Những quan điểm sai trái trong nghiên cứu lịch sử
Thứ Năm, 20/03/2014, 20:36:00
Sau khi Báo Nhân Dân đăng loạt bài liên quan tới xu hướng "xét lại lịch sử, viết lại lịch sử", từ CHLB Ðức, tác giả Hồ Ngọc Thắng đã gửi tới Tòa soạn bài viết với một số dẫn chứng từ xu hướng này ở CHLB Ðức và nêu lên những suy nghĩ của tác giả. Ðể nhìn nhận vấn đề trên một bình diện rộng hơn, xin giới thiệu bài viết để bạn đọc tham khảo.
Ở châu Âu nói chung và ở CHLB Ðức nói riêng, xu hướng xét lại lịch sử đã xuất hiện từ khá lâu nhưng không liên tục; thường thì sau một thời gian có vẻ trầm lắng, khi có điều kiện thuận lợi thì xu hướng đó lại trỗi dậy. Những năm qua, từ một số biểu hiện tiêu cực của nó, xu hướng "xét lại lịch sử" dẫn đến nỗi lo ngày càng lớn với Nhà nước và xã hội Ðức. Nhiều chính trị gia, một số nhà chính trị học, xã hội học, luật học, tâm lý học,... đã tranh luận gay gắt về xu hướng này, và đưa ra nhiều luận chứng khác nhau về nguyên nhân, biện pháp xử lý. Nhưng có một điểm thống nhất chung là, đánh giá về hậu quả nghiêm trọng trước mắt cũng như lâu dài của xu hướng xét lại lịch sử một cách cực đoan, và đều nhất trí, cần phải hành động ngay.
Ở CHLB Ðức có một số tổ chức, đảng phái đồng tình với quan niệm xét lại lịch sử. Nhưng xu hướng xét lại lịch sử một cách cực đoan nhất hiện nay thể hiện rõ nét trong tư tưởng, hành động của các đảng viên và người ủng hộ đảng Dân chủ Quốc gia Ðức (NPD) được thành lập năm 1964. Nhiều năm nay, đảng này đòi sửa lại đường biên giới hiện tại giữa Ðức với Ba Lan, tái thiết đường biên giới quốc gia theo trạng thái thời điểm cuối năm 1937. Về việc viết sử, NPD muốn sửa lại các trang sử viết về giai đoạn Ðức Quốc xã cầm quyền, bởi theo họ, nguyên nhân làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai là do "lỗi" của phe đồng minh; năm 1945, nước Ðức không được giải phóng mà vì bại trận nên đang bị nước ngoài cai trị; họ yêu cầu phải đánh giá lại vai trò của quân đội Ðức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù nhân loại đã có đủ tư liệu lịch sử chứng minh khoảng 10 triệu người, trong đó có từ năm đến sáu triệu người Do Thái bị sát hại trong thời gian Ðức Quốc xã cầm quyền (phần lớn bị sát hại trong trại tập trung của Ðức Quốc xã, thí dụ như ở Auschwitz, Buchenwald, Dachau, Bergen Belsen,... trong các chương trình tàn sát có tính chất diệt chủng) nhưng đảng viên của NPD và những người tuy không tham gia đảng phái nhưng có tư tưởng xét lại vẫn cho rằng đó là "điều dối trá"! Vì thế trong sách báo ở Ðức đã xuất hiện các khái niệm có liên quan đến xu hướng xét lại lịch sử kiểu này, như "từ chối Holocaust", "giả dối Auschwitz"... Một chủ đề khác mà những thế lực có xu hướng đòi xét lại luôn đưa ra để tranh luận trong các thập niên vừa qua là vai trò của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt quân đội của Ðức Quốc xã và giải phóng châu Âu khỏi ách thống trị của chủ nghĩa phát xít. Mục đích của những người theo quan niệm này là muốn làm giảm công lao, uy tín của Liên Xô trong quá khứ và của LB Nga trong giai đoạn hiện nay.
Một trong các biện pháp để chống lại xu hướng xét lại lịch sử cực đoan mà cơ quan lập pháp và tư pháp CHLB Ðức đưa ra là các quy định trong Ðiều 130 Bộ luật Hình sự. Theo đó, từ năm 1994, công khai "từ chối Holocaust" là một tội phạm, và có thể bị phạt từ ba tháng đến năm năm tù, hoặc bị phạt tiền. Trong những năm qua, một số người phải hầu tòa vì tội danh này, và hình phạt tù giam cũng đã được thực thi. Một cố gắng khác của Quốc hội, Hội đồng liên bang và Chính phủ CHLB Ðức để cấm các hoạt động của NPD là đệ đơn ra Tòa án hiến pháp Liên bang - tòa án cao nhất của CHLB Ðức. Nhưng đến nay cố gắng đó vẫn chưa thành công. Ngày 18-3-2003, Tòa án hiến pháp Liên bang đã đình chỉ thủ tục xét xử vì "lỗi của thủ tục". Nguyên nhân sâu xa là một thực tế được phanh phui: Ccơ quan bảo vệ hiến pháp, tức cơ quan tình báo đối nội, đã cài nhiều điệp viên ngầm vào hàng ngũ lãnh đạo của NPD. Cho đến nay, câu hỏi: Liệu NPD có phải là một đảng đã vi hiến hay không (?) vẫn chưa được xem xét, nên vấn đề chưa được phán quyết. Trong đợt bầu cử Quốc hội tiểu bang vừa qua, một số đảng viên của đảng này đã thu đủ số phiếu của cử tri để trở thành đại biểu Quốc hội tiểu bang ở hai tiểu bang.
Hiện nay, có một vụ án hình sự lớn nhất ở CHLB Ðức trong vòng 20 năm qua đang được xét xử tại TP Munich. Sự việc bắt đầu từ sự tình cờ, sau một vụ án cướp ngân hàng, cơ quan công an phát hiện một nhóm "cực hữu Quốc xã bí mật" (NSU). Trong mấy năm gần đây, nhóm này đã ám sát chín người nước ngoài và một nữ cảnh sát CHLB Ðức. Theo kết quả điều tra của cảnh sát hình sự, thì nhóm NSU đã nhận được hỗ trợ tích cực của một số đảng viên NPD. Sau khi tình tiết của vụ án NSU được tiết lộ, các tiểu bang mới thống nhất sẽ cho khởi động lại thủ tục cấm NPD. Và đó cũng là một lý do để thời gian vừa qua nhiều cá nhân và đảng phái phê phán các lực công an, an ninh. Họ cho rằng, cơ quan nhà nước đã quá lơ là với lực lượng cực hữu - gồm những người cực đoan luôn đưa ra đòi hỏi xem xét lại lịch sử.
Là người sống ở nước ngoài nhưng luôn hướng về Tổ quốc, luôn quan tâm tới quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, qua báo chí tôi cũng nhận thấy ở Việt Nam đang có một số cá nhân theo xu hướng xét lại lịch sử. Phần lớn ý kiến và bài viết của mấy người này được phát tán trên internet, hoặc được một số báo, đài phương Tây đăng tải. Theo quan sát của cá nhân tôi, phần lớn bài viết theo xu hướng xét lại lịch sử thường liên quan đến cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; bên cạnh đó là đề cao một số người, nhóm người trước đây từng bị phê phán; thậm chí ca ngợi, phục dựng và tô vẽ bộ mặt của chế độ Sài Gòn trước đây. Nhưng may mắn cho tôi là không những đã được học lịch sử, đọc sách lịch sử, mà thế hệ chúng tôi sinh ra, lớn lên trong chiến tranh nên đã nghe tận tai và nhìn tận mắt rất nhiều sự kiện, vấn đề đã xảy ra trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Những điều tai nghe, mắt thấy đó trở thành ký ức không quên, ăn sâu vào tiềm thức, giúp chúng tôi nhìn nhận một cách khách quan toàn diện về rất nhiều vấn đề lịch sử. Nên tôi không thể nào đồng tình với một vài người, trong những năm tháng kháng chiến gian khổ không trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, nay muốn "nhìn nhận lại" cuộc kháng chiến đã qua rồi đặt câu hỏi "đã được gì sau cuộc chiến" (!?). Ðọc các bài có quan điểm này, thường tôi hồi tưởng tới những năm tháng chiến tranh. Như ngày 5-8-1964, lúc 10 tuổi, lần đầu tôi thấy máy bay Mỹ bay rất thấp ở quê tôi, một vùng biển Thanh Hóa. Rồi đến ngày 3-4-1965, lần đầu máy bay Mỹ ném bom từ sáng đến tối quanh làng tôi, ngay bên nhà tôi. Và đó cũng là lần đầu tôi đã thấy nhiều người chết và bị thương do bom đạn của đế quốc Mỹ... Ký ức năm xưa giúp tôi nhận ra các bài viết đó không phải là nghiên cứu lịch sử, không phải xem xét lại để giúp hiểu thêm quá khứ, mà chỉ nhằm xuyên tạc, tuyên truyền cho cái nhìn lệch lạc, gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
Nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc, rất nhiều tài liệu mật của nước Mỹ, của quân đội Mỹ liên quan tới chiến tranh Việt Nam, từ những vấn đề cơ bản như nguyên nhân, vai trò của chính quyền Mỹ, diễn biến từng giai đoạn,... đã được giải mã, các nhà nghiên cứu được phép tiếp cận. Nhưng trong thời gian qua, không chỉ một số người ở hải ngoại mà có người ở trong nước vẫn đưa ra luận điệu xuyên tạc "miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam", "cộng sản tàn sát dân chúng". Từng là "Bộ đội Cụ Hồ", năm 1972 tham gia Chiến dịch Xuân hè ở Quảng Trị, sau khi vượt sông Bến Hải ở thượng nguồn, tôi và đồng đội được đưa đến trú ẩn trong một làng thuộc huyện Gio Linh. Dù hơn 40 năm trôi qua, tôi không thể quên sự tiếp đón, chăm sóc của nhân dân ở ngôi làng này. Bà con còn nghèo nhưng thương quý chúng tôi như con em trong nhà. Ðó là nguồn sức mạnh to lớn trong cuộc chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với những ai đang tán phát bài viết để "hạ bệ thần tượng" với ý đồ thực hiện "diễn biến hòa bình", gây nghi ngờ trong nhân dân, từ đó tiến công vào chế độ, tôi xin kể chuyện này: Ðó là trên đường hành quân vào chiến trường miền Nam, khi đơn vị nghỉ dừng chân vài ngày tại một Binh trạm của Binh đoàn 559, tôi gặp một tù binh Mỹ da trắng. Máy bay bị bắn hạ và anh ta bị bắt. Lực lượng bảo vệ cho chúng tôi biết, người tù binh này nghiện thuốc lá và biết nói một ít tiếng Việt. Nên khi mấy anh chàng lính trẻ chúng tôi tặng một bao thuốc lá, anh ta liền nói: "Cảm ơn!". Sau đó anh ta nói với tôi cùng các chiến sĩ khác của đơn vị đang đứng chung quanh là: "Hồ Chí Minh muôn năm", "Không gì quý hơn độc lập tự do"... Tôi nghĩ, một người tù binh có thể làm các công việc miễn cưỡng, nhưng chỉ khi có lòng tôn kính lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, một người ngoại quốc mới tự nguyện nói ra những điều như thế.
Viết và gửi bài này tới Báo Nhân Dân, tôi không có ý định coi những người có xu hướng xét lại lịch sử ở Việt Nam cũng tương tự như những phần tử cực đoan ở CHLB Ðức mà tôi đã đề cập. Nhưng những gì đã xảy ra ở CHLB Ðức trong thời gian qua là một bài học nếu không được cảnh tỉnh, thì một số tác giả có xu hướng "xét lại lịch sử" ở Việt Nam rất có thể đi tới sự lầm lạc. Tôi nghĩ bài học đó là: Dù động cơ trong sáng thì khi xét lại lịch sử vẫn phải thận trọng, cần nhìn nhận vấn đề trong hoàn cảnh cụ thể, có quan điểm lịch sử, cái nhìn khách quan, tôn trọng sự thật. Với người đọc cũng vậy, cần tỉnh táo để nhận biết đúng sai, để không bị chi phối rồi hoài nghi về quá khứ, hoang mang về tương lai đất nước. Riêng với luận điệu của các thế lực thù địch, và các hành vi lợi dụng "xét lại lịch sử" để kích động hận thù dân tộc, tôi nghĩ Nhà nước và các nhà nghiên cứu cần có biện pháp thiết thực, kịp thời lên tiếng phê phán quan điểm sai trái để vừa giữ gìn sự lành mạnh của môi trường tri thức, vừa điều chỉnh nhận thức chung của xã hội.
HỒ NGỌC THẮNG (CHLB Ðức)
chắc là một số người sống trong hoà bình nhiều quá đâm ra thích viết lại lịch sử thế rồi,họ ko hiểu nổi cái giá của hoà bình,nếu ngày xưa những nhà sử học này có ra trận đánh giặc để dành lại độc lập cho dân tộc thì giờ chuyện đã khác rồi
Trả lờiXóaCho dù như thế nào cũng không thể chấp nhận những con người dám cầm cây bút để viết lại những dòng lịch sử mà không đúng bản chất của nó. Đất nước Việt Nam là của người dân Việt Nam, nó được đánh đổi bằng xương bằng máu của thế hệ cha anh, và thời nay là sự nỗ lực của các thế hệ con cháu để xây dựng đất nước được sánh vai với các cường quốc năm châu. Thế mà giờ đây có những kẻ dám viết lên những điều trai với lịch sử thật là không chấp nhận được.
Trả lờiXóaKhi viết về lịch sử phải viết cho đúng, không được xuyên tạc, bịa đặt lịch sử, mọi điều chúng ta viết về lịch sử đúng như những gì đã xảy ra theo đúng bản chất của nó, lịch sử dân tộc Việt Nam ta là những trang viết mang đầy tinh thần dân tộc, sự hy sinh của những anh hùng đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chống giặc ngoại xâm, những công lao đó đời đời chúng ta phải khắc ghi và nhớ ơn. Mọi hành vi phủ nhận, nói sai lịch sử của dân tộc sẽ bị lên án, đó là điều không thể chấp nhận được đối với tư cách một người con của dân tộc Việt Nam
Trả lờiXóaGần đây, những thông tin xung quanh sự việc một số nhà viết sử có quan điểm xét lại khi nhìn nhận, đánh giá các sự kiện lịch sử đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý theo dõi của dư luận xã hội. Từ những phát biểu gây sốc của Giáo sư Phan Huy Lê đến những nhận định sai lầm, quan điểm lệch lạc khi nhìn nhận về chế độ Việt Nam Cộng hòa của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Cường... Tất cả đang dấy lên hồi chuông cảnh báo về một bộ phận những người viết sử đang vô tình hay cố ý phớt lờ sự thật lịch sử, thật không thể chấp nhận được
Trả lờiXóaNếu như Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Cường cho thấy sự "ngô nghê" trong cách thức nhìn nhận và đánh giá các sự kiện lịch sử của mình với quan điểm cho rằng Việt Nam Cộng hòa không phải ngụy quyền mà một thực thể ở Miền Nam Việt Nam mà theo cách lập luận của ông đó là viết sử để đông đảo mọi người chấp nhận thì Giáo sư Phan Huy Lê lại cho thấy dã tâm "phá hoại" nền lịch sử Việt Nam trong hàng loạt các phát biểu, bình luận gây sốc có liên quan đến các sự kiện lịch sử. Đây là hành vi bị cả dư luận lên án mạnh mẽ, bởi không ai có quyền bóp méo, xuyên tạc lịch sử cả
Trả lờiXóaCho dù với mục đích gì thì việc một nhà sử học với những việc làm nhằm phá hoại lịch sử nước nhà, gây hoang mang dư luận nói trên là những việc làm xấu xí, đi ngược lại với phẩm chất của người viết sử, đi ngược lại với sự kỳ vọng của dư luận xã hội. Một dấu hỏi lớn về động cơ khiến các nhà sử học như Trần Đức Cường, Phan Huy Lê lại đi bóp méo, xuyên tạc lịch sử
Trả lờiXóaTrong thời gian lịch sử, qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, không phải ngẫu nhiên mà hàng chục triệu người Việt gọi bọn tay sai cho Pháp và Mỹ là bọn nguỵ quân, chính quyền tay sai của Mỹ và Pháp là nguỵ quyền. Bởi bọn chúng được một nước ngoại bang hà hơi, tiếp sức, che chở để quay về cắn đồng bào mình, để uống máu dân tộc mình, bọn chúng không bao giờ được người dân trên đất nước này công nhận.
Trả lờiXóaChúng ta phải khẳng định rằng, không bao giờ được bóp méo lịch sử, không được mượn danh tri thức để viết lại lịch sử, cũng như xét lại. Tội ác là tội ác, không bao giờ có chuyện xí xoá khi mà chưa biết ăn năn, làm sao để mọi công dân Việt Nam biết rõ về những điều mà những kẻ phản bội đã làm. Nên xem lại lập trường chính trị của các nhà sử học đang đòi xét lại lịch sử kia, động cơ gì mà lại đi bịa đặt, bóp méo lịch sử như vậy
Trả lờiXóaHòa hợp hay là xét lại lịch sử? Xóa bỏ cách gọi để hàn gắn vết thương hay là công nhận chế độ ngụy quyền tay sai? Thật không hiểu nhà sử học Phan Huy Lê, Trần Đức Cường đang nghĩ gì. Công nhận một chế độ chính quyền bù nhìn tay sai của bọn đế quốc, chém giết biết bao nhiêu người dân, chiến sĩ của ta, thật không thể chấp nhận những kẻ mang tiếng có học thức mà lại hạn chế về tư cách đạo đức
Trả lờiXóaBộ sách xuyên tạc lịch sử trắng trợn như vậy mà vẫn được xuất bản hay sao. Tôi quan ngại về cơ quan chức năng đang ở đâu, đang làm gì mà lại để lọt mộ bộ sách bóp méo trắng trợn lịch sử của dân tộc như vậy. Chúng ta cần phải tẩy chay những tài liệu, ấn phẩm kiểu này cũng như phản bác những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc về lịch sử
Trả lờiXóaChính quyền VNCH được lập nên bởi những trò hề mà Mỹ đứng đằng sau vẽ lối chứ không hề theo nguyện vọng của nhân dân. Chính quyền ấy đã biến cả miền Nam thành một bể máu lớn của những con người yêu nước, và cả những người dân vô tội. Bởi thế nên nhân dân Việt Nam không thể công nhận một chính quyền đã đi trái với ý chí, nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân. Không hiểu sao một nhà sử học có trình độ, hiểu biết mà lại đi xuyên tạc trắng trợn lịch sử. Những hành vi này cần phải bị tẩy chay trong xã hội, không thể tiếp tay cho những kẻ như vậy để bóp méo lịch sử
Trả lờiXóaLịch sử không thể lập lờ đen trắng như vậy được. Nếu thế hệ này ông giáo sư thừa nhận đó là một loại "chính quyền", một thực thể tồn tại trong hệ thống chính trị của lịch sử Việt Nam, vậy thì dần dần đến thế hệ sau có khi ông lại nói rằng đó là một chính quyền của nhân dân Việt Nam lập ra mất. Đừng đánh tráo khái niệm trong lịch sử, đừng để mình trở thành tội nhân muôn đời của các thế hệ đi trước đã hi sinh để viết nên những trang lịch sử hào hùng của cả một dân tộc như vậy.
Trả lờiXóaNgụy quân, ngụy quyền từ bấy lâu nay đã ăn sâu vào tiềm thức người dân nước Việt như một thứ xấu xa, tồi tệ, tráo trở, hèn mạt nhưng cũng độc ác, vô nhân tính nhất. Và thực tế là lịch sử đã chứng minh những thứ đi vào tiềm thức đó không phải tự nhiên mà có. Đó là do sự thật chúng đã gây ra trong lịch sử đất nước. Lịch sử không thể bị phủ nhận, không thể bị che đậy lại càng không thể ở thế "mềm hóa" một cách giả dối trắng trợn như vậy được.
Trả lờiXóaNhững kẻ chiêu hồi trong giới viết sử đang viết nguỵ lịch sử cho người Việt nam đấy.
Trả lờiXóaCác vị chức sắc trong các tạp chí LS,các vị có danh trong hội khoa học ls ...chả lẽ các vị đều đồng ý với các anh họ Phan và họ Trần kia .Tôi không tin là thế.Đây có thể xem như một vụ nhân văn GP thứ hai trong vấn đề viết sử.Họ cứ bới dần cái gốc cây XHCN đang xanh lên,họ chặt rễ con,họ băm rễ lớn,họ vặt lá chặt cành.Mai này họ sẽ làm lớn hơn.Họ ủ mưu trả thù cho chế độ cũ đã thối nát.Họ ngụy biện lấy cớ vì HOANG SA,TRƯỜNG SA,vì hòa hợp dân tộc.Nghe qua thì mùi mẫn lắm.Nhưng thực chất trong óc họ đã trở cờ.Đồng đô la,những hứa hẹn đã làm mờ mắt họ.Chúng ta phải quyết liệt hơn,nếu không CM màu sẽ nổ ra và dân ta lại chìm trong máu lửa.
Trả lờiXóaNhững người như anh Hồ Ngọc Thắng thật đáng quý. Bài viết rất hay với lời văn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, rõ ràng.
Trả lờiXóaMày sống ở Đức mà không động được tý nào cái não trạng u mê . mày là người việt hay người tàu ? Mả cụ mày cả một xã hội Đông Đức cộng sản theo về tây Đức người tây Đức có xét net cộng sản hay không cộng sản với bất cứ thằng nào con nào ở đông Đức hay không.Thậm chí bà bí thư đoàn thanh niên cộng sản vẫn làm thủ tướng nước Đức tự do.Vậy mà nước Đức đâu có kém ai đâu.Người đời đúc kết, thù dai nhớ lâu là bản chất không đổi của những kẻ ti tiện và tiểu nhân.Tre làng này phải gọi đúng tên là bọn tre tàu chuyên moi móc khoét sâu hân thù dân tộc.
Trả lờiXóanhững gì thuộc về lịch sử thì chúng ta cứ để lịch sử nói lên tất cả, thời ngày nay mà nhìn về lịch sử, rồi xét lại thì không nên. vì chúng ta không sống hoàn toàn trong thời gian đó nên khó có thể hiểu được hết lịch sử. 1 người có thể sai lầm, 1 thế hệ có thể sai lầm nhưng cả 1 dân tộc thì không bao giờ sai lầm được, xin đừng xét lại lịch sử một cách tiêu cực
Trả lờiXóaBản chất của lịch sử là sự thật và khách quan vậy mà ông lại đưa ý kiến chủ quan mình vào, người đọc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cách suy nghĩ này.Gạt bỏ quá khứ hướng đến tương lai là cần thiết nhưng không được phép quên lịch sử và thay đổi lịch sử. Ngụy quân,ngụy quyền Sài Gòn. Ngụy chỉ là một tính từ để chỉ rõ bản chất của chính quyền VNCH, bản chất là ngụy (giả tạo,giả nhân giả nghĩa,chính quyền giả danh .v.v) đã là bản chất thì không thể thay đổi
Trả lờiXóaRiêng với luận điệu của các thế lực thù địch, và các hành vi lợi dụng "xét lại lịch sử" để kích động hận thù dân tộc, tôi nghĩ Nhà nước và các nhà nghiên cứu cần có biện pháp thiết thực, kịp thời lên tiếng phê phán quan điểm sai trái để vừa giữ gìn sự lành mạnh của môi trường tri thức, vừa điều chỉnh nhận thức chung của xã hội.
Trả lờiXóathử hỏi những người đưa ra quan điểm đòi xét lại lịch sử, đã có mấy ai kinh qua thời kỳ kháng chiến của dân tộc? hãy xem đây bài viết này, nghe những chia sẻ của người đã sinh ra và lớn lên trong bom đạn, chứng kiến những tội ác chiến tranh của chế độ Sài Gòn cũ. Hơn ai hết họ là những con người có cái nhìn khách quan chính xác nhất về giai đoạn lịch sử đã qua. Cũng cần nói thêm là ở Đức, một quốc gia phát triển, họ còn coi xét lại lịch sử là hành vi phạm tội thì chắc chắn những kẻ đòi xét lại lịch sử theo cách cực đoan ở nước Việt Nam cũng là những kẻ đã làm nên tội ác!
Trả lờiXóaVới người đọc cũng vậy, cần tỉnh táo để nhận biết đúng sai, để không bị chi phối rồi hoài nghi về quá khứ, hoang mang về tương lai đất nước. Riêng với luận điệu của các thế lực thù địch, và các hành vi lợi dụng "xét lại lịch sử" để kích động hận thù dân tộc, tôi nghĩ Nhà nước và các nhà nghiên cứu cần có biện pháp thiết thực, kịp thời lên tiếng phê phán quan điểm sai trái để vừa giữ gìn sự lành mạnh của môi trường tri thức, vừa điều chỉnh nhận thức chung của xã hội.
Trả lờiXóaột chủ đề khác mà những thế lực có xu hướng đòi xét lại luôn đưa ra để tranh luận trong các thập niên vừa qua là vai trò của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt quân đội của Ðức Quốc xã và giải phóng châu Âu khỏi ách thống trị của chủ nghĩa phát xít. Mục đích của những người theo quan niệm này là muốn làm giảm công lao, uy tín của Liên Xô trong quá khứ và của LB Nga trong giai đoạn hiện nay.
Trả lờiXóa