Ai chống lưng cho xu hướng “lật sử”?
Xu hướng xét lại lịch sử (“lật sử”) không phải bây giờ (khi phát hành bộ sử 15 tập, bỏ không dùng mấy chữ “ngụy quân, ngụy quyền”) mới có.
Sau khi rời công việc Thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt chính là người bảo trợ (kể cả về mặt tài chính) cho các cuộc tọa đàm, hội thảo nhằm “minh oan” cho Phan Thanh Giản, xét lại công lao triều Nguyễn hay dựng tượng cố đạo Alexandre de Rhodes.
Đơn vị đứng ra tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo nhằm xét lại lịch sử này là tạp chí Xưa & Nay của ông Dương Trung Quốc và Hội Khoa Học Lịch Sử VN của ông Phan Huy Lê.
Phát súng bắn vào quá khứ đầu tiên có lẽ là cuộc tọa đàm “Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản” tổ chức vào tháng 8-2003. Với kết quả từ cuộc tọa đàm này, Phan Thanh Giản đã được “minh oan”, thậm chí được đánh giá như một người có nhiều công lao với đất nước.
Các ông Võ Văn Kiệt và Phan Huy Lê đều có bài viết đánh giá, tổng kết thành công của cuộc tọa đàm. Sau cuộc tọa đàm, ông Kiệt đã về thăm mộ cụ Phan Thanh Giản, bỏ tiền sửa sang khu mộ và nhà thờ. Và ông Kiệt cũng ngỏ ý muốn đúc và cung tiến một tượng đồng Phan học sĩ để đặt ở đây.
Tuy vậy cũng có không ít những bài viết phản ứng với cách đánh giá này, đặc biệt là các bài viết của Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh, thường đăng trên tờ báo Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Cụ Phan Thanh Giản, họ Phan, dĩ nhiên. Ông Phan Huy Lê họ Phan, tất nhiên. Nhưng đến ông Võ Văn Kiệt họ Phan (tên thật ông Kiệt là Phan Văn Hòa) và vợ ông là bà Phan Lương Cầm cũng họ Phan nốt thì có phải là ngẫu nhiên chăng?
Thôi thì cứ hi vọng đây chỉ là chuyện tình cờ, để có cơ sở cho rằng “cuộc hội thảo đã thành công tốt đẹp”, đầy đủ tính “khoa học” và “khách quan” theo như bản đánh giá tổng kết hội thảo hay ho và thận trọng của ông Phan Huy Lê.
Vấn đề Phan Thanh Giản tưởng như đã được nhà sử học đầu đàn và đầy uy tín như ông Phan Huy Lê giải quyết rốt ráo. Giới sử học nước nhà gần như im lặng. Mà im lặng có nghĩa là đồng ý?
Trăm năm bia đá thì mòn, sách sử theo thời gian rồi đây có thể thêm câu bớt ý, kẻ gian có thể thành người ngay hoặc ngược lại.
Nhưng “bia miệng” vẫn còn kia. Câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”lưu truyền trong nhân dân bao đời nay, thì những người chủ trương “minh oan” cho Phan Thanh Giản, vẫn mãi loay hoay không tìm ra cái lỗ nào để có thể chôn nó đi được.
****
Phụ chú:
Ông Võ Văn Kiệt, ông Dương Trung Quốc và nhà điêu khắc Pham Văn Hạng bàn bạc việc dựng tượng cố Rhodes.
Ông Kiệt còn muốn: “Đợi khi nào thuận lợi, cố tìm cách để tượng đấy được đặt ở Thủ đô Hà Nội, chúng ta biểu thị một sự hàm ơn, và vinh danh người có công, tỏ rõ sự quí trọng văn hoá, khoa học...”.
Việc ông Kiệt muốn dựng tượng cố đạo Alexandre de Rhodes có thể xem thêm ởđây.
Còn chuyện ông Kiệt muốn phục hồi công lao nhà Nguyễn thì do chính tay nhà thơ Nguyễn Duy kể (chép lại theo Lưu Trọng Văn):
“Hôm ấy ông Sáu kêu tôi tới nơi ông ở bên Hồ Tây để bàn về việc tổ chức Hội thảo về nhà Nguyễn. Ông Sáu muốn công bằng với các chúa Nguyễn, vua Nguyễn và trả lại các giá trị cũng như công lao của nhà Nguyễn đối với đất nước. Ông cho rằng Sài Gòn, Hà Nội khó có thể tổ chức hội thảo này vì sẽ có nhiều tiếng nói cấm cản, Huế thì lại càng khó hơn. Ông hỏi tôi theo cậu nên tổ chức ở đâu. Tôi bảo theo em nên tổ chức ở Thanh Hóa nơi phát xuất nhà Nguyễn. Ông gật đầu tán đồng.
Ông bảo sẽ trao đổi với Phan Huy Lê để lo phần nội dung còn phân công tôi (Nguyễn Duy) lo phần tổ chức. Tiền thì ông (Võ Văn Kiệt) vận động một số doanh nghiệp, địa phương đóng góp. Ông còn nói thêm các địa phương Nam bộ, nhất là Sài Gòn phải biết ơn các chúa Nguyễn khai khẩn, mở đất mới có hôm nay. Khi hội thảo ông sẽ dẫn một đoàn đại biểu các tỉnh Nam bộ và Sài Gòn ra dự.
Tôi đi lo làm việc với lãnh đạo Thanh Hóa về, rất phấn khởi vì lãnh đạo Thanh Hóa rất ủng hộ Hội thảo này, tôi điện thoại để hẹn gặp ông. Ông Sáu trực tiếp hẹn tôi giờ và địa điểm để gặp”.
Cho nên:
Sau khi Phan Huy Lê công khai “lật sử” đối với nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám thì đến lượt Nguyễn Duy có màn tấu hài về anh hùng Võ Thị Sáu.
Nguồn: Lốc Liếc
Hóa ra mưu đồ của bọn chúng đã có từ rất lâu rồi, chỉ chờ thời cơ đến là "bật" thôi.
Trả lờiXóaBất kể dòng họ nào đều luôn tồn tại khả năng có hiền thần và phản thần, có minh quân và hôn quân, nhưng đừng vì cái họ của mình mà đảo lộn lịch sử, đổi đen thành trắng.
Mới thất làm tôi trung, tôi giỏi cũng không dễ chút nào!
Nhiều đối tượng bên ngoài đã lợi dụng sự việc trên để tuyên truyền xuyên tạc về tình hình đất nước ta và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi người dân hãy cùng các cơ quan chức năng tuyên truyền để tất cả người dân Việt Nam biết bộ mặt thật của chúng.
Trả lờiXóaXuyên tạc lịch sử là điều không thể chấp nhận được vì nó đi ngược lại những điều mà cha ông ta đã làm, xóa bỏ đi mồ hôi, máu và nước mắt mà cha ông ta đã đổ xuống cho nền hòa bình, sự tự do của dân tộc. Bất cứ một tư tưởng nào le lói lên chống đi ngược lại lịch sử để bị lên án mạnh mẽ cho dù họ là những giáo sư đầu ngành sử học, những người có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử. Ton trọng lịch sử là tôn trọng chính ông cha của mình.
Trả lờiXóaThời đương nhiệm Võ Văn Kiệt đi Mỹ nhiều, chắc thoái hóa từ đấy. Chính ông Kiệt phát biểu đại ý chiến thắng 30-4 là nỗi buồn của hàng triệu dân Việt Nam.
Trả lờiXóaThật đáng buồn khi mà có những kẻ theo chủ nghĩa xét lại, mổ xẻ lại quá khứ sai trái, biến xấu thành tốt chỉ để nhằm phục vụ mục đích cá nhân, như vậy là có vấn đề xuống cấp về đạo đức ở đây. Không phải là ông Võ Văn Kiệt muốn minh oan cho dòng họ của mình nên mới bỏ tiền ra đầu tư cho cái nhóm của ông Dương Trung Quốc và ông Phan Huy Lê kia giải oan cho dòng họ của mình ư. Thật thiển cận
Trả lờiXóaPhan Huy Lê công khai “lật sử” đối với nhân vật lịch sử anh hùng Lê Văn Tám thì đến lượt Nguyễn Duy có màn tấu hài về anh hùng Võ Thị Sáu.
Trả lờiXóaKhốn nạn! Những kẻ gọi là giáo sư, tiến sĩ,vậy mà lại có những hành động lật sử. Khốn nạn!
Các ông Võ Văn Kiệt và Phan Huy Lê đều có bài viết đánh giá, tổng kết thành công của cuộc tọa đàm. Sau cuộc tọa đàm, ông Kiệt đã về thăm mộ cụ Phan Thanh Giản, bỏ tiền sửa sang khu mộ và nhà thờ. Và ông Kiệt cũng ngỏ ý muốn đúc và cung tiến một tượng đồng Phan học sĩ để đặt ở đây. Tuy vậy cũng có không ít những bài viết phản ứng với cách đánh giá này, đặc biệt là các bài viết của Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh, thường đăng trên tờ báo Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Trả lờiXóaÔng bảo sẽ trao đổi với Phan Huy Lê để lo phần nội dung còn phân công tôi (Nguyễn Duy) lo phần tổ chức. Tiền thì ông (Võ Văn Kiệt) vận động một số doanh nghiệp, địa phương đóng góp. Ông còn nói thêm các địa phương Nam bộ, nhất là Sài Gòn phải biết ơn các chúa Nguyễn khai khẩn, mở đất mới có hôm nay. Khi hội thảo ông sẽ dẫn một đoàn đại biểu các tỉnh Nam bộ và Sài Gòn ra dự.
Trả lờiXóaCó lẽ càng am hiểu nhiều người ta càng có nhiều cớ để nói, để lật lại một vấn đề xưa cũ nào đó. Tuy nhiên lịch sử thì làm sao mà bàn lại được, nó là sự kiện đã trải qua, đã được ghi một cách khách quan nhất, qua hàng ngàn năm trường tồn cớ sao lại đem ra thảo lại sử?? Liệu có âm mưu gì đây khi các cây đa cây đề của làng lịch sử nước nhà lại liên tiếp có những hành động xét lại sử như gần đây. Quả thật chúng ta phải đặt một dấu hỏi lớn cho thắc mắc này.
Trả lờiXóaNhững người chỉ nghĩ đến lợi ích dòng họ, lợi ích cá nhân, bất chấp luân thường đạo lý thì không có đủ tư cách để viết sử được! Hành động xét lại lịch sử của một nhóm người gần đây đúng là bất thường, cần được các nhà khoa học lịch sử chân chính, đủ tài đức và các cơ quan chức năng xem xét, thẩm định một cách nghiêm túc để trả lại sự đúng đắn, khách quan của lịch sử nước nhà thấm đẫm mồ hôi, xương máu của nhiều thế hệ người con Đất Việt kiên cường , bất khuất dựng nước và giữ nước!
Trả lờiXóa