Chia sẻ

Tre Làng

Vãi lúa: LUẬN ÁN TIẾN SĨ: NGHỆ THUẬT CHỮ TRONG THIẾT KẾ BÌA SÁCH GIAI ĐOẠN 2005-2015 Ở VIỆT NAM

Tre làng: Quá thừa hơi. Giá trị lý luận và thực tiễn của nó ở đâu, điểm mới của luận án chỗ nào?

Luận án tiến sĩ "Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 - 2015 ở Việt Nam" hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.


Luận án tiến sĩ "Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 - 2015 ở Việt Nam" nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Theo thông tin trên trang web của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, ngày 25/7, đơn vị này có tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện cho nghiên cứu sinh Bùi Quang Tiến với đề tài: Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 – 2015 ở Việt Nam, chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật.

Cũng theo nguồn tin trên, mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ đặc điểm nhận diện của nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005 – 2015 ở Việt Nam; phân tích, so sánh những biến đổi nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn này dưới tác động của kỹ thuật công nghệ so với các thời kỳ trước.

Tuy nhiên, khi hình ảnh mang tên đề tài luận án tiến sĩ trên xuất hiện trên mạng thì có nhiều ý kiến cho rằng "rất lạ, khó ứng dụng trong thực tế".

Trao đổi với chúng tôi ngày 2/10, ông Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho biết "đây là một luận án tiến sĩ khoa học và muốn đánh giá thì phải để cho các hội đồng chấm luận án tiến sĩ thẩm định".

"Một luận án tiến sĩ khi ra đời có nhiều quy trình chặt chẽ. Chúng ta không thể nhìn tên luận án mà đánh giá được mà phải đọc cả cuốn.

Tôi cho rằng những người có đánh giá như trên mới chỉ đọc tên chứ hầu hết chưa đọc luận án tiến sĩ này. Nếu chỉ thông qua tên thì không thể hiểu được", ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sơn, chuyên ngành lý luận nghệ thuật thì không thể đánh giá theo kiến thức phổ thông.

"Chúng tôi sẽ họp và có văn bản gửi Bộ GD&ĐT về vấn đề này. Về ứng dụng của luận án trong thực tế thì nên để hội đồng khoa học trả lời thì chính xác hơn. Vấn đề khoa học thì nên để các nhà khoa học đánh giá", ông Sơn nhấn mạnh.

Cũng về nội dung trên, một cán bộ của Viện này đã đưa ra nhận định tương tự và cho rằng "mọi người không nên đánh giá qua tên mà nên đọc và xem trong luận án có gì, đúng sai hay chất lượng đến đâu rồi hãy đưa ra đánh giá".

"Một luận án cấp Viện phải qua nhiều vòng thảo luận, phản biện... Tốt nhất mọi người nên nghe đánh giá của các nhà khoa học", vị này nói.

Bình Minh
Theo Đời sống & Pháp lý

13 nhận xét:

  1. Chúng ta cũng không nên vội vàng đưa ra những ý kiến trái chiều về tên của Luận án, vì chúng ta biết rằng để có một luận án thành hình thành khối thì phải trải qua rất nhiều khâu, đầu tiên là tác giả phải lựa chọn vấn đề mà mình muốn làm, sau đó tên của đề tài, tên của đề tài cũng đã nêu được phạm vi, mục đích nghiên cứu rồi. Sau đó xây dựng đề cương chi tiết, đề cương chi tiết cũng được hội đồng khoa học thông qua. Xây dựng bản thảo, nói chung phải trải qua rất nhiều bước chứ không phải tự nhiên mà có được. Vậy nên chúng ta hãy chờ những ý kiến đánh giá từ phía hội đồng, không nên kết luận khi chính bản thân mình cũng chưa đủ kiến thức về lĩnh vực đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh23:36 2/10/17

      Ừ thì qua nhiều khâu bác ạ , thế nhưng nó vẫn lọt những đề tài NC tiến sĩ nên mới nực cười . Cho nên rất nhiều luận án TS cất ở gầm bàn vì không ứng dụng vào đâu được .Nó lãng phí tiền của công sức người học ,kinh phí đào tạo của nhà nước chỉ có lợi cho các thầy ở hội đồng và người in ấn thôi.
      Nếu nói những dòng tiêu đề không xác định được nội dung luận án thì potay .
      Nên nhớ tiêu đề là cô động ,tổng quát của nội dung luận án , có thể tiêu đề hay nhưng nội dung dở thì có .Còn tiêu đề này thì .....

      Xóa
  2. Cũng về nội dung trên, một cán bộ của Viện này đã đưa ra nhận định tương tự và cho rằng "mọi người không nên đánh giá qua tên mà nên đọc và xem trong luận án có gì, đúng sai hay chất lượng đến đâu rồi hãy đưa ra đánh giá".

    Trả lờiXóa
  3. thiết nghĩ khi nội dung trong sách của các tiến sỹ đang là vấn đề và đang còn nhiều điều tranh cãi thì chưa nên bàn đến cái bìa sách làm gì nếu các ông không có mục đích nghệ thuật giật tít cho cái bìa sách...hãy quan tâm đến chất lượng,cuốn sách có những gì tháy vì màu sách nó như thế nào

    Trả lờiXóa
  4. Chưa đọc nội dung trong như thế nào nhưng không lẽ nội dung không liên quan đến tên đề tài. Mà tên đề tài luận án đã như thế thì há chẳng phải làm con người ta không khỏi phân vân sao? Cái gì cũng phải dựa trên thực tế, phải rõ ràng chứ, đã nghiên cứu tầm tiến sĩ rồi thiết nghĩ nên có những đề tài chính đáng hơn!

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh20:43 2/10/17

    Thoạt nhìn qua cái tên luận án tiến sỹ như thế có vẻ rất nực cười, thậm chí là nụ cười trong nước mắt, bởi chúng ta có rất nhiều luận án tiến sỹ nhưng ý nghĩa thực tiễn của nó trông có vẻ không được xứng tầm với một luận án tiến sỹ cho lắm! Tuy nhiên chỉ là một người ngoài lĩnh vực nên tôi không dám khẳng định được hàm lượng chất xám bên trong của luận án này nhiều hay ít, xứng đáng hay không.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh06:23 3/10/17

    Tại Việt Lam ngày càng có những luận án tiến sĩ với đề tài nghiên cứu hoàn toàn không xứng với tầm(phải cao , sâu,độc nhất chưa từng có và có lợi cho thực tế --nếu không người lái xe ôm trình độ cấp hai cũng cho rằng mình cũng có thể tự viết được như thế !).Nếu việc này không lay chuyển,làm cho đáng làm, thì cũng có ngày người ta thấy "luận án tiến sĩ" kiểu "tại sao dân Việt ăn cơm chứ không ăn bánh mì ?","tại sao đàn ông đứng đái và phụ nữ lại đái ngồi ?",..làm người đọc một là không hiểu mô tê chi ráo hai là đọc riết suy nghĩ riết thành căng đầu quá đành,"thôi chứng nhận cấp cho nó bằng tiến sĩ đại mẹ nó cho rồi ,muốn làm gì thì làm!" và cứ thế kiếp sống dân Việt Lam cứ từng tưng từng tưng !

    Trả lờiXóa
  7. nghe cái tên đã không hiểu tính thực tiễn của nó như thế nào rồi, nói như ông Sơn "Một luận án tiến sĩ khi ra đời có nhiều quy trình chặt chẽ. Chúng ta không thể nhìn tên luận án mà đánh giá được mà phải đọc cả cuốn" không phải không đúng nhưng với thực trạng mà giáo sư tiến sĩ nhiều như ngày này thì người xem không khỏi đặt câu hỏi nghi ngờ với cái đề tài này, chúng ta cùng chờ xem câu trả lời của Bộ GD-ĐT ra sao

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh14:08 3/10/17

    Các nước lớn như Mỹ,Nhật,Anh...mà cụ thể nhất là Mỹ cũng chỉ có vài ngàn tiến sĩ (nên mới đưa người lên cung trăng vài lần trong chương trình Apollo hàng chục năm trước đây) và mới giàu mạnh tiến bộ như vậy.Các nước như Mỹ,Nhật,...xuất cảng đủ mọi thứ đồ chiếm lĩnh thị trường thế giới ,cống hiến cho thế giới biết bao nhiêu phát minh có giá trị thực tiễn,dư tiền giúp cho nước này nước nọ,còn nước Việt Nam có đến mấy chục ngàn tiến sĩ(!) không sản xuất nổi một chiếc xe đạp có danh thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và VN,tự sướng có "lãnh tụ vĩ đại", 4 ngàn năm văn hiến,đánh thắng các "đế quốc "sừng sỏ,rốt cuộc vẫn là nước nghèo,làm cái gì--từ kỹ thuật kiến thức vốn liếng-- cũng phải đi vay mượn nhờ cậy nước ngoài ( hiện tại nợ như chuá chỗm )và ra nước ngoài lại mặc cảm gốc gác do va chạm với thực tế.Nói cách khác bằng cấp của Việt Nam,kể cả tiến sĩ, không có giá trị gì cả bởi nếu có ,nó đã làm cho Việt Nam giàu mạnh hoặc ít ra làm bớt mặc cảm với nước ngoài. Rõ là dân Việt Nam là một dân tộc không biết nhục về những tật xấu đặc trưng như ưa nói xạo và tự sướng với giá trị dân tộc !

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh16:17 3/10/17

    Biết đâu ông ấy giật giải Ig Nobel năm nay

    Trả lờiXóa
  10. - Đối với vấn đề mang tính học thuật cao như thẩm định luận án tiến sĩ chuyên ngành lí luận nghệ thuật, chúng ta không thể dựa vào cái tên bề ngoài mà phán xét được là nó có tính thực tế hay không mà cần phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia đầu ngành. Có nhiều thứ hàn lâm mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu hết được

    Trả lờiXóa
  11. Chúng ta cũng không nên vội vàng đưa ra những ý kiến trái chiều về tên của Luận án, vì chúng ta biết rằng để có một luận án thành hình thành khối thì phải trải qua rất nhiều khâu, đầu tiên là tác giả phải lựa chọn vấn đề mà mình muốn làm, sau đó tên của đề tài, tên của đề tài cũng đã nêu được phạm vi, mục đích nghiên cứu rồi. Sau đó xây dựng đề cương chi tiết, đề cương chi tiết cũng được hội đồng khoa học thông qua. Xây dựng bản thảo, nói chung phải trải qua rất nhiều bước chứ không phải tự nhiên mà có được. Vậy nên chúng ta hãy chờ những ý kiến đánh giá từ phía hội đồng, không nên kết luận khi chính bản thân mình cũng chưa đủ kiến thức về lĩnh vực đó.

    Trả lờiXóa
  12. Chưa đọc nội dung trong như thế nào nhưng không lẽ nội dung không liên quan đến tên đề tài. Mà tên đề tài luận án đã như thế thì há chẳng phải làm con người ta không khỏi phân vân sao? Cái gì cũng phải dựa trên thực tế, phải rõ ràng chứ, đã nghiên cứu tầm tiến sĩ rồi thiết nghĩ nên có những đề tài chính đáng hơn!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog