Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương cho rằng các vụ án lớn hiện nay là đang giải quyết hậu quả của thời gian trước, đang phải tập trung giải quyết là lợi ích nhóm, thành lập sân sau.
Thứ trưởng Lê Quý Vương cho hay, các vụ án hình sự đang điều tra đa phần đã xảy ra cách đây hàng chục năm. Vụ Hà Văn Thắm từ 2009, Trịnh Xuân Thanh 2009, Vinashin, Phạm Công Danh cũng ở giai đoạn đó.
“Tức là các vụ án lớn đang giải quyết hậu quả của thời gian trước, quản lý hạn chế, nhất là các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề. Có hai khái niệm đang phải tập trung giải quyết là lợi ích nhóm, thành lập sân sau”, Thượng tướng nhận định.
Ông cho biết có 3 yếu tố cần nói. Đó là thực hiện luật Phòng chống tham nhũng chưa hiệu quả. Hai là tính công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, luật quy định 19 đối tượng đề cập công khai, nhưng hiệu quả chưa cao.
Đơn cử như sai phạm PVC - vụ án đang điều tra thì việc thành lập doanh nghiệp, chỉ định thầu không đúng quy định, nhất là sai phạm trong tổng thầu. Hay lĩnh vực ngân hàng cho vay rất dễ dàng, cứ rót vốn nhà nước vào rồi cho vay. Hiện đang xử Ocenbank, cho thấy sơ hở rất lớn trong quản lý.
Thứ ba là đạo đức công vụ trong một số lĩnh vực. Vấn đề lợi ích nhóm nhìn thấy rõ trong mấy vụ án vừa qua, cầm tiền chia chỗ này chia chỗ kia.
Trong khi đó, kiểm toán nội bộ và thanh tra chuyên ngành chưa đạt hiệu quả.
Tội phạm ẩn
Thượng tướng Lê Quý Vương cũng nêu khó khăn khiến một số vụ án kéo dài là do công tác giám định. “Điều tra vụ PVC, hiện 46 công ty trong PVC có 67 dự án trong khoảng 4 năm, dự phòng rủi ro rất khó nên giám định cũng khó. Vụ án Phạm Công Danh hiện mới mở ra giai đoạn 2, vừa rồi mới giải quyết được ông Trầm Bê...”, ông dẫn chứng.
Theo ông, tội phạm tham nhũng là tội phạm ẩn, TƯ vừa qua họp cũng chưa nói "giảm", tiềm ẩn hiện nay vẫn còn.
“Nếu nói hệ thống ngân hàng thì đang đi vào tái cơ cấu, QH thông qua nghị quyết nợ xấu. Nhưng tình trạng đầu tư BOT, BT... phải hết sức chú ý”, ông lưu ý.
Thượng tướng cho rằng, muốn tham nhũng có thể giảm, ngăn chặn được thì trước hết là quản lý tài chính, xem xét lại vấn đề đất đai. Xu thế hiện nay đang tập trung công khai, minh bạch, để được giám sát chặt chẽ.
Anh này chống, anh kia chống lưng, không biết thật giả
ĐB Vũ Trọng Kim (Hải Dương) cho rằng đảng viên thì phải kê khai tài sản: “Hơn 99% kê khai, những anh còn lại thì sao? Đã chạy đi nước ngoài rồi hay sao mà không kê khai?” và đề nghị báo cáo cần cập nhật phụ lục về những đại án.
Ông Kim không tin vào con số 3.887 người luân chuyển, chuyển đổi công tác như trong báo cáo. Ông cho rằng việc luân chuyển công tác vừa qua làm không tốt, tạo điều kiện cho những người ở vị trí đó "chạy" nhiều hơn.
“Qua giám sát chúng tôi thấy chuyển đổi vị trí là do lên chức chứ không phải vị trí nhạy cảm. Ví dụ kế toán rất khó thay đổi vì vị trí này câu kết với thủ trưởng”, ĐB Kim nói.
Theo ông, tham nhũng tràn lan, cán bộ tỉnh, huyện ông nào tham nhũng dân đếm được hết nhưng xử lý quá ít.
“Chỉ 25 người đứng đầu bị kiểm điểm phê bình vì để cho tình trạng tham nhũng ở cơ quan xảy ra, mấy triệu đảng viên mà chỉ có 3 người bị xử lý về kê khai tài sản. Người dân sẽ nói làm hời hợt quá. Đây là con số không thể nào tin được.
Như vậy là thoát tội hết, kể cả ở cơ quan trung ương”, ông Kim nhấn mạnh và cho rằng như vậy né tránh quá nhiều. Tổ chức thực hiện của chúng ta quá kém và không có bản lĩnh làm việc này.
Nguyên Tổng thư ký MTTQ VN cho rằng ở TƯ, Tổng bí thư chủ trì rất quyết liệt. Tuy nhiên ông lại băn khoăn khi nhìn thấy cảnh: “Cơ quan nào cũng nói phòng chống tham nhũng, nhưng anh này chống tham nhũng, anh kia chống lưng, không biết anh nào chống thật anh nào chống giả”.
Vì vậy, ông đề nghị phải sớm tổ chức ra đơn vị chống tham nhũng chuyên trách, làm việc có hiệu quả, không để bị níu kéo, trì trệ. Một vụ án giải quyết mấy năm trời không xong.
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) băn khoăn khi Chính phủ nhận định tình hình tham nhũng giảm nhưng số liệu các vụ án tham nhũng lại tăng so với năm 2016. Ngay các báo cáo khác nhau lại có số liệu khác nhau. “Như vậy là tình hình tham nhũng tăng hay giảm?”.
Ông cho rằng việc thực hiện chỉ thị 50 của Bộ Chính trị là phải xử lý người đứng đầu, nhưng cả năm 2017 chỉ có 25 người bị xử lý.
“Khi không xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu thì công tác phòng chống tham nhũng không thể tiến lên được”, ĐB tỉnh Phú Yên lưu ý.
Kết luận phiên thảo luận, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh: "Trong phòng chống tham nhũng, Tổng bí thư nói không có vùng cấm và không có chuyện hạ cánh an toàn".
Thu Hằng
Thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã tích cực chủ động trong hoạt động chống tham nhũng. Để mọi người dân không còn phải nghi ngờ về công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước là chỉ trên giấy. Mọi người dân hãy tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trả lờiXóaCông cuộc chống tham nhũng là một quá trình đấu tranh lâu dài không phải một sớm một chiều được. Vì vậy cần có sự cố gắng của tất cả Hệ thống Chính trị và người dân. Mọi người hãy tự nâng cao bản lĩnh chính trị của mình không để có đối tượng xấu lợi dụng việc chống tham nhũng xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Trả lờiXóaNhững vụ án tham nhũng bị phơi bày trong thời gian qua đều là các vụ án có những biểu hiện, dấu hiệu tham nhũng từ lâu. Mà các cơ quan chức năng chưa phát hiện được. Bằng sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước các vụ án tham nhũng dần dần bị đưa ra ánh sáng.
Trả lờiXóaNhiều nhà khoa học cho rằng, con người ngay từ khi sinh ra đã có thiên hướng sở hữu riêng tư. Cái tôi luôn luôn là một phạm trù ngự trị con người. Sự dành riêng cho mình một phần vật chất riêng, một chút vinh danh riêng luôn là động lực để con người hướng tới. Làm lợi cho bản thân một cá thể luôn là một xu hướng của xã hội loài người. Tuy nhiên, trong một thời gian, đã có thời chúng ta cho rằng lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể là trên hết. Lợi ích cá nhân đang bị lạm dụng, họ vơ vét tài sản chung làm tài sản cá nhân, tham ô, cửa quyền.
Trả lờiXóaNếu không có cơ chế ngăn chặn, lợi ích nhóm (tiêu cực) phát triển sẽ làm suy thoái, tha hóa về đạo đức, lối sống của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên (đặc biệt là những người có chức, có quyền). Nếu lợi ích nhóm vẫn còn tồn tại thi vẫn nạn tham nhũng vẫn còn . Khi nào chúng ta chấm dút hẳn lợi ích nhóm thì lúc đó mới hết quan tham.
Trả lờiXóaNguyên nhân của sự hình thành và phát triển “lợi ích nhóm” (tiêu cực) là do chúng ta đang thiếu một hành lang pháp lý để phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiệu cực của lợi ích nhóm; sự không minh bạch và thiếu tính khoa học trong quy trình hoạch định và thực hiện các chính sách; hoạt động quản lý quan liêu; cơ chế “xin – cho”; thói quen chấp nhận sự cộng sinh và thỏa hiệp với sai trái; sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và sự yếu kém trong hoạt động của một số tổ chức Đảng; sự không rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền và trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị; cơ chế giám sát, kiểm soát nhiều khi còn hình thức…
Trả lờiXóaNếu Đảng và Nhà nước ta không kịp thời ngăn chặn được hoạt động của lợi ích nhóm, để nó tiếp tục phát triển, dẫn đến lũng đoạn ngày càng lớn hơn thì sự phát triển của đất nước bị nguy khốn và chế độ chính trị cũng biến chất, cũng thay đổi theo hướng xấu, chắc chắn không còn là con đường XHCN chân chính nữa. Mong muốn của hàng triệu đảng viên cộng sản và nhân dân đã chiến đấu và hi sinh xương máu sẽ trở nên xa vời và vô vọng, mong muốn thiết tha của Bác Hồ cũng không thực hiện được. Lúc này, hơn lúc nào hết, cần phải nhận thức rõ nguy cơ và quyết tâm bảo vệ quyền lợi dân tộc, thành quả cách mạng và bảo vệ Đảng, không để Đảng bị lợi ích nhóm thao túng, làm hư hỏng, biến chất, dẫn đến đổ vỡ.
Trả lờiXóahi vọng với những gì được mang ra bàn thảo cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị thì công tác chống tham nhũng của đảng ta sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, sẽ không còn những vụ án tham nhũng nghìn tỉ, gây thất thoát tài sản nhà nước, có như vậy thì kinh tế nước nhà mới khởi sắc, đất nước mới có điều kiện phát triển
Trả lờiXóa“Khi không xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu thì công tác phòng chống tham nhũng không thể tiến lên được”, ĐB tỉnh Phú Yên lưu ý. Kết luận phiên thảo luận, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh: "Trong phòng chống tham nhũng, Tổng bí thư nói không có vùng cấm và không có chuyện hạ cánh an toàn".
Trả lờiXóaThượng tướng Lê Quý Vương cũng nêu khó khăn khiến một số vụ án kéo dài là do công tác giám định. “Điều tra vụ PVC, hiện 46 công ty trong PVC có 67 dự án trong khoảng 4 năm, dự phòng rủi ro rất khó nên giám định cũng khó. Vụ án Phạm Công Danh hiện mới mở ra giai đoạn 2, vừa rồi mới giải quyết được ông Trầm Bê...”, ông dẫn chứng. Theo ông, tội phạm tham nhũng là tội phạm ẩn, TƯ vừa qua họp cũng chưa nói "giảm", tiềm ẩn hiện nay vẫn còn. “Nếu nói hệ thống ngân hàng thì đang đi vào tái cơ cấu, QH thông qua nghị quyết nợ xấu. Nhưng tình trạng đầu tư BOT, BT... phải hết sức chú ý”, ông lưu ý. Thượng tướng cho rằng, muốn tham nhũng có thể giảm, ngăn chặn được thì trước hết là quản lý tài chính, xem xét lại vấn đề đất đai. Xu thế hiện nay đang tập trung công khai, minh bạch, để được giám sát chặt chẽ.
Trả lờiXóaThứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương cho rằng các vụ án lớn hiện nay là đang giải quyết hậu quả của thời gian trước, đang phải tập trung giải quyết là lợi ích nhóm, thành lập sân sau.
Trả lờiXóa