Chia sẻ

Tre Làng

HIẾN MÁU - TỪ THIỆN VÀ VĂN MINH Ở ĐÓ, CHỨ ĐÂU XA ?

Về hiến máu.

Máu là một mô lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể với rất nhiều chức năng mang tính tồn vong. Dân gian có câu “tao chơi khô máu với mày”, “khô máu” nghĩa là chết - đủ hiểu sự quan trọng của máu là cỡ nào.

Có muôn vàn lý do để cơ thể khô máu (do tai nạn, do phẫu thuật, vân vân và mây mây) vì vậy lượng máu dự phòng ở các bệnh viện luôn thiếu.

Các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang hàng ngày cân não tìm ra một chất có thể thay thế được máu tự nhiên tuy nhiên kết quả vẫn chỉ hết sức khiêm tốn. Máu tự nhiên vẫn là lựa chọn phổ biến cho đến nay trong điều trị thiếu hụt máu.

Máu dự trữ ở đâu ra? Đó là từ Người bán máu và Người hiến máu. Hôm nay, tôi nói về Hiến máu

Dân Giùn trong mỗi lần đối thoại các vấn đề liên quan đến lợi ích, hay bắt đầu bằng chữ “Ngu gì”? Bánh mì từ thiện ngu gì không lấy vài chục ổ? Ngu gì không chen ngang khi sắp hàng tính tiền trong siêu thị?

Và trong lĩnh vực này, đồng bào luôn than vãn “Ngu gì hiến máu khi bọn bác sĩ lấy máu nhân cmn đạo của mình đi bán với giá cao cho bệnh nhân”… Hỡi ôi oan nghiệt.

Là một người nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, Anh Ba phán luôn như thường lệ: Hiến máu (Blood Donation) không phải là hoạt động kinh tế đơn thuần – vì vậy đã vác đít đi hiến máu thì đừng bàn chuyện lãi hay lỗ ở đây?

Khi ra khỏi cơ thể, bọn rút máu sẽ đem máu của đồng bào đi đâu?

Đầu tiên, thật buồn phải thông báo cho đồng bào rằng không phải tất cả máu được hút ra từ cơ thể vàng ngọc của đồng bào đều được sử dụng để bơm vào người khác. Các bước cụ thể mà giọt máu ân tình phải đi qua là sàng lọc, sản xuất, bảo quản và phân phối với mục đích lựa máu “sạch” đem đi sản xuất thành các sản phẩm khác nhau: Khối Hồng cầu, khối Tiểu cầu, khối Huyết tương và khối Bạch cầu để đảm bảo tiêu chí “người bệnh thiếu gì truyền nấy”, chứ không phải cứ thằng máu A là cầm bịch máu A bơm vào cho full giáp như trong game. Các sản phẩm máu sẽ được đưa vào bảo quản theo tiêu chuẩn đặc biệt chờ ngày sử dụng.

Đồng bào chìa tay hoan hỷ cho bác sĩ hút máu, sau đó đồng bào về up hình khoe facebook hoặc thầm lặng chẳng nói với ai thì đồng bào cũng đã thực hiện xong hạnh Bố thí - Đứng đầu các hạnh Ba-la-mật là hạnh bố thí, theo Phật giáo đó là thí “nội tài” là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Máu đồng bào đã vào kho, còn lại là việc của các bác sĩ và chuyên viên đưa đến cho người dùng theo đúng quy trình khoa học.

Như tôi đã nói ở trên, giọt máu từ tay “đồng bào khỏe” chỉ mới là nguồn nguyên liệu bước đầu cho một quá trình chuyên môn hết sức nghiêm ngặt trước khi đến tới “đồng bào yếu” và quy trình này vô cùng tốn kém.

Thích chơi kinh tế đúng không? 

Anh Ba phán luôn: Toàn bộ quy trình nếu tính đúng khi mỗi đơn vị máu trải qua tất cả các công đoạn xử lý đến tay người bệnh có giá không dưới 2 triệu Giao Chỉ tệ. Tuy nhiên, hiện nay người bệnh chỉ phải trả 450 đến 810 nghìn Giao Chỉ tệ tùy vào nhu cầu. Thật ngạc nhiên rằng Nhà nước vẫn đang hàng ngày bù lỗ cho từng đơn vị máu được bán ra cho bênh nhân cần. Ý nghĩa của câu “một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” nó nằm ở chỗ ấy. Số tiền bệnh nhân phải đóng là để duy trì cho chính giọt máu kia được “sống” qua bao nhiêu giai đoạn chứ không phải Bộ Y tế bán máu ăn lời, xin đồng bào minh xét.

Và cũng xin nói luôn loại hay chửi Bộ Y tế lại thường là loại chưa bao giờ hiến máu. Chúng cho rằng nhà nước đang “lợi dụng” người hiến máu, bọn ngu và nguy hiểm thì nhìn đâu cũng thấy âm mưu. Với trí tuệ giao động quanh miệng giếng và sự thù hận máu tươi tột độ, một ngày nào đó trong bàn ăn, chúng sẽ đập bàn và hét lên: “Sao Chính quyền lại cho phép bỏ máu vào tiết canh thế này”.

Hiến máu HOÀN TOÀN không gây ảnh hưởng đến sức khỏe! CẤM CÃI. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo phục vụ cho quá trình tuần hoàn. Từ thiện là thấy ta đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn. Từ thiện là khi hiểu rằng máu của ta đang chảy vào cơ thể đồng loại cho họ thêm nhịp thở, nhịp đập của tim trong tương lai.

Dù răng ăn cơm có thịt hay cơm chay, dù rằng đầu thai ở Lũng Luông hay ở Oxford thì ai ai cũng có quyền hiến máu cứu đồng loại của mình. Từ thiện, văn minh là đó chứ đâu xa?

Nguồn ở đây

11 nhận xét:

  1. Nhưng phải trừ lũ "kền kền". Quả thực đọc chúng nó đăng bài về vợ Xuân Bắc, tôi thấy nhục vô cùng.Một lũ mạt hạng.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh19:59 14/9/17

    @Bau,
    Kền kền báo chí chưa bao giờ nhiều như bây giờ

    Trả lờiXóa
  3. chuẩn rồi,cứ đi hiến máu đi,hiến máu theo chỉ dẫn của bác sĩ thì vừa tốt cho sức khỏe của mình lại giúp ích cho đời,cho người bệnh nữa,và hãy tìm hiểu máu của bạn trước khi đến với người bệnh thì phải trải qua các giai đoạn gì nhé và tốn kém bao nhiêu khoản nhé,chứ đừng nói hiến máu tình nguyện rồi bệnh viện lại lấy máu đó đi bán cho bệnh nhân

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Văn22:19 14/9/17

    PV xịn hay kền kền bây giờ cũng chịu áp lực rất nhớn (theo tôi bít)
    Gần như báo nào cũng áp chỉ tiêu phát hành báo giấy + khai thác quảng cáo cho nhân viên, hoàn thành tốt thì lương tốt, kém thì dĩ nhiên xơi mỳ tôm thay cơm hộp. Để kiếm xiền, dĩ nhiên phải viết, đề tài nào cũng được, miễn là hot và hot, các báo (nhất là báo điện tử) tin tức chồng chận, na ná giống nhau cho một sự kiện kiểu copy rồi sử đổi tý làm loạn cả khâu tiếp nhận thông tin của độc giả... siêng đọc.
    Rồi cũng vì phải đi khai thác quảng cáo, viết bài cho báo Tết, báo Xuân nên các PV cũng phải mồi chài, đôi khi o ép doanh nghiệp, cơ quan... kền kền sinh ra cũng từ đấy mà viết tâng bốc, không đúng sự thật cũng từ đấy mà ra... Tỉnh tôi ở, có dến cả tá văn phòng đại diện của các báo và cả mớ nhân viên với cộng tác viên thường xuyên đến các cơ quan, doanh nghiệp để đặt vấn đề phát hành báo in, viết bài quảng cáo, đăng quảng cáo ...Tôi có anh bạn đã phải than rằng PV với báo bây giờ tiếp không xuể mà không tiếp thì mệt chết...
    "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa". PV cũng như chiến sỹ, cần tinh nhuệ chứ không thể búa xua, hỗn tạp!

    Trả lờiXóa
  5. Vâng, nếu chúng ta không nhìn về nơi có ánh sáng thì chúng ta sẽ chết, sẽ chết bởi cái đầu chúng ta tăm tối. Nhưng chúng ta lại hằng ngày sống trong một xã hội đầy dẫy vấn nạn, như vậy chúng ta không thể nào vô tư như đứa trẻ con mà sống được. Chúng ta ai cũng muốn sống trong một đất nước như Thuỵ sĩ, Thụy Điển, Nhật, Hàn.

    Trả lờiXóa
  6. tôi tin là những kẻ có những phát ngôn như vậy chưa bao giờ đi hiến máu, nếu có đi mà có suy nghĩ như vậy thì mất hết tính chất từ thiện và lần sau thì đừng có đi nữa, một nghĩa cử cao đẹp của người cho máu và sự biết ơn của người nhận máu đó là những gì chúng ta được nhìn thấy nhưng đó chưa phải là tất cả bởi việc xử lí, bảo quản máu còn là cả một công đoạn mà chúng ta ít người biết đến, đó là lí do vì sao phải qua các cơ quan y tế mà không phải trực tiếp từ người cho đến người nhận

    Trả lờiXóa
  7. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp của con người. Chúng ta không ai dám chắc rằng mình từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay không bị ốm đau đi viện. Và để chung tay cứu giúp nhưng người bạn, người thân của chúng ta không may gặp hoạn nạn chúng ta nên đi hiến máu. Như chung ta biết vừa qua ở Hà Nội bùng nổ dịch sốt xuất huyết, số lượng bệnh nhân bị tụt tiểu cầu tăng mạnh nếu như chung ta không giữ trữ máu, tiểu vầu thì sao chúng ta chống được dịch bệnh

    Trả lờiXóa
  8. Hiến máu HOÀN TOÀN không gây ảnh hưởng đến sức khỏe! CẤM CÃI. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo phục vụ cho quá trình tuần hoàn. Từ thiện là thấy ta đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn. Từ thiện là khi hiểu rằng máu của ta đang chảy vào cơ thể đồng loại cho họ thêm nhịp thở, nhịp đập của tim trong tương lai.

    Trả lờiXóa
  9. có những người đến lúc họ bị tai najn hay người thân họ phẫu thuật cần máu gấp nhưng bệnh viện cạn nguồn máu đó rồi chúng nó mới thấm được cái cảnh cần máu tình nguyện như thế nào,vậy nên hiến máu lúc mình đang khỏe mạnh đi,gửi vào ngân hàng máu có lúc cần mà lấy lại,chứ loại chuyên đi nhận máu người ta hiến tình nguyện mà đéo bao giờ biết cho đi thì loại ấy sống chi cho thêm nhục

    Trả lờiXóa
  10. Đúng là vẫn còn nhiều người chưa hiểu được ý nghĩa của việc truyền máu; và bởi vì cái quy trình nó rối rắm nên công tác tuyên truyền cũng còn nhiều cái hạn chế, khiến cho cái tư tưởng tiểu nhược của dân ta là ngu gì hiến máu để bọn bác sỹ nó kinh doanh trên những giọt máu mà mình cho không. Hy vọng những bài viết như thế này nên được tuyên truyền rộng rãi hơn nữa, để phong trào hiến máu nhân đạo thêm phần được nhân rộng, để cứu giúp cộng đồng được nhiều hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  11. Cũng lắm người hỏi "tôi đi hiến máu tình nguyện, nhưng tại sao bệnh nhân phải mua máu?" xin thưa là các bước cụ thể mà giọt máu ân tình phải đi qua là sàng lọc, sản xuất, bảo quản và phân phối với mục đích lựa máu “sạch” đem đi sản xuất thành các sản phẩm khác nhau: Khối Hồng cầu, khối Tiểu cầu, khối Huyết tương và khối Bạch cầu để đảm bảo tiêu chí “người bệnh thiếu gì truyền nấy”, chứ không phải cứ thằng máu A là cầm bịch máu A bơm vào cho full giáp như trong game. Các sản phẩm máu sẽ được đưa vào bảo quản theo tiêu chuẩn đặc biệt chờ ngày sử dụng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog