Gần đây báo chí nhà mình có một trào lưu viết bài ca ngợi dạng "Bỏ công việc ngàn đô ở Mỹ về VN cống hiến".
Có người về cống hiến thật, nhưng cũng có người bắt buộc phải về. Bài báo ca ngợi sai bản chất khiến người đọc u mê.
Đây là bài viết của một bác sĩ ở Mỹ làm rõ về một dạng bài ca ngợi như thế. Bài có nhiều thông tin về đào tạo và hành nghề ở Mỹ rất đáng đọc ạ.
***
Sự thật về BS Việtnam từ Harvard bỏ công việc tốt về Viêtnam
Bài viết riêng cho báo Soha.vn
***
Gần đây, báo chí trong nước đưa tin BS Hoàng Văn Hồng của trường Đại học Y Hà Nội từ chối những cơ hội tốt ở Mỹ để về Việt Nam làm việc như một tấm gương điển hình của tuổi trẻ từ bỏ giàu sang và danh tiếng để về nước cống hiến.
Cách viết của nhiều bài báo khiến cho bạn đọc hiểu lầm là BS Hồng qua Mỹ thực tập chuyên môn y khoa và nay trở về nước sau khi thành đạt.
Tuy nhiên, thực tế là BS Hồng sang Mỹ để làm nghiên cứu sinh (postdoctoral fellow), một công việc nghiên cứu ở phòng lab thuộc khoa Ngoại tổng hợp (Surgery), chứ anh không làm công việc của một BS y khoa khám chữa bệnh tại BV Massachussett General thuộc Đại học Y khoa Harvard, Boston, Hoa Kỳ.
Để giải thích vì sao có sự hiểu lầm này, chúng ta thử tìm hiểu về hai nhánh đào tạo quan trọng trong y khoa của Mỹ: Nhánh nghiên cứu (đào tạo ra tiến sĩ, PhD) và nhánh lâm sàng khám chữa bệnh (đào tạo ra bác sĩ, MD).
Ở nhánh nghiên cứu, sinh viên thường học xong đại học 4 năm và học thêm PhD (tiến sĩ 4-6 năm nữa),, sau đó tiếp tục làm thêm 1-3 năm nghiên cứu sinh để trở thành nghiên cứu viên độc lập. Các PhD hoặc nghiên cứu sinh Postdoc này chỉ đi dạy hoặc làm nghiên cứu và không thể tham gia khám chữa bệnh vì họ không phải là bác sĩ.
Nghiên cứu sinh (Postdoc Fellow) là một nghề chuyên nghiệp tại Mỹ, có hẳn hiệp hội (National Postdoc Asscociation) nhằm hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho thành viên để đáp ứng theo các yêu cầu của các phòng thí nghiệm khác nhau. Lương của nghiên cứu sinh cũng dao động từ 30.000 USD/năm-60.000 USD/năm tùy theo kinh nghiệm và khả năng nghiên cứu của từng người. Nhiều bác sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài muốn xin vào Nội trú chuyên khoa (residency) tại Mỹ thường làm thêm nghiên cứu sinh trong vòng 1-2 năm để có thêm kinh nghiệm nghiên cứu, có mức lương cơ bản và có thể tăng thêm cơ hội xin vào Nội trú sau này.
Ở nhánh khám chữa bệnh, sinh viên cũng phải học xong 4 năm đại học, cộng thêm 4 năm trường Y (bằng MD/DO), và làm nội trú chuyên khoa từ 3-7 năm. Sau khi vào nội trú chuyên khoa, các bác sĩ này có quyền khám chữa bệnh và có bằng hành nghề bác sĩ.
Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa sâu (subspecialists) tại Mỹ sau khi xong nội trú đều phải đi thêm Fellowship (Nghiên cứu sinh) từ 1-3 năm và học thêm các kỹ năng nghiên cứu trong chuyên khoa sâu của mình. Vì vậy khá nhiều nghiên cứu viên độc lập tại Mỹ là bác sĩ chuyên khoa sâu chứ không là tiến sĩ nghiên cứu.
Hai nhánh này (PhD và MD) có hình thức đào tạo song song với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Thậm chí có những chương trình kết hợp PhD/MD thành 7 năm đào tạo để kết hợp thế mạnh của cả hai. Thực tế, các bác sĩ (MD) bên lâm sàng khám chữa bệnh có thể chuyển qua làm nghiên cứu nhưng PhD (nghiên cứu viên) không thể chuyển qua làm lâm sàng khám chữa bệnh.
Tại Mỹ, chỉ có bác sĩ có bằng hành nghề mới có quyền khám, chữa trị, phẫu thuật và tư vấn chữa bệnh. Tìm kiếm trên danh sách bác sĩ có bằng hành nghề của tiểu bang Massachussett (nơi có bệnh viện Massachussett) thì không có tên bác sĩ Hoàng Văn Hồng.
Ở góc độ nghiên cứu, tuy bác sĩ Hồng xuất phát từ nhánh lâm sàng ở Việt Nam, nhưng được nhận vào lab nghiên cứu cơ bản tại Mỹ cho thấy anh có ý tưởng nghiên cứu tốt. Hy vọng anh sẽ tiếp tục phát huy các kỹ năng nghiên cứu khi trở về Việt Nam.
Ở góc độ lâm sàng, do không tiếp xúc trực tiếp hoặc mổ bệnh nhân trong năm năm tại Mỹ, có thể BS Hồng sẽ gặp một ít trở ngại trong việc trở lại khám chữa bệnh.
Như vậy, tiến sĩ và bác sĩ là hai công việc khác nhau hoàn toàn tại Mỹ và được đào tạo song song với nhau. Rất nhiều bác sĩ trên thế giới đến Mỹ làm nghiên cứu sinh và bác sĩ Hồng là một người như vậy. Anh không phải là bác sĩ điều trị và chữa bệnh tại Mỹ như các bài báo đã đưa tin.
***
Đây là bài báo đối chiếu:
Home Lối sống Chân dung Trở về từ Harvard, BS Hoàng Hồng: Tôi muốn được chữa bệnh... Lối sốngChân dungHọc hànhDu họcTrở về từ Harvard, BS…
VIETNAMTIMES.INFO
Đọc ra thì mới biết bản chất của vấn đề nó nằm ở đâu chứ cứ nghe mấy cái kiểu giật tít của các anh nhà báo tgif không biết đâu nà lần, không biết thế nào là đúng, sai. Nếu như các anh vó cảm tình tốt với người ta tgif các anh nâng lên 9 tầng mây còn nếu như các anh ý mà có ghét thì dìm xuống dưới bùn sâu. Vậy nên cần có những bài báo phản ánh như thế này để cho người đọc có thể thấy được đâu là đúng đâu là sai.
Trả lờiXóaBây giờ báo chí toàn đi viết bài giật tít câu view mà thôi, không hiểu những người làm báo hiện nay có còn mục đích đưa thông tin đến người đọc một cách chân thực hay không nữa. Nếu cứ tình trạng như hiện này chắc sẽ chẳng có ai vào đọc báo nữa.
Trả lờiXóaĐể thu hút người đọc những người làm báo thường rút tít với những câu giật gân khiên nhiều người tò mò về thông tin và kích vào để đọc. Nếu mà tờ báo hay trang tin nào mà muốn làm ăn kiểu đó chắc sẽ nhanh thôi chẳng có ai vào đọc đâu.
Trả lờiXóaMất niềm tin vào nền báo chí hiện nay mất thôi, các cơ quan chức năng cần xây dựng các quy định rõ ràng về ngành báo chí không để việc các cơ quan báo chí đưa tin theo kiểu giật tít câu view, tít một đằng nội dung một nẻo.
Trả lờiXóaTrời người ta sang bên Mỹ học thôi mà những nhà báo theo kiểu ăn sổi đã đưa người ta trở thành những vĩ nhân, đức độ... Không biết những phóng viên viết bài trên có suy nghĩ gì? có tâm với nghề báo hay không mà lại đi viết bài như vậy.
Trả lờiXóaCần xử lý, nhắc nhở những cơ quan báo chí đưa thông tin kiểu tít một đằng nội dung một nẻo như kiểu trên. Chính những bài báo trên sẽ làm mọi người không tin tưởng và sẽ không tìm đọc đến trang của các bạn nữa và làm ảnh hưởng đến những người về cống hiến thật cho nước nhà.
Trả lờiXóaNhư vậy, tiến sĩ và bác sĩ là hai công việc khác nhau hoàn toàn tại Mỹ và được đào tạo song song với nhau. Rất nhiều bác sĩ trên thế giới đến Mỹ làm nghiên cứu sinh và bác sĩ Hồng là một người như vậy. Anh không phải là bác sĩ điều trị và chữa bệnh tại Mỹ như các bài báo đã đưa tin.
Trả lờiXóaViệc từ bỏ mức lương cao và điều kiện làm việc thuận lợi để về cống hiến cho sự phát triển của nước nhà là một việc làm đáng khen ngợi. Tuy nhiên thực tế thì con số những người trở về sau khi đã thành đạt ở nước ngoài không nhiều bởi họ đã quen với cách làm việc và có được những mối quan hệ nhất định bên ấy. Báo chí vốn hay đánh vào tâm lí hiếu kì của người đọc để có những tiêu đề thậm chí nội dung không đúng với sự thật nhằm thu hút số lượng người đọc, việc làm đó không chỉ ảnh hưởng đến tính đúng đắn khách quan của sự việc hiện tượng mà đôi lúc còn gây ra những hoang mang trong dư luận.
Trả lờiXóaĐúng là dù cho đó là việc gì đi chăng nữa thì cánh nhà báo vẫn có thể thổi phống, bóp méo sự thật khiến cho người đọc hiểu nhầm. Nhờ có những bài phân tích thế này tôi mới có thể hiểu được bản chất sự việc là như thế nào. Cần phải có những biện pháp để có thể điều chỉnh chứ nếu không suốt ngày chỉ câu view, câu like thì sẽ cho ra những bài viết kém chất lượng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội.
Trả lờiXóaĐọc thế này mới thấy được ngọn ngành của câu chuyện. Thế mới thấy được sức mạnh của truyền thông nó như thế nào. Những nhà báo không xuất phát từ cái tâm chỉ làm việc, viết bài từ việc cop-paste các bài khác thì sẽ đưa những thông tin thiếu tính khách quan. Vậy nên đọc báo trên mạng là cả một nghệ thuật nếu không muốn mình trở thành con rối cho người khác giật dây!
Trả lờiXóaCách viết của nhiều bài báo khiến cho bạn đọc hiểu lầm là BS Hồng qua Mỹ thực tập chuyên môn y khoa và nay trở về nước sau khi thành đạt. Tuy nhiên, thực tế là BS Hồng sang Mỹ để làm nghiên cứu sinh , một công việc nghiên cứu ở phòng lab thuộc khoa Ngoại tổng hợp, chứ anh không làm công việc của một BS y khoa khám chữa bệnh tại BV Massachussett General thuộc Đại học Y khoa Harvard, Boston, Hoa Kỳ như tin đồn. Vậy là biết mọi chuyện không như miệng đời rồi nhé
Trả lờiXóaĐọc ra thì mới biết bản chất của vấn đề nó nằm ở đâu chứ cứ nghe mấy cái kiểu giật tít của các anh nhà báo tgif không biết đâu nà lần, không biết thế nào là đúng, sai. Nếu như các anh vó cảm tình tốt với người ta tgif các anh nâng lên 9 tầng mây còn nếu như các anh ý mà có ghét thì dìm xuống dưới bùn sâu. Vậy nên cần có những bài báo phản ánh như thế này để cho người đọc có thể thấy được đâu là đúng đâu là sai.
Trả lờiXóaTuy nhiên thực tế thì con số những người trở về sau khi đã thành đạt ở nước ngoài không nhiều bởi họ đã quen với cách làm việc và có được những mối quan hệ nhất định bên ấy. Báo chí vốn hay đánh vào tâm lí hiếu kì của người đọc để có những tiêu đề thậm chí nội dung không đúng với sự thật nhằm thu hút số lượng người đọc, việc làm đó không chỉ ảnh hưởng đến tính đúng đắn khách quan của sự việc hiện tượng mà đôi lúc còn gây ra những hoang mang trong dư luận.
Trả lờiXóa