Nhẽ ra những vụ nhỏ lẻ thế này anh Ba thường không nêu nhận xét, nhưng thấy hôm qua giờ các anh chị mồm dọc đột ngột khép loa mồm về vụ “thuốc chữa ung thư lậu” để ngay sau đó từ “dược sĩ mạng” biến hình thành các nhà “thời trang học” để chửi bới, xỉ nhục lãnh đạo tỉnh Cần Thơ về cái quy định cấm mặc quần Jean.
Các anh chị hết yêu cây Hà Nội, chuyển sang yêu cá ở Hà Tĩnh, rồi yêu lửa ở Đồng Tâm đến hôm nay chính thức chuyển qua yêu quần jeans làm Anh Ba rất tâm tư.
Để rộng đường dư luận, Anh Ba xin phép trích lại nguyên văn quy định gây bão này:
Theo Quyết định số 2346/QĐ-UBND của UBND TP.Cần Thơ:
“Tại mục 2, điều 3, chương 2 quy định trang phục làm việc tại công sở hoặc trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ:
a) Trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo; kiểu dáng, màu sắc nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh và đặc thù công việc cụ thể:
Nam: Áo sơ mi, quần tây (cho áo vào quần), sử dụng giày hoặc dép có quai hậu.
Nữ: Áo sơ mi, quần tây, áo dài, váy, đầm công sở, comple, áo có tay.
b) Không mặc quần jeans, áo thun các loại (kể cả nam và nữ).”
Đọc kỹ chưa? Có gì sai hay vi phạm nhân quyền không? Phải nói rõ cái này là “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp khối nhà nước” và Cần Thơ không phải là tỉnh duy nhất có cái quy tắc này, xa xa như ở Lào Cai, gần nữa như ở Tiền Giang cũng đều có (ai không tin thì hỏi người thân làm trong nhà nước ở các tỉnh này sẽ biết).
Đối với đặc thù ngành nghề, mỗi cán bộ viên chức tiếp xúc với cần lao ngoài việc cá nhân con người đối với con người, thì đó còn là đại diện của chính quyền đối với nhân dân, vì vậy sự nghiêm túc là yêu cầu tiên quyết, trước hết là sự nghiêm túc trong trang phục. Khi ăn mặc nghiêm túc thì cán bộ có ý thức cao hơn trong việc mà họ phụ trách. Bước vào cơ quan nhà nước mà thấy cả một bầy ăn mặc 7 sắc cầu vồng ngồi trên quầy tiếp dân với một loạt cán bộ đồng phục sơ mi cổ cồn trắng sạch sẽ, sáng sủa thì đồng bào chọn phương án nào? Nếu chọn phương án nhiều màu sắc, kính mời đồng bào vào sở thú chơi cho phù hợp nhu cầu chống mù màu trên diện rộng.
Sự phù hợp với môi trường rất quan trọng, anh chị không thể đứng trong thánh đường Thiên Chúa khi linh mục đang làm lễ mà hét lên “Allahu Akbar” được, tương tự không thể ăn thịt chó mà đòi chấm mắm me, hay thích ăn hột … mà không thể chịu mùi mắm ruốc . Đúng không ạ? Sự phù hợp rất quan trọng trong mọi việc. Là cán bộ công chức không thể mặc áo thun, quần jean khi làm việc tại cơ quan vì lúc này anh phải tự tạo cho mình tác phong nghiêm túc nhất có thể để đại diện cho chính quyền làm việc với nhân dân. Đi phượt các anh chị còn thích đồng phục cho nó chuyên nghiệp thì mắc gì đi làm công chức lại không được thống nhất cho nghiêm túc trong toàn thành phố?
Về phát ngôn: “Không cho cán bộ mặc quần jeans đi làm vì nó có nguồn gốc là trang phục của dân lao động, chăn bò, chăn cừu” của ông Giám đốc, bản thân Anh Ba thấy nó không có gì phải căng thẳng và sự thật nó không có gì phải căng thẳng, đây là một câu nói mang tính ước lệ, mà nhẽ ra với tư cách một người làm chính trị ông chỉ cần nói: “Không cho cán bộ mặc quần jeans đi làm vì nó thiếu nghiêm túc” là đủ, nếu ông nói câu trên với ai thì không sao nhưng đen quá đen anh lại vui mồm đi tâm sự với nhà báo, vi phạm nguyên tắc bất thành văn “Không nghe cave kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày, không dây với báo chí và không cãi lý với cấp trên”.
Thế là từ một sự việc bé như lỗ kim đã trở thành bão mạng sau sự phù phép của kền kền Đông Lào. Người miền Tây hiền lành, chất phác, như các anh chị cũng biết, nhà hiền triết huyền thoại phương Nam tên là Bác Ba Phi với chữ “ba” đại diện cho sự đại khái (ăn dăm ba hột cơm, nói dăm ba câu chuyện, nói chuyện ba phải), người miền Tây trong khi nói chuyện luôn đại khái nó thế, lấy cái sự thật thà, nhân nghĩa và chính trực làm cốt chứ ít có trường hợp gọt dũa câu từ sâu sắc cho hài lòng “cộng đồng mạng”. Ông nghĩ đến hình ảnh những anh Cowboy phương Tây phóng khoáng, phong trần với quần jeans đầy bụi đường trong văn chương, phim ảnh thì ông nói vậy chứ nào có ý miệt thị người nông dân? Sao nỡ lòng nào nhét chữ vào mồm ông để hôm qua giờ bị không biết bao nhiêu tục từ “ngu, dốt, đần, vi phạm nhân quyền, bảo thủ…”.
Ước vọng đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn luôn là một điều đáng trân trọng, nhưng nhìn thấy cái cách anh chị đang chọn, những câu nói đả kích, rủa xả khoác lên mình lốt “dân chủ” làm tôi rợn hết cả ông người.
Đôi khi uống dăm ba chai bia vào nhìn xa xa ra đống rác đầu ngõ, chợt tôi nhớ đến anh chị "đối kháng" hiện nay, trộm nghĩ nếu thể loại mọi rợ, man di như anh chị mà nắm được chính quyền thì có lẽ dân tộc Việt Nam này bị tận cùng oan khiêng mất rồi.
Vóc người thì mét rưỡi, chân thì toàn ghẻ, răng thì vàng khè, nách thì kẹp mắm thì cãi nhau làm gì jeans với sơ mi để băng thông Internet chậm mất mấy phần làm đau lòng anh em Thiên địa hội khi load phim HD hả người ơi.
Ảnh minh họa: Quần jean áo thun
Nói chung đi làm việc ở các nơi công sở thì nên ăn mặc kín đáo, lịch sự, phù hợp với đặc thù công việc của mình.
Trả lờiXóaNói thẳng toẹt một câu là việc họ quy định phải ăn mặc thế nào là điều hết sức bình thường. Nó cũng đơn giản là giống như việc mặc đồng phục để đảm bảo đồng bộ, phù hợp hơn với công việc mà thôi.
Trả lờiXóaNếu nâng cao quan điểm lên thành động chạm đến vấn đề nhân quyền há chẳng phải là quá chủ quan duy ý chí. Cái gì cũng liên hệ đến nhân quyền hay sao? Thế liệu có phải là yêu nước, là tông trọng nhân quyền hay lợi dụng nhân quyền để làm loạn?
Công chức đi làm mặc quần tây áo sơ mi "sáng xách cặp đi, tối xách cặp về thì cũng vậy thôi". Người lao động văn phòng, phải thoải mái tự tin thì người ta mới năng động mà phục vụ dân. Lương có vài triệu nhưng áp đặt đủ điều thì có mang lại hiệu quả cao hay không? Hay lại sinh ra nhiều hệ lụy từ việc tham ô đến thái độ?
Trả lờiXóaCá nhân tôi thấy, thái độ và hiệu suất làm việc của người cán bộ nên được quan tâm nhiều nhất. Chuyện ăn mặc chỉ nên phát huy tính tự giác của mỗi người chứ không nên áp đặt theo suy nghĩ chủ quan của những người có quyền soạn thảo ra quy định.
Trả lờiXóaTheo tôi, tự ý thức bản thân người cán bộ đã biết mình nên mặc gì cho phù hợp với điều kiện công việc. Tốt nhất là nên có lời khuyến cáo cán bộ nên ăn mặc lịch thiệp là đủ chứ đưa ra quy định như vậy rồi chế tài sẽ cho một cảm giác áp đặt, ngột ngạt. Đó cũng chính là điều người ta phản ứng với quy định này.
Trả lờiXóaViệc giới hạn công chức, viên chức mặc quần jeans, áo thun cũng hợp lý vì theo cách nhìn về thiết kế, nhiều mẫu mã jeans có thể không phù hợp với diện mạo của công chức. Cũng khá khó khi đòi hỏi cùng lúc ở jeans phải vừa đẹp, vừa lịch sự, trang trọng. Phải là người biết nhiều và có kinh nghiệm sử dụng chất liệu này mới có thể lựa chọn an toàn, thanh lịch nhất cho người đi làm công sở. Nhưng trong thực tế, không phải ai cũng biết lưạ chọn. Chính vì những rủi ro về mặt thẩm mỹ nên chuyện có suy nghĩ loại bỏ nguy cơ triệt để cũng rất dễ hiểu, không lạ
Trả lờiXóaTôi nghĩ, điều quan trọng là tác phong, đạo đức và kết quả làm việc, vẻ bề ngoài không đánh giá chính xác một nhân cách con người, điển hình là các quan ăn hối lộ ngàn tỉ cũng ăn mặc lịch sự. Nếu nói như ông, người dân ở các nước giàu, các nước phát triển đều là dân chăn bò, chăn cừu, như vậy có hạ thấp nhân phẩm của họ không? Lương công chức thì ba cọc ba đồng không đủ ăn mà lại bày vẽ gò bó áp đặt khuôn khổ, tạo cảm giác không thoải mái, gây áp lực tư tưởng.
Trả lờiXóaTheo tôi thì nên mở một cuộc điều tra diện rộng xem người dân khi đến cơ quan công quyền, họ cần điều gì, họ cần nhìn gương mặt thân thiện của công chức, thái độ ứng xử hay có bao nhiêu phần trăm nhìn cái quần của công chức, lúc đó hãy đưa ra cái cần cấm và cái nào cần điều chỉnh! chứ cá nhân tôi thấy ngay ông tổng thống Obama đôi lúc cũng mặc quần Jean đấy thôi! thu gọn
Trả lờiXóaQuan trọng là cái tấm lòng chứ không phải tấm áo. Một người cán bộ ăn mặc quần jean, đóng thùng áo trắng, trong công tác hết lòng vì nhân dân, thì có gì là đáng chê trách. Có chê trách chăng là chê trách các vị ăn mặc bảnh chọe, trong công tác thì hoạnh hẹ nhân dân, ngồi bàn giấy thì nghĩ chuyện đâu đâu, nói ra thì bị dân góp ý lên góp ý xuống. Hết biết luôn.
Trả lờiXóaQuy tắc ứng xử được đưa ra để hướng dẫn nhân viên thực thi trong việc giao tiếp với dân, chứ không phải đưa ra để buộc nhân viên ăn mặc như thế nào.
Trả lờiXóaThiết nghĩ, mặc quần jean đâu có ảnh hưởng gì đến công việc? Nếu không ảnh hưởng sao lại cấm? Nếu thành phố Cần Thơ cần có những chi tiết về cách ứng xử của nhân viên công lập thì cứ việc lên hỏi ông Google, ổng sẽ cho đủ thứ thích hợp để thành phố tạo lập ra bản Quy Chế Ứng Xử của Cần Thơ, chứ lấy cái quần jean ra để làm quy định thì không ổn.
Bây giờ công ty còn quy định đồng phục, huống hồ là cơ quan nhà nước. Tiếp xúc với dân, quy định ăn mặc lịch sự kín đáo thì có gì là sai. Nhân quyền gì ở đây? Về nhà thích măc gì cũng được, chẳng ai cấm.
Trả lờiXóađó cũng chỉ là quy định dành cho cán bộ công chức viên chức làm việc trong các cơ quan của tỉnh Cần Thơ thôi mà có gì đâu mà mấy anh chị làm lu loa lên vậy nghe như người ta cấm cả tỉnh không được mặc quần Jean ý, quy định như vậy cũng có nhiều nơi có rồi đó cũng là văn hóa công sở thôi, nhất là những cán bộ này thường xuyên làm việc tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau nên cần mặc sao cho vừa mắt phù hợp với chuẩn mực
Trả lờiXóaĐối với đặc thù ngành nghề, mỗi cán bộ viên chức tiếp xúc với cần lao ngoài việc cá nhân con người đối với con người, thì đó còn là đại diện của chính quyền đối với nhân dân, vì vậy sự nghiêm túc là yêu cầu tiên quyết, trước hết là sự nghiêm túc trong trang phục. Khi ăn mặc nghiêm túc thì cán bộ có ý thức cao hơn trong việc mà họ phụ trách. Bước vào cơ quan nhà nước mà thấy cả một bầy ăn mặc 7 sắc cầu vồng ngồi trên quầy tiếp dân với một loạt cán bộ đồng phục sơ mi cổ cồn trắng sạch sẽ, sáng sủa thì đồng bào chọn phương án nào? Nếu chọn phương án nhiều màu sắc, kính mời đồng bào vào sở thú chơi cho phù hợp nhu cầu chống mù màu trên diện rộng.
Trả lờiXóa