ĐBQH Lê Thanh Vân - người từng được TƯ luân chuyển về làm Phó bí thư Hải Dương đã viết thư gửi Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính với hàng loạt kiến nghị tâm huyết góp ý dự thảo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Dự thảo này là một trong những nội dung được Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức TƯ xây dựng và là một trong những vấn đề trọng tâm trong đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị, dự kiến sẽ được thảo luận tại hội nghị TƯ 6.
Thư Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính phản hồi ĐB Lê Thanh Vân
6 trụ cột trong công tác cán bộ
ĐBQH Lê Thanh Vân đề xuất chia thành nhóm cán bộ ở 6 lĩnh vực trụ cột: Chính trị, quản lý, điều hành, chuyên môn, khoa học - công nghệ và văn hóa - nghệ thuật; Quy định tầng, nấc và thứ tự cấp, bậc của cán bộ theo một chuẩn mực cụ thể.
Trên cơ sở đó, về “tầng” có cán bộ ở TƯ và cán bộ ở địa phương. Ở “tầng” TƯ có các “nấc” là cán bộ cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể. Ở “tầng” địa phương được phân chia làm các “nấc” tương ứng như ở TƯ, nhưng theo từng cấp tỉnh, huyện, xã.
Về cấp, bậc, ông đề nghị căn cứ vào vị trí, tính chất, vai trò của từng nhóm cán bộ để phân định hệ thống chức danh theo thứ bậc, trật tự của hệ thống chính trị với một hệ quy chiếu nhất quán.
Hiện, về “bậc” có nhóm chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở TƯ. Về “cấp” có trưởng và phó.
Ngoài những chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước ra như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng. Tuy nhiên, các chức danh cùng “bậc” thường chưa được hiểu một cách nhất quán.
Vì vậy, nên lấy các chức danh còn lại trong hệ thống hành chính đề xác định nhất quán như “tương đương Phó Thủ tướng”, “tương đương Thứ trưởng”…
“Nếu xác định rõ cấp, bậc của hệ thống chức danh như trên, chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát được số lượng cán bộ của toàn hệ thống chính trị và dễ dàng xác định cơ chế phân cấp quản lý đối với từng nhóm cán bộ, trên cơ sở xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng tầng, từng cấp”, ông nhấn mạnh.
Dụng nhân như dụng mộc
ĐB Lê Thanh Vân cho rằng, việc phân loại 6 nhóm cán bộ sẽ là cơ sở để bố trí nhân sự phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể theo sở trường, sở đoản của từng người.
ĐBQH Lê Thanh Vân. Ảnh: Phạm Hải
“Dụng nhân như dụng mộc. Một người có khả năng làm tốt công tác phong trào, chưa hẳn trở thành một chính trị gia hay một nhà lãnh đạo trong hệ thống chính trị; một doanh nghiệp giỏi về sản xuất, kinh doanh chưa hẳn trở thành một nhà quản lý, điều hành trong bộ máy hành chính; một nhà khoa học xuất sắc chưa hẳn trở thành một chính khách…” ông phân tích.
Nguyên Phó Bí thư Hải Dương cũng chỉ ra, trên thực tế, chúng ta đã có sự nhầm lẫn đáng tiếc trong việc phân loại, nhận diện và sử dụng cán bộ. Đôi khi, vì cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn, vì tính đại diện mà xem nhẹ chất lượng cán bộ.
Từ đó ông kiến nghị, đối với các chức danh do bầu cử (lãnh đạo, quản lý), phải trình bày được cương lĩnh, chương trình, kế hoạch hành động và bảo vệ được quan điểm, tư tưởng của mình trước tập thể có thẩm quyền. Đối với các chức danh do bổ nhiệm (điều hành), thì nhất thiết phải thông qua thi tuyển.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tiến cử nhân tài, phải xác định trách nhiệm cụ thể của tập thể, cá nhân trong việc tuyển chọn cán bộ và tiến cử nhân tài, với các quy định về thưởng, phạt nghiêm minh...
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính đã có thư cảm ơn ĐB Lê Thanh Vân.
Thư nêu: “Trước hết, xin cảm ơn đồng chí đã quan tâm và gửi thư trao đổi ý kiến về dự thảo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Tôi trân trọng đánh giá cao tâm huyết, hiểu biết và những nghiên cứu của đồng chí trong lĩnh vực này đã gợi mở cho chúng tôi suy nghĩ thêm trong quá trình hoàn thiện dự thảo”.
“Một lần nữa tôi trân trọng cảm ơn và mong đồng chí tiếp tục cung cấp thông tin, trao đổi thêm về những nội dung công tác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Tổ chức TƯ”.
Thu Hằng
Bài viết chỉ nêu một số ít tồn tại về tham nhũng tại nước ta, bởi các cơ quan có chức năng phân tích đánh giá tình hình xã hội chưa sâu sát và còn ngại ngùng chưa bao giờ dám nhìn thẳng vào những tồn tại về tình trạng tham nhũng trong xã hội.Nói thì dễ nhưng cứ ngẫm cho kĩ, bao giờ cơ quan nhà nước còn dùng những từ ngữ đại loại như "nhận quà trên mức tình cảm", thì chuyện chống tham nhũng chỉ là viễn tưởng nói cho vui.
Trả lờiXóaLẽ ra cán bộ cấp thấp mắc vào tội gì đó thì phải xử ( kỷ luật ở mức độ tương xứng với tội danh đó theo pháp luật ), còn cán bộ cấp cao hơn thì phải xử nặng hơn để làm gương và răn đe người khác và phải truy thu hết tài sản mà người đó đã tham ô, tham nhũng, còn đây tài sản không thu lại được, kỷ luật thì ( phê bình với cảnh cáo ) ! Ôi cảnh cáo muôn năm. Vinh thân phì gia là mục đích sống làm việc của nhiều người ( ai cũng như ai thôi ) nên hiện giờ thì những kẻ tham nhũng dữ quá nên bị những người chưa bị lộ chống, khi có chức, có quyền rồi thì cũng giống như những kẻ trước đó thôi. Pháp luật phải làm sao để không người nào Dám tham nhũng, Không Thể tham nhũng, Không Muốn tham nhũng .
Trả lờiXóaMong quốc hội, chính phủ,..... nhìn nhận thẳng thắn và đứng ra giải quyết nghiêm túc vấn đề tham nhũng, tham nhũng là một tệ nạn gây mất lòng tin của người dân , ảnh hưởng đến uy tín đất nước, uy tín của cơ quan quản lý và người dân. Nó là nguồn phá hoại còn khủng khiếp hơn thế lực chống phá bên ngoài. Ai cũng biết thì đừng có ngó lơ, đừng có vô trách nhiệm với người dân.
Trả lờiXóa“Ví dụ như kêu gọi chống tham nhũng, tiêu cực thì người dân phải kiên quyết không chung chi. Chứ mình cũng đi đút tiền, rồi còn tư vấn cho người khác đút tiền thì làm sao chấm dứt được? Cán bộ sai thì dân phải phản ảnh. Muốn có chính quyền trong sạch thì người dân phải cộng đồng trách nhiệm” - ông Tuyến nói.
Trả lờiXóaÔng thử trong vai người dân đi làm thủ tục nhà đất đi rồi mới biết vì sao chúng tôi đành chấp nhận chung chi cho được việc.
Đó mới là bề nổi ! Còn bề ngầm thì kinh khủng hơn nhiều. Tại sao các doanh nghiệp rất sợ thanh tra ? Sợ không phải vì họ hoàn toàn sai , mà sợ nếu không lót tay thì sẽ bị hành . Giờ tham nhũng , tham ô đã trở thành quen với người dân. Họ chả kêu vì có kêu cũng chẳng biết kêu ai. Ai đứng ra giải quyết. May mà có internet đâu đó dân còn nói đến được tai người có tâm.
Trả lờiXóaĐể chống TN hiệu quả, nên thành lập Ủy Ban chống TN do những người không nằm trong biên chế nhà nước điều hành. Đào tạo bài bản nghiệp vụ và cho họ quyền đặc cách toàn diện ưu tiên đặc biệt trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực để hành xử triệt để với TN.Người dân muốn hay không, cũng phải chấp nhận tham nhũng và sống chung với nó. Nói như ông phó chủ tịch là không thuyết phục, là đẩy trái banh trách nhiệm về người dân. Người dân nào mà không muốn sống trong sạch, ngặt cái họ hết cách nên phải sống chung.
Trả lờiXóaThư nêu: “Trước hết, xin cảm ơn đồng chí đã quan tâm và gửi thư trao đổi ý kiến về dự thảo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Tôi trân trọng đánh giá cao tâm huyết, hiểu biết và những nghiên cứu của đồng chí trong lĩnh vực này đã gợi mở cho chúng tôi suy nghĩ thêm trong quá trình hoàn thiện dự thảo”. “Một lần nữa tôi trân trọng cảm ơn và mong đồng chí tiếp tục cung cấp thông tin, trao đổi thêm về những nội dung công tác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Tổ chức TƯ”.
Trả lờiXóa