Gian dối về bằng cấp là một thứ bệnh hoạn của xã hội, do chính quan chức tạo ra (Phạm Minh Hạc)
Cụ Phạm Minh Hạc nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Hiện nay, cụ đứng đầu một viện nghiên cứu về tâm linh và ngoại cảm (nói tắt, xem cụ thể ở đây, năm 2014).
Bài ở dưới là trả lời phỏng vấn báo chí của cụ.
GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT - chia sẻ đã từng có một phong trào rất rầm rộ về phát hiện và tố giác người sử dụng bằng giả. Riêng năm đầu tiên, đã phát hiện 10.000 tấm bằng giả.
Thưa GS Phạm Minh Hạc, thời gian gần đây, rộ lên những thông tin về việc một số lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, thậm chí là những người đứng đầu một tỉnh, thành phố sử dụng bằng chưa được công nhận hay bị tố sử dụng bằng giả. Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng sử dụng bằng giả, bằng không được công nhận hiện nay?
- Có thể nhiều người ở thế hệ trước còn nhớ, những năm 2002, lúc đó tôi là Phó ban thứ nhất của Ban Khoa giáo Trung ương, đã cùng với Bộ trưởng Bộ GDĐT lúc bấy giờ là ông Nguyễn Minh Hiển phát động phong trào chống bằng giả. Riêng trong năm đầu, đã phát hiện tới 10.000 bằng giả. Hằng năm, việc làm này vẫn được duy trì. Tuy nhiên, việc phát hiện bằng cấp giả hiện nay không có phong trào sâu rộng như khi đó.
Thời gian đó, cách đây hơn chục năm, đã phát hiện rất nhiều nhưng tôi nghĩ vẫn chưa hết. Con số đó vẫn còn tiếp tục tăng lên.
Những trường hợp bị phát hiện sử dụng bằng giả đã được xử lý như thế nào, thưa GS?
- Những trường hợp phát hiện đều bị xử lý nghiêm túc, tước bằng giả và xử lý kỉ luật nghiêm minh. Trong quá khứ, việc này không chỉ xuất hiện ở địa phương mà ngay cả các cơ quan trung ương cũng có.
Có ý kiến cho rằng cần thiết phải kiểm tra lại bằng cấp của các lãnh đạo để lấy lại công bằng và niềm tin của nhân dân. Theo ông, công việc kiểm tra này có khó khăn không?
- Việc phát giác bằng giả này quá đơn giản. Vấn đề là có làm hay không. Bất cứ ai vào cơ quan cũng đều phải duyệt lí lịch, bằng cấp rồi đến khi đề bạt, bổ nhiệm chức vụ cũng kiểm tra lại. Qua rất nhiều khâu nên chẳng có gì khó để phát hiện ra.
Bên cạnh đó, việc sử dụng bằng cấp giả cũng còn có thể phát hiện được thông qua những lời bàn tán, xì xào vì thường việc này sẽ có rất nhiều người biết. Để xảy ra điều này là lỗi, là sai lầm của bộ phận tổ chức. Không thể đổ lỗi do sơ suất bởi đây là những lỗi đã quá rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do nể nang hoặc do tiêu cực… nên cố tình bỏ qua.
Ngoài ra, hiện tượng nhân viên đi học thay, sếp nhận bằng đang diễn ra khá phổ biến hiện nay. Nạn gian dối chính là một thứ bệnh hoạn của xã hội, do chính những người có chức, có quyền lực tạo ra.
Bằng cấp giả nên lãnh đạo kém, vậy không cần bằng cấp liệu có lãnh đạo được hay là có bằng cấp thật lãnh đạo liệu có hiệu quả. Rất nhiều vấn đề đặt ra, nhưng người ta lại chưa nghĩ đến giá trị cốt lõi của một lãnh đạo đó là đạo đức, cái này thì xem ra khó có bằng cấp nào đo được.
Trả lờiXóaVấn nạn lớn thực sự của giáo dục, có những con người như thế này những trường hợp thế này thì làm sao được. thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, làm hại nhân dân, những trường hợp này cần phải điều tra thật kỹ, phải cho những kẻ như thế biết thế nào là luật pháp.
Trả lờiXóaVấn nạn bằng giả ngày càng hoành hành ghê quá! Nhưng mà việc phát giác bằng giả này quá đơn giản. Vấn đề là có làm hay không. Bất cứ ai vào cơ quan cũng đều phải duyệt lí lịch, bằng cấp rồi đến khi đề bạt, bổ nhiệm chức vụ cũng kiểm tra lại. Qua rất nhiều khâu nên chẳng có gì khó để phát hiện ra.
Trả lờiXóaBằng cấp giả nên lãnh đạo kém, vậy không cần bằng cấp liệu có lãnh đạo được hay là có bằng cấp thật lãnh đạo liệu có hiệu quả. Rất nhiều vấn đề đặt ra, nhưng người ta lại chưa nghĩ đến giá trị cốt lõi của một lãnh đạo đó là đạo đức, cái này thì xem ra khó có bằng cấp nào đo được. Thực sự mà nói đất nước mình ngày nay quá coi trọng bằng cấp mà không quan tâm tới thực lực thật sự của người ta cả!
Trả lờiXóaKhi mà còn có những con người như thế này những trường hợp thế này thì làm sao mà đất nước có thể phát triển được. chúng thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, làm hại nhân dân, những trường hợp này cần phải điều tra thật kỹ, phải cho những kẻ như thế biết thế nào là luật pháp.
Trả lờiXóaGian dối về bằng cấp là đang phản ánh một xã hội đang còn quá ưa chuộng hình thức, là cái tư tưởng cổ hủ từ xã hội phong kiến xem trong kẻ sĩ vẫn đang còn tồn tại dai dẳng trong nền văn hóa phương Đông nói chung chứ không riêng gì Việt Nam; nếu như đã là khuyết điểm của nền văn hóa thì cũng cần phải có kế sách gì đối phó, đằng này cứ để cho nó tràn lan, nở rộ thì chuyện bằng cấp rởm cũng không có gì là lạ
Trả lờiXóaĐâu phải tự dưng mà ngày càng xuất hiện nhiều các vị "học giả" như thế. Bất kì một chính sách, chủ trương bất cập nào cũng sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề trong xã hội: bệnh hình thức, chạy bằng cấp, năng lực ảo, lừa đảo,.... Thiết nghĩ đã đến lúc nên cất nhưng tấm bằng qua một bên, đề ra các biện pháp, đối sách khác nhằm kiểm tra khả năng đích thực của cán bộ nhân viên
Trả lờiXóaviệc sử dụng bằng cấp giả cũng còn có thể phát hiện được thông qua những lời bàn tán, xì xào vì thường việc này sẽ có rất nhiều người biết. Để xảy ra điều này là lỗi, là sai lầm của bộ phận tổ chức. Không thể đổ lỗi do sơ suất bởi đây là những lỗi đã quá rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do nể nang hoặc do tiêu cực… nên cố tình bỏ qua.
Trả lờiXóaXã hội thời nay mà còn tồn tại kiểu bằng cấp giả như thế này thì đến bao giờ mới phát triển được. Mọi người hay có câu nói cửa miệng rằng xã hội chuộng bằng cấp, không cần bằng cấp chỉ cần làm được việc là ok thế nhưng không có bằng cấp thì làm sao có những kiến thức chuyên môn về công việc mà anh đang làm, làm sao mà hiểu được bản chất của vấn để, bằng cấp vừa là bằng về lý thuyết vừa là cái bằng đào tạo nghề, ai rồi ra trường cũng cần trải qua vài năm kinh nghiệm mới có thì tay nghề mới vững vàng được. Dù bằng cấp có không giỏi, nhưng mua bằng, làm giả bằng là một điều không thể chấp nhận được, như vậy nó tạo ra cả một xã hội giả tạo, lừa dối. Mà lừa dối trong giáo dục thì sẽ nhận được quả đắng to nhất.
Trả lờiXóa