Chia sẻ

Tre Làng

VỀ BOT: BÁO CHÍ VẪN NHÌN NHÀ ĐẦU TƯ BOT LÀ GIAN THAM, MÓC TÚI NGƯỜI DÂN

Vẫn nhìn nhà đầu tư BOT là gian tham, móc túi dân

Trước bức xúc của người dân về một số trạm thu phí, Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, nếu không đồng tình có thể chọn đi đường không có BOT.

Nói về một số bức xúc của người dân tại một số trạm thu phí BOT, ông Kiên nhìn nhận một việc làm bao giờ cũng có ý kiến trái chiều, đó là chuyện bình thường.

Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên. Ảnh T.Hằng

Tuy nhiên ông cũng lưu ý: "Đừng vin vào cớ người dân bức xúc mà phủ một màu đen lên những thành tích chúng ta đạt được trong thời gian qua".

"Trong khoảng 70 dự án BOT hiện nay có trên 50 dự án được đưa vào khai thác, sử dụng" - ông Kiên cho hay.

Chỉ 8% điểm thu phí gây bức xúc

Theo Phó chủ nhiệm UB Kinh tế, phản ứng của người dân vừa qua mà báo chí phản ảnh chỉ mới nhìn theo một hướng, chưa phản ánh đúng bản chất, xu thế của các dự án BOT hay PPP (đối tác công tư).

“Nếu tính số điểm thu phí đang triển khai trên toàn quốc với những điểm thu phí mà có sự bức xúc của người dân, thì số điểm gây bức xúc chỉ rơi vào khoảng 8% so với những điểm hiện nay chúng ta đang lập trạm thu phí”, ông cho hay.

“Nếu đúng như lâu nay báo chí phản ánh, thì tôi cho rằng không nên làm BOT. Làm một dự án mà cả ba chủ thể (người dân, nhà đầu tư, nhà nước) đều kêu thì tốt nhất không làm”, ông Kiên nhấn mạnh.

Ông cũng khẳng định thực tế không giống như vậy và cần phải phải nghe cả hai phía, người bán hàng và mua hàng là nhà đầu tư làm tuyến đường BOT và người sử dụng.

Nếu người mua hàng không đồng tình, có thể chọn đi đường không có BOT vì hầu như với tất cả các tuyến đường BOT đều có sự lựa chọn.

“Nếu không chọn tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thì ta đi đường 5, chúng ta không đi cao tốc Hà Nội - Lào Cai thì ta đi QL 70, QL 32”, ông Kiên dẫn chứng.

Theo ông Kiên, việc tính phí chỉ có tính chất tương đối, không phải tuyệt đối. Trong khi những người bức xúc thường lấy phần đoạn đường mà họ đi ngắn nhất trên cả một cung đường dài để “kêu”.

“Bức xúc của người dân là dễ hiểu, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước và báo chí phải có trách nhiệm nói đúng và đủ, phản ảnh thực tế, khách quan”, ông Kiên lưu ý.

Ông cũng nhìn nhận trong BOT, không phải các cơ quan quản lý nhà nước đều đúng cả, có dự án cũng sai.

“Nhưng trong 70 dự án BOT triển khai thì chỉ có một vài dự án có sai sót, còn các dự án khác đều không có vấn đề gì”, ông Kiên khẳng định.

Dù BOT trong thời gian qua có bất cập nhưng Phó chủ nhiệm UB Kinh tế ghi nhận Chính phủ đã có sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện, bất cập đến đâu bổ sung quy định pháp luật đến đó. 

Tuy nhiên ông cũng lưu ý điểm yếu của quá trình là tính pháp lý không cao, mới chỉ dừng ở nghị định. 

Do đó, ông đề nghị nâng nghị định lên thành luật về đối tác công tư, quy định rõ về trình tự chọn dự án thế nào, và tổ chức ra sao. Đặc biệt, trong luật phải thể hiện được quyền lợi của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, ông nhấn mạnh.

Với các dự án BOT hay PPP, đừng đem tư duy của Nhà nước để áp đặt. Bởi nếu tính như đầu tư công của Nhà nước thì Nhà nước phải bỏ tiền ra đầu tư, chấp nhận nhiều rủi ro như tăng trần nợ công...

Còn nếu huy động các nguồn vốn khác thì phải chấp nhận chia phần lợi nhuận của Nhà nước cho nhà đầu tư, nhưng phải giữ nguyên quyền lợi của người dân.

“Tiếc rằng lâu nay chúng ta vẫn chưa nhìn nhà đầu tư với con mắt là bạn đồng hành của Nhà nước mà vẫn nhìn với con mắt đó là 'gian tham' móc túi người dân, móc túi Nhà nước. Nếu vẫn nghĩ thế thì không có nhà đầu tư nào dám vào đầu tư”, ông nêu quan điểm.

Thu Hằng

10 nhận xét:

  1. Mọi việc làm đều có lý do của nó, chứ đừng đánh giá phiếm diện, mọi người dân nên bình tĩnh để tìm cách giải quyết thỏa đáng cho cả hai bên, chủ đầu tư nên tính toán mức thu hợp lý với mỗi trạm bot chứ không nên thu quá cao, còn người dân nên bình tĩnh, không nên có sự phản đối quá khích gây mất an ninh trật tự, ùn tắt giao thông

    Trả lờiXóa
  2. Mặc dù nhiều người vẫn hiểu được là BOT là điều cần thiết. Nhưng quả thực, không ít những BOT thu phí quá cao, gây bức xúc trong dư luận. Cái cơ quan chức năng cần là phải làm sao cho dân hiểu, phải giải quyết nhanh những điểm bức xúc nổi cộm ở các BOT. Có thế thì tự khắc dân sẽ ủng hộ, BOT hợp tình, hợp lý thì tự khắc sẽ không xảy ra vấn đề gì phức tạp mà thôi. Còn nếu cứ đem luật ra để dọa dân, không cho họ câu trả lời để họ hiểu thì chỉ càng đẩy họ về phía đối đầu với chính quyền... Đó đâu phải là một giải pháp thông minh?

    Trả lờiXóa
  3. Vụ PMU18 thâm lạm công quỹ, tiền dân đóng thuế, ăn cho đã ko ai chịu trách nhiệm, bồi thường, rồi giờ sữa chữa thì có cả giáo trình rút ruột công trình, tiền dân đóng mà được xài đúng nghĩa thì ko phải nói. Đằng này đóng tiền tùm lum, trạm thu phí, phí đường bộ..... V.....v.....toàn dân đóng, mà ko biết chắc nó đi đâu, làm việc với dân toàn quát nạt, lương ở đâu thì dân đóng, cái đó gọi là lấy ân báo oán, nói về độ trung thành thì chó ít khi cắn chủ. Còn nước CHXHCN Việt Nam của dân, do dân vì dân. Nó mất hết 2/3 phần ý nghĩa rồi nếu có đúng thì đúng là của dân. Có quá nhiều góc khuất trong cách xử lý của nhà nước. Như vụ bài quốc ca tới giờ vẫn chưa có bản quyền hát ko bị phạt, ca sĩ nổi tiếng hát bài này ko mua bản quyền thì phạt ngay. Bộ trưởng các ngành thì làm việc gì sai toàn đứng lên chịu trách nhiệm, mà những hậu quả ảnh hưởng tới người dân thì ko ai giải quyết. Nước ngoài mà làm sai thì cắt chức hoặc từ chức. Mọi thứ nó rối loạn hết rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Mấy thánh không phải tài xế thì đừng co phán thu mấy thánh lái xe đi đăng kiểm đi coi biết bao nhieu la thuế trong đó có phí cầu đường nếu đã thu phí cau duong o đang kiem rồi vậy còn lập trạm thu phi o ngoai đường chi nữa quá bưc xúc. Ai cũng có gia đình để lo lắng,ng thu phí và tài xế cũng vậy, họ đi làm để kiếm tiền lo cho gia đình. Thử hỏi có ai muốn tai nạn ập đến mình ko? Có vẻ 1 số ng hả hê vì vấn đề bức xúc phí dg bộ.

    Trả lờiXóa
  6. Đường làm chưa xong đã hỏng đi gồ ghề gập ghềnh như đường núi ... thu phí cái nỗi gì. Thu phí qua trạm cầu rác từng thời gian quá lãi rồi.Trung bình thu phí qua cầu rác là 400 triệu / ngày ,1 năm là thu được 140 tỷ , mà thu phí làm con đường này được gần 10 năm rồi , mà vốn đầu tư cho 16 km đường này là bao nhiệu? Theo Tôi nghĩ việc thu phí đó đã quá đủ rồi

    Trả lờiXóa
  7. Giá vé quá cao. Tuyến đường qua TX. Cai Lậy là QL 1A, việc bảo trì là do ngân sách nhà nước giao cho Khu Bộ 7 quản lý. Nói như ông Hiệp là ngụy biện.Nhà nước thu thuế của dân làm gì? Tiền thuế đó đang ở đâu mà sao không lấy ra bảo trì, duy tu đường xá cho dân đi mà lại phải thuê nhà đầu tư bên ngoài làm rồi để nhà đầu tư thu tiền của dân nữa? Mà ví dụ: nếu nhà nước không trực tiếp làm được thì cũng chấp nhận cho thuê bên ngoài làm nhưng làm xong phải xuất tiền thu thuế của dân trả lại cho nhà đầu tư chứ. Thật không hiểu nổi tiền thuế thu xong làm gì? Ở đâu mất hết?

    Trả lờiXóa
  8. Nghĩ sao vậy, nguyên cái cao tốc Trung lương-TPHCM mới toanh, thu phí 40.000d đối với xe con, mấy ông chỉnh sửa có tí xíu, chưa nâng cấp hết cầu, chiều thứ7 và chủ nhật vẫn diễn ra tình trạng kẹt xe cục bộ, mà đòi thu phí như vậy.Từ xưa tới giờ tuyến quốc lộ 1a đoạn miền tây đâu có trạm thu phí nào.sửa chữa thì đã có trong phí bảo trì đường bộ thu qua xăng dầu rồi mà!

    Trả lờiXóa
  9. Đơn giãn nói 1 câu. Nếu làm đường cao tốc mới hoàn toàn chủ đầu tư có quyền thu phí. Còn đường QL1a là đường cha ông để lại. Lúc đi đăng kiểm phải mua phí bảo trì đường bộ rồi tiền bảo trì sao ko sử dụng nâng cấp hay mở rộng, trong xăng dầu cũng đóng mà sao ko lấy làm?phí đường bộ khi bọn em đi xét xe đâu ? thuế + phí trong xăng dầu đâu ? thuế để xây dưng phát triển nó đi đâu ? còn nữa ngày trước không thu phí trước mà đi trạm mới trả mấy anh mấy chị bảo thu trước khỏi trốn . Giờ thu rồi mấy anh chị chuyển qua BOT vậy tiền kia đi đâu?

    Trả lờiXóa
  10. “Tiếc rằng lâu nay chúng ta vẫn chưa nhìn nhà đầu tư với con mắt là bạn đồng hành của Nhà nước mà vẫn nhìn với con mắt đó là 'gian tham' móc túi người dân, móc túi Nhà nước. Nếu vẫn nghĩ thế thì không có nhà đầu tư nào dám vào đầu tư”, ông nêu quan điểm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog