Lập văn phòng trái phép, gửi thư ngỏ xin tiền
TTO - Văn phòng đại diện chưa được thành lập thì một số cộng tác viên đã lập công ty, và dùng danh nghĩa văn phòng để kêu gọi đóng góp kinh phí hỗ trợ sinh viên nghèo, đóng tiền tại... công ty.
Văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam tại Bình Thuận
Tối 27-10, ông Vũ Văn Tuấn, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Bình Thuận, cho biết đã gửi văn bản đến UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị xử lý theo thẩm quyền đối với Văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam tại tỉnh này do chưa đủ thủ tục thành lập văn phòng theo quy định.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo sở này làm rõ thư ngỏ "Chung tay hỗ trợ sinh viên nghèo đến trường" từ Công ty cổ phần truyền hình Pháp luật có địa chỉ trùng với nơi đặt văn phòng đại diện trên tại lầu 5 tòa nhà Viettel (đại lộ Hùng Vương, TP Phan Thiết).
Theo đó, thư ngỏ kêu gọi các lãnh đạo ở tỉnh, huyện tại Bình Thuận đóng góp kinh phí để hỗ trợ sinh viên nghèo. Khi có kinh phí hỗ trợ, truyền hình Pháp luật Việt Nam (trực thuộc báo Pháp Luật Việt Nam) sẽ triển khai thực hiện kể từ tháng 1-2018. Chương trình sẽ hỗ trợ từ 15 đến 20 triệu đồng/năm/sinh viên.
Đáng lưu ý, tên cơ quan ban hành thư ngỏ trên là Văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam tại Bình Thuận nhưng nơi tiếp nhận số tiền hỗ trợ lại là Công ty cổ phần truyền hình Pháp luật cùng với số tài khoản ghi trong thư ngỏ.
Cuối thư ngỏ không ghi ngày tháng nhưng được đóng dấu pháp nhân từ Công ty cổ phần truyền hình Pháp luật cùng với chữ ký của phó giám đốc công ty tên Nguyễn Tất Minh.
Thư ngỏ "Chung tay hỗ trợ sinh viên nghèo đến trường"
Theo báo cáo từ Sở Thông tin - truyền thông Bình Thuận, vào ngày 21-7 báo Pháp Luật Việt Nam (trực thuộc Bộ Tư pháp) gửi văn bản đến Tỉnh ủy, UBND, Sở Thông tin - truyền thông, Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự Bình Thuận để giới thiệu nhà báo Đỗ Quang Trưởng đến thường trú tại địa phương này kể từ tháng 8-2017.
Do hồ sơ không đúng quy định nên ngày 2-8, tỉnh này đã gửi công văn phúc đáp, hướng dẫn báo bổ sung thêm các thủ tục cử phóng viên thường trú theo đúng quy định của Luật báo chí năm 2016.
Trong khi tỉnh chưa nhận được phản hồi thì các cá nhân ở báo này đã tự ý mở văn phòng đại diện đặt tại tầng 5 tòa nhà Viettel (đại lộ Hùng Vương, TP Phan Thiết). Trong đó, phó phụ trách văn phòng là ông Nguyễn Tất Minh.
Từ khi văn phòng đại diện này được thành lập, do nhận được nhiều phản hồi, thắc mắc của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành nên tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu ông Đỗ Quang Trưởng, trưởng đại diện của báo Pháp Luật Việt Nam tại Bình Thuận, thực hiện hoàn chỉnh thủ tục mở văn phòng đại diện.
Sau khi nhận thiếu sót chưa thực hiện đầy đủ hồ sơ mở văn phòng đại diện theo đúng yêu cầu vì tổng biên tập đi công tác nước ngoài, tại buổi làm việc chiều 18-10, ông Trưởng đã ký vào biên bản làm việc, đồng thời cam kết sẽ thực hiện các thủ tục để hoàn chỉnh hồ sơ chậm nhất là ngày 23-10. Sau thời hạn trên, nếu vẫn chưa có hồ sơ, ông Trưởng phải gỡ bảng và ngừng hoạt động văn phòng đại diện cho đến khi hồ sơ được chấp thuận.
Thế nhưng, đến quá thời hạn trên, ông Trưởng không bổ sung hồ sơ cũng không gỡ biển hiệu, ngừng hoạt động văn phòng.
Về nội dung Công ty cổ phần truyền hình Pháp luật có quan hệ như thế nào với văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam, ông Đỗ Quang Trưởng khẳng định với sở này rằng việc thành lập công ty là tự chủ trương của các cá nhân đang là cộng tác viên của văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam tại Bình Thuận.
Ngoài ra, ông Trưởng cũng khẳng định việc gửi thư ngỏ và sử dụng danh nghĩa của văn phòng đại diện tại Bình Thuận là sai. Vì vậy, ông sẽ yêu cầu công ty này thu hồi các thư ngỏ đã phát hành và trả lại số tiền đã vận động (nếu có).
Về nội dung thư ngỏ, ông Tuấn cho biết đang chờ báo cáo từ đại diện của văn phòng trên và sẽ tham mưu UBND Bình Thuận cùng các sở khác để xử lý theo quy định.
* Trước đó, tại cuộc họp giao ban báo chí xuất bản tỉnh Đồng Nai vào ngày 5-10, lãnh đạo Sở Thông tin - truyền thông tỉnh này cũng cho biết đang làm rõ việc trên địa bàn tỉnh xuất hiện văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam khi chưa được cấp phép.
Theo sở này, thực tế họ chỉ nhận được văn bản của báo Pháp Luật Việt Nam cử một phóng viên làm thường trú ở tỉnh này từ tháng 6-2017.
P.V
Rất nhiều sự việc liên quan đến báo pháp luật diễn ra trong thoief gian gần đây. Từ việc viết bài, đưa tin thiếu trung thực, khác quan giờ lại còn lấy cớ giúp sinh viên nghèo thực hiện giấc mơ đến trường để lừa gạt lòng tin của người khác thì không chấp nhận được. Không hiểu họ nghĩ gì mà có hàn động dại dột đến như vậy. Đúng là hết chuyện để nói.
Trả lờiXóaHẳn tên báo là báo pháp luật, thuộc quản lí của sở tư pháp cơ. Đến cái trình tự thủ tục pháp lý cơ bản mà cũng không tuân thủ thì tuyên truyền luật với ai. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều cơ sở có sai phạm trong khâu này, lợi dụng uy tín để chơi trò lách luật. Đề nghị cơ quan chức năng phải xử lý cho nghiêm
Trả lờiXóaVề nội dung Công ty cổ phần truyền hình Pháp luật có quan hệ như thế nào với văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam, ông Đỗ Quang Trưởng khẳng định với sở này rằng việc thành lập công ty là tự chủ trương của các cá nhân đang là cộng tác viên của văn phòng đại diện báo Pháp Luật Việt Nam tại Bình Thuận.
Trả lờiXóaKhông thể chấp nhận hành vi của báo pháp luật Việt Nam khi chưa đủ điều kiện mở văn phòng mà đã cheo biển hiệu của văn phòng và thành lập công ty để thông qua đó nhận tiền tại trợ của các doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật.
Trả lờiXóaMột tờ báo chuyên về pháp luật lại có những hành vi vi phạm pháp luật là điều không thể chấp nhận được. Phải chăng vì những đồng tiền mà những phóng viên, nhà báo kia đã bất chấp tất cả kể cả việc vi phạm pháp luật.
Trả lờiXóaCác cơ quan chức năng cần kiểm tra và xác minh làm rõ động cơ, mục đích của những phóng viên kia nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần phải xử lý làm gương cho những người khác không thể để những phóng viên coi thường pháp luật, không tuân thủ luật báo chí được.
Trả lờiXóaThời gian gần đây có rất nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí lợi dụng danh nghĩa phóng viên của các cơ quan báo chí đến gặp gỡ các doanh nghiệp để làm tiền. Những phóng viên như vậy cần phải xử lý để nền báo chí nước ta được trong sạch.
Trả lờiXóaĐúng là làm báo theo kiểu xôi phở như này thì chết, cần phải xử lý nghiêm sai phạm của những phóng viên của báo pháp luật Việt Nam có hành vi trên. Không thể để những sai phạm này tiếp tục tiếp diễn. Bộ Thông tin và Truyền thông cần có biện pháp xử lý nghiêm túc đối với cả lãnh đạo.
Trả lờiXóaTừng nghe chuyện gì mà có ông nhà báo thiếu tiền, đến địa phương nào đó thấy quan xã cấp quyền cho doanh nghiệp đào đất dân lên nhưng sai phạm là đào sâu đến nửa mét. Đáng lẽ ra với vị trí vai trò thông tin quan trọng của nghề làm báo thì anh ta phải chụp vài quả ảnh, thông tin nhanh nhạy, viết bài phỏng vấn quan xã xem tại sao lại thế thì anh ta làm ngay một bài, gửi cho ông quan xã kia, thế là được đầy miệng ngay và chuyện đâu vẫn đóng đấy, cuối cùng chịu thiệt vẫn là dân. Vậy trong trường hợp này không biết nên chửi thằng nào nữa.
Trả lờiXóaLàm báo mà chỉ vì đồng tiền thì đồng tiền kiếm được chắc chắn là đồng tiền bẩn và cũng cùng một ruột với lũ doanh nghiệp vi phạm. Ấy thế nhưng mà nghề báo ở Việt Nam cứ như có quyền lực thứ 4 thật sự, phát khiếp mấy ông làm báo mà tâm làm báo thì vất cho chó từ thủa nào mất rồi ấy.
Trả lờiXóaCái này nó là nghề rồi, tay trái hay tay phải thì không biết nhưng kiếm cơm từ cái này thì chắc chắn là đúng. Nhưng vì miếng cơm mà mất đạo đức thì đừng làm cái nghề này, thất đức lắm rồi sau này bị báo ứng thì khổ Không biết các ông đấy có nghĩ thế không hay vẫn là vì đồng tiền mà quên đi mọi thứ.
Trả lờiXóaKhông thể chấp nhận hành vi của báo pháp luật Việt Nam khi chưa đủ điều kiện mở văn phòng mà đã cheo biển hiệu của văn phòng và thành lập công ty để thông qua đó nhận tiền tại trợ của các doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật. Một tờ báo chuyên về pháp luật mà lại vi phạm pháp luật là thế nào!!!
Trả lờiXóa