Vài dòng về bà PGS TS Nguyễn Thị Kim Tiến
(Tút ăn trộm, không phải của mình)
Lưu ý, đây là bài viết của một dư-luận-viên lương ba ngàn đô, hoàn toàn mang tính định hướng dư luận. Ai đã ghét bà ấy (dù đôi khi chẳng tự biết mình ghét vì lý do gì) vui lòng không đọc vì đọc xong, tức quá mà không comment phản biện được, dái chạy lên cổ, tui không chịu trách nhiệm.
Xin nhắc lại nhận định của tui từ trước nay: bộ trưởng Kim Tiến là một nhà khoa học giỏi, rất giỏi.
Trên cương vị viện trưởng Viện Pasteur Saigon trong suốt 20 năm trước khi giữ chức bộ trưởng, bà là một chuyên gia hàng đầu ở lĩnh vực dịch tễ học và y tế dự phòng. Một chuyên gia ở tầm quốc tế. Năm 2005 khi cúm A/H5N1 có mặt tại Việt Nam gây tử vong nhanh, người dân hoang mang, bà, lúc ấy còn rất trẻ và trên cương vị lãnh đạo viện, đã chỉ đạo nghiên cứu để ngay trong tháng 11 năm ấy, "Nghiên cứu giải mã bộ gene virus cúm A/H5N1 trên bệnh phẩm người và gia cầm" được Viện Pasteur công bố. Đây là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam giải mã hoàn chỉnh được bộ gene và xây dựng được bản đồ về gene của virus cúm A trên người và gia cầm với số lượng mẫu lớn.
Những đóng góp của bà cho sức khoẻ cộng đồng đã được quốc tế ghi nhận. Hai lần liên tiếp, bà được đại học danh giá Oxford trao chức danh Giáo sư thỉnh giảng. Họ ghi nhận những đóng góp của bà trên cương vị từ Viện trưởng Viện Pasteur Saigon đến Bộ trưởng Bộ Y Tế cho nền y tế Việt Nam cũng như nỗ lực trong việc hoạch định chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ này để chăm sóc tốt hơn cho sức khoẻ người dân trong thời gian tới khi dân số đang trên đà tăng nhanh.
Năm 2015, bà là một trong hai cá nhân của khu vực Tây Thái Bình Dương được nhận giải thưởng danh dự tại hội nghị đánh giá 10 năm thực hiện Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới vì những đóng góp trong việc phòng chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam.
Năm 2009, chính phủ Cộng hoà Pháp đã trao cho bà huân chương cao quý Bắc Đẩu Bội Tinh vì những đóng góp to lớn trong việc phát triển mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học trình độ cao. Bằng những kiến thức về Y Sinh học từ Pháp, bà đã mang rất nhiều thành tựu tiên tiến của khoa học Pháp về phục vụ sức khoẻ cộng đồng, nỗ lực cứu hàng chục triệu người khỏi những đại dịch.
Những chức danh bà được nhận trong nước, tỉ như thầy-thuốc-nhân-dân, tui sẽ không kể ở đây. Kể ra mất công các bạn "Xời, ở Việt Nam, mấy chức danh ấy, dễ ợt".
Khi lên đảm nhiệm vị trí bộ trưởng, những thay đổi cho ngành y tế Việt Nam mà bà làm được, chắc công tâm một chút, ai cũng thấy. Hỏi đi, hầu hết những bác sĩ, dược sĩ hay nhân viên y tế đều sẽ công nhận tài năng và tâm huyết của bà. Bà là bộ trưởng Y tế giỏi thực tiễn nhất mà Việt Nam có được trong 42 năm qua.
PGS TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur hiện nay cho biết: "Thành công nhất của Viện Pasteur dưới thời PGS TS Kim Tiến còn làm viện trưởng là đưa tri thức kinh tế vào trong khoa học để các nghiên cứu được ứng dụng ngay vào thực tiễn trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Viện Pasteur tăng cường hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ khoa học kỹ thuật, sản xuất vaccine, sinh phẩm, xét nghiệm. Thành công một ca phẫu thuật có thể cứu sống một mạng người, nhưng thành công trong một chiến lược y tế dự phòng có thể cứu sống nhiều triệu người, và kéo dài tuổi thọ cũng như nâng cao chất lượng sống cho cả một dân tộc".
Nhưng bà có một cái dở, rất dở. Đó là làm chính trị quá tệ. Nếu làm tốt lĩnh vực này, bà sẽ biết xây dựng hình ảnh bản thân lung linh hơn trong lòng công chúng. So sánh một chút với ông Nguyễn Bá Thanh. Cả hai đều là những người giỏi, có tâm với nhân dân và đều...giàu. Nhưng dấu ấn để ông Thanh được yêu mến, bà Tiến đã không ghi được (hoặc không muốn ghi). Đó là lấy-lòng-dân-đen.
Và bọn báo chí mất nết mấy hôm nay, vì những đấu đá và lợi ích phe nhóm, đã tấn công bà, vẽ nên chân dung bà như một con quỷ hút máu người, phủi sạch tất cả những đóng góp to lớn mà bà dành cả đời cho sức khoẻ dân tộc này.
Tất nhiên, trong hệ thống chính trị như của Việt Nam, một con én không thể làm nổi mùa xuân. Y tế còn nhiều điều tệ và đáng xấu hổ nhưng một bàn tay không thể che nổi mặt trời. Nên, nếu biết điều, làm ơn im lặng chứ đừng nói những lời khó nghe. (Thậm chí, tui nghe nhiều người có ăn học còn nguyền rủa cả gia đình bà nữa kìa. Ôi...).
Ở cái đất nước nghèo nàn lạc hậu, rất nhiều người dân sinh hoạt và bảo vệ sức khoẻ như thuở hồng hoang này, cần lắm một người giỏi dịch tễ học và y tế dự phòng như bà.
Lôi bà xuống cho bằng được, rồi để thằng khác lên chỉ biết ăn mà không làm được đách gì, bốc cứt cả đám.
P.S. Tui bỏ một buổi tập gym, viết bài này là dành cho các bạn đấy. Để các bạn có thêm chút thông tin, tránh bị kền kền dắt mũi và biết cái gì hay ai là tốt-hơn (trong lúc chưa được tốt-nhất) cho mình. Tui ở Mỹ. Sức khoẻ tui, Mỹ lo.
(Hoàng Hải)
Trường hợp của Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho thấy rõ sự khác biệt giữa hai con đường: chuyên môn và chính trị. Mặc dù có tài năng không thể phủ nhận với rất nhiều đóng góp cho nền y tế nước nhà khi còn là Viện trưởng Viện Pasteur. Nhưng những thành tựu đã đưa bà lên ngồi chiếc ghế nóng lại khó có thể là phương pháp để giải quyết bài toán khó mang tên chính trị mà bản thân bà đang gặp phải.
Trả lờiXóaTôi rất tâm đắc với lời nhận xét của GS Phan Trọng Lân "Thành công nhất của Viện Pasteur dưới thời PGS TS Kim Tiến còn làm viện trưởng là đưa tri thức kinh tế vào trong khoa học để các nghiên cứu được ứng dụng ngay vào thực tiễn trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Viện Pasteur tăng cường hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ khoa học kỹ thuật, sản xuất vaccine, sinh phẩm, xét nghiệm. Thành công một ca phẫu thuật có thể cứu sống một mạng người, nhưng thành công trong một chiến lược y tế dự phòng có thể cứu sống nhiều triệu người, và kéo dài tuổi thọ cũng như nâng cao chất lượng sống cho cả một dân tộc". Quả thực nếu không đọc bài báo này tôi không thể biết hêt được những đóng góp to lớn của Bộ trưởng đối với nên Y học nước nhà. Từ trước đến nay lũ kền kền báo chí nói xằng nói bậy cũng dễ tin theo và có cái nhìn khô g tốt về BT. Móng cho bà sớm tai qua nạn khỏi để làm tốt trên cương vị của mình.
Trả lờiXóaNếu như không đọc bài viết này thì tôi và nhiều người không thể biết được công lao to lớn của BT Kim Tiến. Bà là người đứng đầu một Bộ có quá nhiều vấn đề và nhạy cảm. Vì thế chì cần một chút sơ xảy là bà có thể bị dư luận ném đã, bêu riếu rồi. Và vụ thuốc VN pharma là một ví dụ. Hi vọng rằng mọi người có thể minh oan cho BT để BT có thế cống hiến tiêos cho ngành y nước nhà.
Trả lờiXóavề mặt chuyên môn thì bà tiến ko có gì để nói nữa r,nhưng về mặt quản lý thì chưa ổn lắm,với lại ngành y tế nước ta hiện nay đang khó khăn,ai lên thì chưa chắc đã làm tốt hơn bà,vì một con én đéo thể làm nên mùa xuân,cả cộng đồng cùng cố gắng thì may ra mới được,cái lồn gì cũng đổ lên đầu bà thì chúng nó chỉ muốn kéo cổ nhân tài xuống chứ chả có ý gì khác nữa
Trả lờiXóađiều đó chứng minh không phải tự nhiên mà một người phụ nữ lại đứng đầu một ngành quan trọng của đất nước, đúng là một con người tài giỏi không ai có thể nghi ngờ về trình độ y học của bà Tiến có chăng bà chỉ có yếu về mặt chính trị nên người ta biết đến bà với nhiều cái chê trách hơn là tán dương nhưng dù sao với một vị lãnh đạo có tầm như bà thì chúng ta vẫn còn cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều rồi
Trả lờiXóaAi nói gì thì nói, nhưng dư luận cũng có người nọ người kia. Người mà có cái nhìn tiêu cực thì cứ hễ thấy người ta có chút sai phạm thì lôi cả họ người ta ra chửi bới, rủa xả, làm như cái gì dính đến bà Bộ trưởng đều là xấu hết. Nhưng ngược lại người có cách nhìn công bằng khách quan thì họ sẽ nhìn trước hết là Bà ấy là ai, bà Tiến lên được đến chức Bộ trưởng y tế đâu có phải dễ dàng gì? bà ấy đã vượt qua hàng trăm triệu người khác về tầm cỡ để được lựa chọn, Bà ấy đã làm được những gì? Bà ấy được đào tạo bài bản, được thế giới công nhận ra sao. Công lao của bà Tiến đóng góp cho nền y học nước nhà những năm qua lớn thế nào? Và Nhân vô thập toàn, làm lãnh đạo có chuyện sai sót là bình thường. Đảng và Nhà nước họ cũng đánh giá vậy chứ, đâu phải cứ nghe ai đó bị chửi bới là họ bắt từ chức đâu? Từ chức phải là những vị quan bất tài vô dụng, tham ô tham nhũng. Ăn trên ngồi chốc. làm ít nói nhiều, chẳng có kết quả gì thì họ phế truất là đúng. Nhưng thử hỏi ở Việt nam này tìm được mấy phụ nữ tài giỏi trong lĩnh vực y tế như Bà Tiến. Nên ai ơi đừng có vội hùa theo đám đông để nói xấu, xuyên tạc về bà Tiến. Mà trong lúc này, lỗi của sự việc đến đâu để Bà ấy xử lý đến đó. Đồng thời động viên Bà ấy để Bà Tiến tiếp tục rút kinh nghiệm và dồn tâm sức cho công tác bảo vệ và chăm sóc y tế của chúng ta. Đó là cái nhìn nhân văn nhất cần phải làm lúc này.
Trả lờiXóaMột bài viết, của dư luận viên,nếu viết về nam thì gọi là nâng bi,còn viết cho bà Tiến thì không biết gọi là nâng gì nhỉ.
Trả lờiXóaBưng bô thì mãi là bưng bô,giống như lương y ko có tâm thì mãi mãi là ác quỷ..
Trả lờiXóaLàm một điều hết sức thừa hơi và gượng ép. Mấy cái xin đó tượng trưng cho cái gì khi nó không xuất phát từ cái tâm.
Trả lờiXóaĐiều mà bộ y tế cần làm bây giờ là cải thiện cơ sở vật chất của bệnh viện, cải thiện nguồn lương "sạch" của bác sỹ, cán bộ y tế, diệt hết những thành phần ăn bẩn trong ngành. Khi đó thì ai cũng vui vẻ, thoải mái, tự khắc sẽ có "3 xin".
Bác sỉ ở đâu cũng phải chịu áp lực cả ! Ở Vn bác sĩ không bị nợ ngập đầu như bác sĩ ở nước ngoài, không sợ bị bệnh nhân thưa kiện, và bị ế khách.
Trả lờiXóaCái mà nghành y tế Việt Nam cần thay đổi đó là phương thức điều hành. Phát triển và hổ trợ cho các bệnh viện địa phương, khiến cho bệnh nhân tin tưởng và chửa trị các bệnh thông thường ở tuyến dưới thay vì đổ dồn lên các bệnh viện lớn. Khuyến khích bệnh nhân có bảo hiễm chọn bác sĩ gia đình trong các tổ hợp y tế...
Một khi bệnh nhân co bác sĩ gia đình và tổ hợp y tế cho cá nhân họ sẽ an tâm được chửa trị đúng bệnh và kịp thời. Việc này có tốn kém cho ngân sách, cho hảng bảo hiễm, nhưng về lâu dài chi phí y tế sẽ giãm dần, thu nhập của bác sĩ và y tá sẽ ổn định và điều quan trọng là sẽ không cần phải vận động "ba xin" hay bốn đừng nữa.
Hiện nay ngành y tế gây cho người vào viện nhiều bức xúc lắm. Một người ốm nằm viện là cả một đội quân người nhà phải đi theo hầu người bệnh bởi vì về nguyên tắc bây giờ người nhà bệnh nhân phải phục vụ người bệnh chứ không phải là y tá, hộ lý bệnh viện như ngày xưa.Từ đó cũng thấy tại sao bệnh tật lây lan kinh khủng. Trong khi đó được biết trong các bênh viện, bác sỹ thì ít, y tá & hộ lý thì nhiều.
Trả lờiXóaCản trở lớn nhất mà bà Tiến đang vấp phải là cơ sở vật chất quá kém, bệnh nhân quá đông, áp lực công việc quá cao, đồng lương cán bộ y tế quá thấp...
Trả lờiXóaThưa bà Tiến, chỉ cần cán bộ ngành y giữ được y đức đã là tốt lắm rồi. Con tôi học 6 năm ĐH y dược, 2 năm chuyên khoa, ra trường hưởng lương bằng các SV học 4 năm đấy, con tôi cũng giữ đạo đức ngành y và trong sáng công tâm, nhưng nó chưa có gia đình.
hôm nay nghe bà nhận thấy từ chức là chuẩn vô cùng là người đứng đầu một bộ nghành cần có bản lĩnh khi xãy ra sự việc như thế một y đức mà thiếu trách nhiệm để việc lan ra dư luận cả công chúng như tình thế này người đứng đầu từ chức là một văn hoá tốt để màu áo blouse kg vấy bẩn chức bà về nghỉ an nhàn còn nhiều người biết đến và mong mọi người đứng đầu nghành cần có văn hoá ấy.Những gì bà làm sẽ mãi đc mọi người nhớ đến, sóng gió cuộc sống ko ko phải ai cũng vượt qua đc, chúc bà luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!!!
Trả lờiXóaNhững đóng góp của bà cho sức khoẻ cộng đồng đã được quốc tế ghi nhận. Hai lần liên tiếp, bà được đại học danh giá Oxford trao chức danh Giáo sư thỉnh giảng. Họ ghi nhận những đóng góp của bà trên cương vị từ Viện trưởng Viện Pasteur Saigon đến Bộ trưởng Bộ Y Tế cho nền y tế Việt Nam cũng như nỗ lực trong việc hoạch định chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ này để chăm sóc tốt hơn cho sức khoẻ người dân trong thời gian tới khi dân số đang trên đà tăng nhanh.
Trả lờiXóatrong hệ thống chính trị như của Việt Nam, một con én không thể làm nổi mùa xuân. Y tế còn nhiều điều tệ và đáng xấu hổ nhưng một bàn tay không thể che nổi mặt trời. Nên, nếu biết điều, làm ơn im lặng chứ đừng nói những lời khó nghe. (Thậm chí, tui nghe nhiều người có ăn học còn nguyền rủa cả gia đình bà nữa kìa. Ôi...).
Trả lờiXóaTất nhiên, trong hệ thống chính trị như của Việt Nam, một con én không thể làm nổi mùa xuân. Y tế còn nhiều điều tệ và đáng xấu hổ nhưng một bàn tay không thể che nổi mặt trời. Nên, nếu biết điều, làm ơn im lặng chứ đừng nói những lời khó nghe. (Thậm chí, tui nghe nhiều người có ăn học còn nguyền rủa cả gia đình bà nữa kìa. Ôi...).
Trả lờiXóaBiết sớm từ trước. Tính cách con người Việt Nam là như vậy. trong hệ thống chính trị như của Việt Nam, một con én không thể làm nổi mùa xuân. Y tế còn nhiều điều tệ và đáng xấu hổ nhưng một bàn tay không thể che nổi mặt trời. Nên, nếu biết điều, làm ơn im lặng chứ đừng nói những lời khó nghe.Đừng cố gắng vùi dập những tài năng của đất nước, đừng cố kéo họ xuống bằng được
Trả lờiXóaCông nhận những thành tưu bà Tiến đạt được thật đáng trân trọng.Nhưng trong công tác quản lý có lẽ còn nữ tính quá mà bây giờ bọn đầu trâu mặt ngựa lại rất đông.Người làm chính trị muốn đi tới thắng lợi,thành công phải tôn anh Tào Tháo lên làm thầy.Cứ xem mấy anh bạn Xinh,Hàn,Đài...họ giàu lên nhanh có chút gì đấy của sự chuyên quyền.Nghe anh dân gian có ngày chết dấp.
Trả lờiXóa"Thành công một ca phẫu thuật có thể cứu sống một mạng người, nhưng thành công trong một chiến lược y tế dự phòng có thể cứu sống nhiều triệu người, và kéo dài tuổi thọ cũng như nâng cao chất lượng sống cho cả một dân tộc".
Trả lờiXóakhi anh làm tốt người ta nói đó là việc đương nhiên anh phải làm. chứ không có gì phải tuyên dương phải khen cả, nhưng khi anh mặc sai phạm, mà có thể người ta chảng hiểu sai phạm là gì, là lớn hay nhỏ, nhưng người ta vẫn hùa vào để ném đá bạn, vì bạn là người nổi tiếng, nên người ta tự cho mình cái quyền đó, đó là dư luận, và những người mạnh mẽ sẽ đạp lên dư luận và làm những điều họ cho là đúng và có lợi cho công việc
Trả lờiXóaNhìn thím Tiến rất phúc hậu....
Trả lờiXóaBác Tiến chỉ là một trong số những nạn nhân của cái đám hung hăng, không phân biệt phải trái mang tên cộng đồng mạng. Nghĩ lại cũng rợn thật, cái hồi mà bao nhiêu tin tức thất thiệt về Bộ Y tế thi nhau dồn về, bác Tiến khi ấy phải vững vàng lắm mới có thể vượt qua được
Trả lờiXóa