Truy tố đại gia Trầm Bê gây thiệt hại 1.835 tỉ
(PLO) - Hồ sơ đã được chuyển đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Sacombank) và 21 bị can liên quan.
Ngày 29-9, tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Sacombank; Ngân hàng Tiên Phong; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam đồng thời chuyển hồ sơ qua VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Sacombank) và 21 bị can liên quan. Hồ sơ đã được chuyển đến VKSND Tối cao.
Theo kết quả điều tra bổ sung, Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), sau đổi tên là Ngân hàng Xây dựng (VNCB) được Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng của bà Hứa Thị Phấn để tái cơ cấu lại ngân hàng.
Lúc này bị can Danh với tư cách chủ tịch HĐQT đã chỉ đạo cấp dưới dùng pháp nhân lập nhiều công ty do Danh thành lập hoặc mượn đứng hồ sơ vay vốn của ngân hàng: Sacombank; BIDV; dùng tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng này để cầm cố và trả nợ gây thiệt hại cho VNCB 6.123 tỉ đồng.
Trong hàng loạt vi phạm của Phạm Công Danh gây thất thoát số tiền như trên thì còn có các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân khác, trong đó có bị can Trầm Bê.
Cụ thể, để có nguồn tiền thanh toán khoản vay 2.600 tỉ đồng tại BIDV, khoảng tháng 4-2013 Phạm Công Danh đã đến ngân hàng Sacombank gặp ông Trầm Bê để đặt vấn đề vay 2.000 tỉ đồng và được ông Trầm Bê đồng ý. Sau đó ông Bê dắt Danh xuống gặp Phan Huy Khang (Tổng giám đốc Sacombank) và thống nhất cho Danh vay từ 1.300 đến 1.800 tỉ đồng nhưng yêu cầu phải có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tiền gửi.
Sau khi được Trầm Bê và Phan Huy Khang đồng ý, ngày 19-4-2013 Phạm Công Danh cùng cấp dưới của mình sang Sacombank thực hiện các thủ tục vay tiền với tài sản thế chấp là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.
Trầm Bê trực tiếp chỉ đạo cấp dưới cho 6 công ty của Phạm Công Danh chỉ định vay 1.800 tỉ đồng với tài sản bảo đảm tiền gửi trị giá 1.854 tỉ đồng. Quá hạn vay, cả 6 công ty này đều không trả nợ được, do đó Sacombank đã thu nợ gốc và lãi vay từ tiền gửi của VNCB gây thiệt hại cho VNCB số tiền 1.835 tỉ đồng. Đồng thời, Phan Huy Khang cũng biết rõ Danh không được vay tiền của chính VNCB nên đã nhận tài sản thế chấp là chính tiền gửi của VNCB cho Danh vay gây thiệt hại cho VNCB 1.835 tỉ đồng.
Cũng liên quan đến vụ án này, trước đó ngày 8-9, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can với ông Đặng Thanh Bình - nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Bình bị khởi tố vì liên quan đến đại án thất thoát hơn 9.000 tỉ đồng của Phạm Công Danh và đồng phạm tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.
Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, có 4 bị can nguyên là cán bộ thuộc Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Hà Tuấn Phước-nguyên Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Long An, nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát tại VNCB; Ngô Văn Thanh – Phó Trưởng phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An, thành viên Tổ giám sát tại VNCB; Phạm Thế Tuân- nguyên Tổ phó Tổ giám sát tại VNCB, thành viên Hội đồng thành viên VNCB; Lê Văn Thanh – Chánh Thanh tra NHNN Chi nhánh Long An, thành viên Tổ giám sát tại VNCB.
Như Báo Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, ngày 31-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với 25 đối tượng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự và ra Lệnh bắt tạm giam đối với 16 bị can.
Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; trong đó có: bị can Trầm Bê-nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, và bị can Phan Huy Khang-nguyên Tổng Giám đốc Sacombank.
NGUYỄN ĐỨC
Hàng loạt vụ án gây thất thoát tiền bạc từ các ngân hàng được phanh phui ra, số tiền thất thoát rất lớn như thế này buộc nhà nước cần phải xem xét và tái cơ cấu lại các ngân hàng đang hoạt động tràn lan hiện nay. Dân thì nghèo nhưng số lượng ngân hàng rõ lắm, không hiểu các ông lấy đâu ra lắm tiền mà mở ngân hàng thế
Trả lờiXóaNhững hành vi phạm tội nghiêm trọng gây ra thất thoát nặng nề như thế này thì bị xử tử hình như vụ ông Nguyễn Xuân Sơn Oceanbank là đúng rồi, chỉ khổ thất thoát thì vẫn cứ thất thoát, mất mấy nghìn tỉ thì lấy đâu ra mà đền với chả bù. CỨ thế này thì gây hoang mang lắm cơ
Trả lờiXóaLợi nhuận làm mất đi nhân cách của một con người; lòng tham con người không ngừng lớn, còn sức lực thì có hạn, thủ đoạn thì có thừa. Phật dạy rằng nỗi khổ của con người xuất phát từ tham, sân, si mà ra, nghiệm ra thì quả thật đúng; tham có tổ chức có hệ thống, chết cả chùm thế này thì cũng đau xót thật, thật không hiểu lúc mà nổi lòng tham thế nào mà thắng được sự lường trước hậu quả
Trả lờiXóatoàn mấy thằng cha làm thiệt hại tiền hàng ngàn tỷ đồng,ngàn tỷ mà chúng nó xem như lá đa ko bằng,rồi lại thuế,nợ công,..nhân dân ghánh hết.ddiss cụ,lũ khốn này phải tử hình,tử hình thì mới đáng
Trả lờiXóaSẽ có thêm đại gia nhập kho không chỉ ở lĩnh vực ngân hàng. Sẽ tới lúc pháp luật sờ tới những đại gia có công "làm cạn kiệt" tài nguyên rừng, biển...
Trả lờiXóaDân lao động lương thiện dành dụm cả đời mong được vài trăm triệu đồng cũng khó, thấy thất thoát, thiệt hại cả vài ngàn tỷ đồng trong các vụ đại án gần đây mà khiếp...
Chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ta gần đây là thực trạng đáng báo động, số người giàu lên, trở thành đại gia chỉ sau vài dự án, vài năm "làm ăn" tăng nhanh chóng mặt, không biết số tài sản khổng lồ mà họ sở hữu có phải là kết quả mồ hôi công sức thật sự của họ không nữa?
Những vụ đại án kinh tế gần đây với những con số thất thóat toàn cả nghìn tỷ đồng... nghe mà đau xót. Trong khi đất nước còn nghèo, nhân dân còn khó khăn, dù vất vả nhưng vẫn hoàn thành nghĩa vụ với đất nước. Vậy mà những con người vác cái mác tri thức, lãnh đạo thì lại hành động một cách vô nhân tính. Kết cục thật đáng buồn
Trả lờiXóaCùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; trong đó có: bị can Trầm Bê-nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, và bị can Phan Huy Khang-nguyên Tổng Giám đốc Sacombank.
Trả lờiXóaĐồng tiền quý giá như hạt giống. Phải tái cơ cấu lại toàn bộ bộ máy quản lý nhà nước triệt để. Thi tuyển trọn nhân tài thực sự phục vụ nhà nước,xây dựng chế độ lương thỏa đáng để diệt bỏ nhũng nhiễu. Đầu tư mạnh vào khoa học thực tiễn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, từ đó mở ra công ăn việc làm cho nhân dân. Muốn giàu thì lấy khoa học sản xuất làm trọng đi đôi với giáo dục đạo đức làm người khi con em chúng ta còn nhỏ. Bỏ ngay các sách dạy kiểu : Tấm cám, kiểu chú cuội gốc cây đa, kiểu học để làm quan cho giàu. Xây dựng các câu chuyện khoa học thực tiễn. Những câu chuyện thực tế khoa học sản xuất sản phẩm để dạy. ... Thu hút trọng dụng nhân tài khắp thế giới bằng nhiều chính sách. Thu hút đầu tư... . Thì mới xây dựng được bộ máy quản lý từ vi mô đến vĩ mô nền kinh tế và mới xây dựng được nền văn hóa tiến bộ song vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Trả lờiXóaCố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. lò đã nóng và những khúc cũi cũng đã đủ bén để cháy ,cũi cháy trong niềm vui của người dân cháy trong sự trong sạch của bộ máy nhà nước...mong rằng TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ lôi ra hết được những khúc củi tiếp theo
Trả lờiXóaToàn những đại gia, ông lớn tham ô, hối lộ rồi làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước, như thế thì đại gia cái nỗi gì. Nếu như những vụ đại án tham nhũng này mà chỉ xử lý những kẻ gây tội ra mà không thu hồi tài sản mà chúng gây ra thì số tiền thất thoát khó có thể thu hồi được về. Nếu mà chúng ra phanh phui ra thì sẽ còn rất nhiều rất nhiều những ông lớn sẽ bị trắng mắt ra.
Trả lờiXóa