Bài chép về từ googletienlang
Lời dẫn: Ông Bùi Diễm là cựu Bộ trưởng Phủ Thủ tướng dưới thời ông Phan Huy Quát làm Thủ tướng của cái gọi là “VNCH" (1965). Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu chấp chính, ông Bùi Diễm làm đại sứ VNCH tại Mỹ (1967-1972) và đại sứ lưu động (1972- 1975). Tháng Tư năm 1975, ngụy quyền VNCH sụp đổ, ông Bùi Diễm “di tản chiến thuật” sang tận…Hoa Kỳ và tiếp tục chống cộng từ đó đến nay. Cách đây đúng 20 năm, năm 1987, tại Hoa Kỳ, cựu đại sứ Bùi Diễm (cùng với một nhà báo Mỹ là Channoff) cho ra đời cuốn sách bằng tiếng Anh với tựa đề “In The Jaws of History”, sau đó được dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Trong Gọng Kềm Lịch Sử”. Trong cuốn sách này, tại Chương 17 với tit “Sự Can Thiệp của Hoa Kỳ”, ông Bùi Diễm đã kể cho chúng ta một cách chân thực những diễn biến xảy ra ở miền Nam Việt Nam năm 1965, khi Đế quốc Mỹ bắt đầu trực tiếp đưa quân đội của mình vào chiếm đóng lãnh thổ miền Nam.
Như tự giới thiệu, ông Bùi Diễm không chỉ đơn thuần là cấp dưới của ông Phan Huy Quát mà còn là “cánh tay mặt”, là “anh em” với ông Phan Huy Quát bởi quan hệ khăng khít hàng chục năm trước đó.
Chính vì vậy, dẫu đã biết trước thân phận bù nhìn của ông Thủ tướng VNCH Phan Huy Quát, dẫu đã biết trước rằng, nếu Chính quyền Mỹ TỰ Ý đưa quân đổ bộ vào miền Nam Việt Nam mà không hỏi ý kiến Thủ tướng đương nhiệm của VNCH thì rồi lịch sử sẽ coi Phan Huy Quát là bù nhìn, là chính quyền “ngụy”, nhưng cuối cùng, SỰ THẬT LỊCH SỬ đã diễn ra đúng như vậy. Bùi Diễm lòng vòng lý giải trong cả một Chương 17 về việc ông Phan Huy Quát đã buộc phải chấp nhận thân phận “ngụy” ra sao. Theo Bùi Diễm thì Thủ tướng VNCH đã buộc phải chấp nhận thân phân “bù nhìn”, thân phận “ngụy quyền” là bởi những lý do khách quan do lịch sử mang lại, rằng ông Phan Huy Quát nằm trong một thế kẹt, “Trong Gọng Kềm Lịch Sử”!
Bùi Diễm viết sách “Trong Gọng Kềm Lịch Sử” cách đây 20 năm, ở giữa "Thế giới Tự do" Hoa Kỳ. Tức là bản thân ông không hề chịu sự khống chế nào của Cộng sản Việt Nam. Tức là ông Bùi Diễm- một người thân tín của ông Phan Huy Quát hoàn toàn có đủ sự tự do để chùi sạch vết nhơ “ngụy quyền” trên mặt cho ông Phan Huy Quát. Nhưng Bùi Diễm đã không thể làm được. Vậy mà hôm nay, bằng việc cho ra Bộ sử chính thống của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ông Phan Huy Lê đang quyết tâm làm cái việc mà ông Bùi Diễm cách đây 20 năm không làm được: Chùi vết nhơ “ngụy quyền” trên mặt anh trai mình- Phan Huy Quát!
Kính mời độc giả Google.tienlang đọc lại một số trích đoạn trang hồi ký của ông Bùi Diễm “Trong Gọng Kềm Lịch Sử” cách đây 20 năm.
***
THỦ TƯỚNG VNCH PHAN HUY QUÁT RA “THÔNG CÁO” MỜI QUÂN ĐỘI MỸ VÀO MIỀN NAM NHƯ THẾ NÀO?
Trích Hồi ký “Trong Gọng Kềm Lịch Sử” của Bùi Diễm, phát hành tại Hoa Kỳ năm 1987:
Ngày 25/2/1965- vợ chồng ông Phạm Xuân Ần (trái) và Tân Thủ tướng VNCH Phan Huy Quát tại Lễ tống tiễn Nguyễn Khánh ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh Robert Kelley
“Dù rằng việc quyết định dùng các lực lượng không quân Hoa Kỳ đã là một vấn đề đáng lưu tâm, việc đổ bộ của Hải Quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 3-1965 lại còn đáng chú tâm hơn. Đối với Hoa Kỳ thì quyết định đổ bộ hải quân là một quyết định đánh dấu giai đoạn khởi đầu nhập cuộc chiến tranh lục địa Á Châu. Đối với dân chúng Việt Nam thì vấn đề đổ bộ cho thấy quân đội ngoại quốc lại chiếm đóng ở Việt Nam thêm một lần nữa. Vào thời gian này, mối liên hệ giữa tôi và bác sĩ Quát đã vượt xa quan hệ đơn thuần giữa cấp trên và cấp dưới. Mười lăm năm tình nghĩa đã biến chúng tôi thành thân thiết gần như "anh em." Chúng tôi vẫn thường bàn luận với nhau về những vấn đề khúc mắc, khó xử. Riêng về vấn đề hiện diện của quân đội ngoại quốc ở Việt Nam thì chúng tôi cùng đồng quan điểm đã từ lâu. Bất kể tầm mức cần thiết về vấn đề quân sự có quan trọng tới mức nào, cả hai chúng tôi đều dứt khoát cho rằng để quân đội ngoại quốc nhập cuộc là tự chuốc lấy một vấn đề khó khăn vô tả. Vào năm 1953, chúng tôi đã từng ở vào một tình trạng hết sức khó xử khi tham gia vào chánh quyền của ông Bảo Đại. Chính kinh nghiệm của những việc khó xử đó đã khiến chúng tôi phải ngần ngại. Chúng tôi sợ rằng rồi đây những người không ở trong tình trạng của chúng tôi sẽ lại rơi vào bộ máy tuyên truyền của cộng sản để kết án chúng tôi là bù nhìn. Nếu bị kết án bù nhìn chẳng những cá nhân chúng tôi phải chịu đựng chỉ trích mà cả chính nghĩa của Miền Nam Việt Nam cũng vì thế mà bị suy tổn. Chúng tôi cho rằng chỉ có thể để Hoa Kỳ can thiệp bằng quân sự nếu quả thật đã đến đường cùng và chẳng còn biện pháp nào khác hơn.”
“Vào tháng 3 năm 1965, tuy trong bụng lo lắng nhưng tôi vẫn nghĩ rằng Hoa Kỳ có lẽ sẽ chánh thức yêu cầu chánh phủ Việt Nam thỏa thuận cho họ đổ quân vào Việt Nam. Lúc này, có thể việc Hoa Kỳ yêu cầu đổ quân là một việc hợp lý vì họ có thể xin chánh phủ Việt Nam chánh thức cho phép họ bảo vệ các căn cứ của Hoa Kỳ đã được thiết lập ở phía bắc bờ biển Đà Nẵng. Tuy đã biết trước vấn đề yêu cầu, nhưng thời khóa biểu chất chồng đã khiến tôi chẳng thể dành hết mọi thì giờ mà nghĩ tới chuyện này. Tôi chỉ tự nhủ thầm rằng sẽ có lúc tôi tìm cách đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của các buổi họp hỗn hợp hàng tuần giữa đại sứ Taylor và bác sĩ Quát. Như tôi đã trình bày khi trước, phần lớn các chương trình nghị sự đều do tôi và ông Manfull soạn thảo.
Binh lính Mỹ ào ạt đổ quân vào Đà Nẵng không cần "tham vấn" Chính phủ Phan Huy Quát
Sáng 8/3/1965, một sĩ quan Mỹ đến gặp Thủ tướng Phan Huy Quát, yêu cầu ông soạn thảo một thông cáo chung bằng hai thứ tiếng Anh-Việt để thông báo rộng rãi về cuộc đổ bộ của quân Mỹ ở Đà Nẵng. Tổng trưởng Phủ thủ tướng Bùi Diễm bất ngờ bị Quát gọi đến làm "thông cáo mời Mỹ". Bùi Diễm thuật lại:
“- Quát: "Biên càng ngắn càng tốt. Chỉ mô tả sự kiện rồi khẳng định rằng chúng ta đã đồng ý mà thôi..."
- Diễm: "Có việc gì đặc biệt xảy ra mà chúng ta chưa biết không? Tại sao họ lại hành động bất ngờ như vậy?"
- Quát: "Anh ơi, họ đang đổ bộ ở bãi biển. Họ đã lên bờ rồi. Anh hãy thảo ngay bản thông cáo rồi chúng ta sẽ bàn luận chuyện này sau!".
Lúc đó Đà Nẵng có cảng nước sâu và một sân bay có đường băng dài gần 3km, nhưng người Mỹ lại chọn bãi biển Xuân Thiều vắng vẻ để đổ quân. Họ cũng không báo trước với chính quyền Sài Gòn vì nếu lộ tin ra cho "Việt Cộng" thì sẽ là một thảm họa cho lực lượng đổ bộ.
“Công bằng mà luận thì ngay cả cho đến lúc những gia tăng quân sự đã khởi đầu, Tổng Thống Lyndon Johnson và chánh phủ Hoa Kỳ vẫn muốn đàm phán với Bắc Việt. Nhưng đối với chánh quyền Việt Nam thì vấn đề bàn bạc những giải pháp hòa bình cũng mờ mịt chẳng kém gì những ý định của Hoa Kỳ về phương diện quân sự. Nếu nhìn từ một cương vị nhất định nào đó thì quyết định không tham khảo ý kiến Việt Nam của Hoa Kỳ chẳng qua cũng dễ hiểu. Những quá khứ hỗn loạn và những tương lai mờ mịt của Việt Nam đã khiến chánh phủ Sài Gòn chẳng thể đóng trọn vai trò của một đồng minh mà Hoa Kỳ có thể tham khảo ý kiến về phương diện ngoại giao. Tuy rằng những chánh sách của Hoa Kỳ có liên hệ chặt chẽ đến vấn đề sinh tử của Việt Nam mà vì hoàn toàn mù tịt về mọi vấn đề, nên chánh quyền Việt Nam vẫn không đóng góp được gì nhiều vào việc soạn thảo những giải pháp chính trị cũng như quân sự.”
“Vào mùa thu 1965, khi Hoa Kỳ đã quyết định Mỹ Hóa Chiến Tranh Việt Nam thì họ trực tiếp vào cuộc bằng cách áp đặt chính sách can thiệp dưới một khung cảnh đột xuất và cao ngạo. Cách can thiệp khác thường của họ đã khởi nguồn một câu chuyện lịch sử thật dài và vô cùng quan trọng. Họ vào cuộc với những mục tiêu rõ rệt: Giúp đỡ đồng minh và cố gắng nuôi dưỡng, phát triển một nền dân chủ độc lập ở Việt Nam. Giúp Việt Nam ổn định và củng cố để chống lại cộng sản. Nhưng một khi những chánh sách mang mục đích cao đẹp của họ thất bại thì hậu quả đã di lại những tổn thương trầm trọng và vĩnh cửu.”
“Họ ào ạt đổ quân. Họ ra sức thiết lập các căn cứ và tự đưa ra những chiến dịch oanh tạc. Họ hành động một cách bất chợt và đơn phương, không thèm đếm xỉa gì đến việc tham khảo ý kiến của chánh phủ Việt Nam. Những hành động quyết đoán và chủ quan của họ đã khiến họ tự dồn mình vào một phương vị bế tắc. Rồi họ tự đi đến kết luận: Phải Mỹ Hóa chiến tranh Việt Nam.”
Tham khảo:
-. "US Marines in Vietnam. The landing and the buildup". 1965. J. Sulimson & C.M. Johnson, 1978, trang xii-xiii, 3-10.
- "Trong Gọng Kềm Lịch Sử", Bùi Diễm. Phần 17- Sự can thiệp của Mỹ.
(Ghi chú: Sau 1975, Phan Huy Quát bị bắt khi Tổ chức vượt biên và chết trong nhà lao Chí Hòa ngày 27 tháng 4 năm 1979. Ông có em trai là Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.)
Lê Hương Lan
Trông Phan huy Quát giống Anh phan huy Lê thế nhi?Mà sao mình lại dùng anh Phan huy Lê để bây giờ đổ đốn đến thế.Đừng ai nghĩ đấu tranh giai cấp dừng lại để cứ hòa hợp bừa bãi.Bài học về anh Lê cho ta cảnh giác hơn.Chủ nghĩa lí lịch cần phải tôn trọng trong thời buổi hiện nay.
Trả lờiXóaVậy mà hôm nay, bằng việc cho ra Bộ sử chính thống của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ông Phan Huy Lê đang quyết tâm làm cái việc mà ông Bùi Diễm cách đây 20 năm không làm được: Chùi vết nhơ “ngụy quyền” trên mặt anh trai mình- Phan Huy Quát!
Trả lờiXóaAnh em nhà Phan Huy!
Anh trai làm tường VNCH cho nên hành động của ông Phan Huy Lê khi tái bản quyển sách lịch sử là điều dễ hiểu. Ông cố gắng chùi đi cái tội lỗi do anh trai mình gây ra,song ông lại quên 1 điều rằng điều đó là không thể. Vì có rất nhiều bằng chứng vẫn còn tồn tại, cả bằng chứng sống và bằng chứng về tư liệu. Là giáo sư, ông nghĩ quá sâu, nhưng có chỗ ông lại nghĩ không thông
Trả lờiXóaPhan Huy Lê chỉ là "Ngụy Sử Gia" . Từ chuyện Giáo sĩ gián điệp thực dân Pháp A.de Rhodes,Gia nô Pháp Trương Vĩnh Ký...
Trả lờiXóaLà một sử gia mà không hề thẩm tra tài liệu đầy đủ, chỉ vì một lá thư không kèm chứng cứ nào, (nhưng không biết có kèm theo cái gì không trong phong bì)PHL đã vội vã đề nghị "phục hồi nhân phẩm" cho A.de Rhodes. Rồi đến chuyện minh oan Gia nô Pháp Trương Vĩnh Ký,miệt thị Liệt sĩ Lê Văn Tám, và bây giờ là "lật sử" phủ nhận công lao trường kỳ kháng chiến đánh duổi ngoại xâm, thống nhát non sông và xây dựng phát triển đất nước, mang lại cuộc sống an sinh cho người dân..., lại còn sĩ nhục hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh tánh mạng, thân thể, tài sản trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do cho tổ quốc.
Nếu Đảng, Nhà Nước cứ chần chừ không xử lý những tay "Ngụy Sử" này, thì đất nước không bao giờ bình yên và "tự thoái hóa diễn biến" càng ngày càng trầm trọng thêm.