nhỉ!!! Đúng là trò vớ vẩn
Trả lờiXóa