Chọn cán bộ phải có sự cạnh tranh
Chưa bao giờ, kỷ luật trong công tác cán bộ lại được chú trọng và thắt chặt như hiện nay.
Liên tiếp các kết luận về vi phạm trong công tác cán bộ, thậm chí là cán bộ chủ chốt ở một số địa phương được Uỷ ban Kiểm tra T.Ư làm rõ và công bố.
Công tác cán bộ là gốc rễ của mọi vấn đề, quyết định sự thành công hay thất bại, nhưng điều khiến chúng ta lo ngại là hiện nay lợi ích nhóm đã len lỏi cả vào công tác cán bộ. Thực tế đau xót là vẫn còn tình trạng lãnh đạo cố tình cài cắm con em, người thân, họ hàng vào những vị trí béo bở, dễ kiếm lợi để nắm quyền, sinh ra vụ lợi. Bổ nhiệm người nhà cũng chính là do dân chủ chưa tốt, để người có quyền chi phối quá lớn, lợi dụng vị trí lãnh đạo cài cắm người thân, không bổ nhiệm dựa trên sự tín nhiệm của quần chúng.
Lâu nay ta thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng vì sao lợi ích nhóm vẫn len lỏi vào được? Đó là vì tính dân chủ chưa được phát huy tốt ở các cơ quan, địa phương, thể hiện qua việc nhận xét, đánh giá cán bộ chỉ do cấp ủy quyết định; tính dân chủ trong dân cũng chưa tốt, tiếng nói của các cán bộ đảng viên trung thực không được lắng nghe, tiếng nói của quần chúng nhân dân, hoạt động giám sát của nhân dân đối với các tổ chức, cá nhân chưa có sức ảnh hưởng. Đó là kẽ hở, mà ta phải bịt được thì mới mong xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn.
Những vi phạm về cán bộ thời gian qua không phải do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, mà là do quá trình áp dụng pháp luật và thực hiện các quy định của pháp luật chưa tốt.
Để làm tốt hơn việc này, chúng ta cần phát huy vai trò giám sát của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường, bất minh nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sự hình thành lợi ích nhóm, để không còn những “ngoại lệ” trong công tác cán bộ.
Việc dân chủ hóa gắn với công khai hóa công tác cán bộ cũng sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân có thể thực hiện chức năng giám sát vì thực tế quyền lực không được giám sát sẽ gây ra nhiều tiêu cực. Công khai hóa trong công tác cán bộ bằng việc thông tin rộng rãi các quy định về công tác cán bộ, từ nhu cầu tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đến khen thưởng, kỷ luật cán bộ để mọi người dễ biết, dễ kiểm tra, giám sát.
Bên cạnh đó, cũng cần tạo ra sự cạnh tranh trong cán bộ, chọn đúng người có đức, có tài, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền, đề bạt người thân quen dẫn đến sử dụng cán bộ không đủ tiêu chuẩn, uy tín thấp, làm việc kém hiệu quả.
Lê Quang Thưởng Nguyên
Phó ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư
cái quy chế mà quan cha quấn còn,dây tơ rễ má như thế thì bao giờ mới phát triển nổi,có phải hổ phụ nào cũng sẽ sinh hổ tử đâu.nên đưa ra quy chế thanh tra xử lý nghiêm những trường hợp mà quân cha còn đương nhiệm chưa gì đã bổ nhiệm còn ở những vị trí cao hơn tuổi rồi
Trả lờiXóaCùng với việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, điều rất quan trọng là phải thường xuyên và kiên quyết đấu tranh làm trong sạch bộ máy, loại bỏ những cán bộ không còn đủ phẩm chất. Ngay từ những ngày đầu của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ quyết tâm đấu tranh chống những căn bệnh dễ mắc trong bộ máy Nhà nước. Người kịch liệt phê phán những khuyết điểm của các cán bộ: làm trái, cậy thế, chia rẽ, kiêu ngạo, hách dịch, ăn hối lộ, hủ hóa. Đảng ta đang nỗ lực làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, để họ xứng đáng với niềm tin của nhân dân đặt vào đó, không còn thói cửa quyền, cứ là con ông cháu cha thì yên vị ngồi ở những vị trí ngon cho đến lúc nghỉ hưu là không được.
Trả lờiXóaLúc nào chúng ta cũng nói bổ nhiệm cán bộ là hoàn toàn đúng quy trình, lựa chọn đúng người, đúng việc, bổ nhiệm những người đủ đức đủ tài để phục vụ nhân dân. Thế những soi đi xét lại toàn là những con ông cháu cha. Mang tiếng là có bằng đi học tiến sĩ nước ngoài, những mong sẽ về công hiến cho nhân dân, cho đất nước nhưng đây thì toàn về để tham ô, tham nhũng, chả phục vụ gì mà chỉ tham ô cho đầy túi của mình mà thôi. Những con người đó thì nên loại ra khỏi bộ máy lãnh đạo đừng nên giữ lại để làm ô uế thêm.
Trả lờiXóaCũng cần tạo ra sự cạnh tranh trong cán bộ, chọn đúng người có đức, có tài, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền, đề bạt người thân quen dẫn đến sử dụng cán bộ không đủ tiêu chuẩn, uy tín thấp, làm việc kém hiệu quả.
Trả lờiXóabất cứ một ngành nghề nào hay lĩnh vực nào cũng cần có sự cạnh tranh, giả sử như trong buôn bán cần có sự cạnh tranh thì người tiêu dùng mới được hưởng giá thấp nếu để cho một của hàng độc quyền buôn bán sản phẩm đó thì chắc chắn giá thành của nó sẽ rất cao. Trong học tập, lao động cũng cần có sự cạnh tranh, có cạnh tranh mới có thi đua chứ không thì tất cả bình quân chủ nghĩa, không ai hơn ai. Và như vậy trong khâu tuyển chọn cán bộ cũng cần có sự cạnh tranh để xem ai giỏi, ai có năng lực quản lý tốt thì người đó sẽ là lãnh đạo, chứ làm gì có kiểu lãnh đạo thời nay cứ COCC thì nghiễm nhiên ngồi vào ghế lãnh đạo còn dân thưởng có giỏi đến mấy cũng chỉ làm cu li mà thôi.
Trả lờiXóaQua những sự việc kỷ luật cán bộ trong thời gian vừa qua có thể thấy hết được tầm quan trọng vai trò giám sát của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện những dấu hiệu bất thường, bất minh trong tổ chức bộ máy nhà nước, như vậy việc dân chủ hóa gắn với công khai hóa công tác cán bộ là hoàn toàn hợp lý nó sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân có thể thực hiện chức năng giám sát quyền lực , giúp cho bộ máy trong sạch hơn.
Trả lờiXóaViệc dân chủ hóa gắn với công khai hóa công tác cán bộ sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân thực hiện chức năng giám sát vì thực tế quyền lực không được giám sát sẽ gây ra nhiều tiêu cực. Công khai hóa trong công tác cán bộ bằng việc thông tin rộng rãi các quy định về công tác cán bộ, từ nhu cầu tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đến khen thưởng, kỷ luật cán bộ để mọi người dễ biết, dễ kiểm tra, giám sát.
Trả lờiXóaPhải có cạnh tranh thì mới sàng lọc được người giỏi, chứ giờ cứ cái kiểu đề bạt rồi thăng tiến nhẹ nhàng tựa phi mây thì mấy ai họ còn muốn cống hiến cho cơ quan nhà nước nữa. Giờ phải tạo môi trường cạnh tranh để các cán bộ phát huy khả năng và năng lực đi thôi.
Trả lờiXóaCạnh tranh cũng là một cách hạn chế tiêu cực trong tuyển chọn cán bộ, ít nhất là hạn chế được cái nạn chạy chức chạy quyền, đề cử người quen. Giờ cứ cho cán bộ lãnh đạo thi hết đi, cũng phải thi phải phỏng vấn phải trình bày kế hoạch như dân làm việc ngoài nn thì ms có sự sàng lọc tốt được.
Trả lờiXóaBên cạnh đó, cũng cần tạo ra sự cạnh tranh trong cán bộ, chọn đúng người có đức, có tài, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền, đề bạt người thân quen dẫn đến sử dụng cán bộ không đủ tiêu chuẩn, uy tín thấp, làm việc kém hiệu quả.
Trả lờiXóaGiá như ai cũng có ý thức tự xây dựng cho bản thân mình rằng cần phải chống tham nhũng vì nền kinh tế của nước nhà, thì có lẽ nạn tham nhũng đã không hoành hành ở nước ta, tàn phá khủng khiếp nền kinh tế nước ta như thế này
Trả lờiXóa