Vụ bắt ông Duy Phong: Xem xét xử lý 1 số PV liên quan
Đức Minh
(PLO)- Hiện đang có hiện tượng các phóng viên liên kết với nhau thành một số nhóm “đánh” doanh nghiệp, lợi dụng để “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ".
“Bộ TT&TT mới đây nhất đã thu thẻ nhà báo của phóng viên Lê Duy Phong- báo Giáo dục Việt Nam. Tới đây, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Công an tiếp tục xem xét xử lý một số phóng viên liên quan trong vụ này”- Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 6-2017, ngày 3-7.
Bộ trưởng Tuấn cho biết hiện đang có hiện tượng các phóng viên liên kết với nhau thành một số nhóm “đánh” doanh nghiệp, lợi dụng để “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”.
“Sáng đăng bài, trưa bắt đầu mời đi nhậu gặp gỡ người ta nhận phong bì, chiều về gỡ bài. Cứ như thế có tình trạng sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ rồi thành lập những nhóm đánh hội đồng”- Bộ trưởng TT&TT giải thích.
Cũng theo Bộ trưởng, vừa qua, Bộ TT&TT cũng quyết liệt phối hợp với các địa phương kiểm tra chấn chỉnh các văn phòng đại diện, thường trú tại một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Qua đó phát hiện một số sai phạm, yêu cầu báo cáo và có biện pháp xử lý.
“Hiện có một số địa bàn phóng viên báo chí vào rất nhiều. Chúng tôi có làm việc với Cần Thơ, có hơn 1.000 phóng viên vào đây”- ông Tuấn thông tin.
Bộ trưởng Tuấn sau đó đề nghị các cơ quan chủ quản (nhất là các ngành, hiệp hội) nêu cao trách nhiệm của mình bởi đang có hiện tượng cơ quan chủ quản đứng ngoài mà đổ cho cơ quan quản lý nhà nước.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng thông tin thêm về việc phối hợp triển khai cơ chế trong việc gỡ bỏ thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Theo đó, hiện đã gỡ bỏ 1.987 clip xấu độc, gỡ hơn 500 clip trên youtube, tức là gỡ được 2.004 clip xấu độc.
“Facebook cũng cam kết phối hợp với Bộ ưu tiên gỡ bỏ tài khoản giả danh, giả mạo của các cá nhân, tổ chức và thiết lập một kênh riêng trên mạng xã hội ưu tiên đăng các yêu cầu của Bộ TT&TT. Đến nay, theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đã gỡ bỏ 106 tài khoản Facebook giả mạo, 1 kênh phản động với 500 clip, 132 tài khoản phản động nói xấu lãnh đạo cấp cao…”- ông Tuấn cho hay.
Cạnh đó, Bộ TT&TT cũng khẳng định kiên quyết xử lý, thu hồi sim rác. Tình hết tháng 6, Bộ phát hiện 23,4 triệu sim, thuê bao có vấn đề, khóa 21,4 triệu sim, thuê bao.
“Khi Nghị định 49 ra đời, chúng ta chưa làm tốt truyền thông nên trên mạng nói việc đăng ký thuê bao có chụp ảnh gây khó dễ cho người dùng. Việc này không phải gây khó dễ gì mà đây chỉ chụp ảnh những thuê bao mới hoặc thuê bao chưa chính xác bắt buộc đăng ký lại.
Việc này nhằm mục địch bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội và bảo vệ chính người dân, hạn chế tối đa hành vi vi phạm pháp luật như nhắn tin khủng bố, đe dọa… Chúng tôi phải làm kiên quyết để giảm đáng kể tình trạng này”- ông Tuấn khẳng định.
Thế mới biết bộ mặt ghê tởm của đám nhà báo. Tử tế gì chúng nó, ăn tiền như ranh lại còn lên mặt dạy đời. Nhờ có vụ nhận hối lộ của Nhà báo Duy Phong mà bộ mặt thật của đám nhà báo bị vạch trần. Bộ TTTT hợp tác với lực lượng công an bắt giữ nhưng kẻ lợi dụng thẻ nhà báo trục lợi cá nhân, đe dọa doanh nghiệp.
Trả lờiXóaNghe Bộ trưởng TTTT nêu một số hiện tượng phóng viên đánh hội đồng doanh nghiệp mới thấy một số nhà báo không còn giữ được đạo đức nghề nghiệp nữa. Cái gì riêng rành rẽ, chuyện mấy nhà báo mà sai, mà phải chịu trách nhiệm thì phải chịu xử lý của pháp luật. Còn như phóng viên được nhiều anh em vinh danh là tổ nghề đếm tầng kia phải trả giá vì hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để trục lợi hay để đe dọa tống tiền thì phóng viên phải chịu xử lý chứ.Đó là công bằng của xã hội. Nhà báo đánh mạnh tiêu cực để làm cái thương hiệu tên tuổi ở địa phương, xong anh lợi dụng tiếng tăm đó để đi dọa người ta kiếm tiền thì đó là câu chuyện hoàn toàn khác, đó là vô đạo đức, không xứng đáng đứng trong hành ngũ người làm báo. Các lều báo, chòi báo đừng có vì tình đồng nghiệp mà bênh theo kiểu mù quáng, nó mất đi uy tín nghề nghiệp. Sau này lấy lại rất khó khăn.
Trả lờiXóaNghe Bộ trưởng TTTT nêu một số hiện tượng phóng viên đánh hội đồng doanh nghiệp mới thấy một số nhà báo không còn giữ được đạo đức nghề nghiệp nữa. Cái gì riêng rành rẽ, chuyện mấy nhà báo mà sai, mà phải chịu trách nhiệm thì phải chịu xử lý của pháp luật. Còn như phóng viên được nhiều anh em vinh danh là tổ nghề đếm tầng kia phải trả giá vì hành vi lợi dụng hoạt động báo chí để trục lợi hay để đe dọa tống tiền thì phóng viên phải chịu xử lý chứ.Đó là công bằng của xã hội. Nhà báo đánh mạnh tiêu cực để làm cái thương hiệu tên tuổi ở địa phương, xong anh lợi dụng tiếng tăm đó để đi dọa người ta kiếm tiền thì đó là câu chuyện hoàn toàn khác, đó là vô đạo đức, không xứng đáng đứng trong hành ngũ người làm báo. Các lều báo, chòi báo đừng có vì tình đồng nghiệp mà bênh theo kiểu mù quáng, nó mất đi uy tín nghề nghiệp. Sau này lấy lại rất khó khăn.
Trả lờiXóa