LâmTrực@
Một trong những vẫn đề quan trọng dẫn đến bất an trong xã hội là công tác cán bộ, đặc biệt là khâu lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm người tài đức.
"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dạy như vậy.
Chiều 6/11/17 trong phiên thảo luận báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 tại Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) chất vấn:
Cử tri mong muốn được chuyển đến Quốc hội câu hỏi là có hay không có tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức, bởi lẽ nếu có thì báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng chưa đầy đủ. Còn nếu không thì tại sao việc bổ nhiệm cán bộ công chức đúng quy trình mà người tài có đức không được bổ nhiệm, một bộ phận cán bộ có đạo đức kém hơn, năng lực hạn chế hơn lại được bổ nhiệm. Tai hại hơn, khi được bổ nhiệm, lại được tổ chức cho họ quyền lớn là quyền hành dân, hành doanh nghiệp.
Người viết đánh giá cao câu hỏi và sự quan tâm của ông tới vấn đề mà lâu nay chúng ta vẫn coi là nhạy cảm.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ chia sẻ rằng, tham nhũng trong bổ nhiệm cán bộ là có và quy định của pháp luật cán bộ công chức thiếu chặt chẽ nên dẫn đến tham nhũng, đặc biệt là khâu đánh giá cán bộ.
Ông Bộ đề nghị, phải sửa luật cán bộ công chức, bổ sung quy định đánh giá cán bộ công chức trước khi bổ nhiệm, nhất là cải tiến phương pháp đánh giá cán bộ.
Người viết hoàn toàn nhất trí với ông Bộ, đánh giá đúng cán bộ là tiền đề, là cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. Ngoài ra, đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được năng lực bản thân, có nhiều cống hiến cho xã hội, đồng thời góp phần xây dựng đoàn kết nội bộ, tạo sự ổn định xã hội, củng cố lòng tin của người dân đối với chế độ.
Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp, lý lịch, lợi ích của ê kíp hay cảm tình riêng thì đều là cách đánh giá phiến diện và chắc chắn không chọn được người tài đức, làm phân tâm đội ngũ cán bộ và nhân dân.
Để đánh giá cán bộ, cần đến sự công tâm của người đứng đầu, cơ quan tham mưu (tổ chức) và những người cùng công tác trong môi trường và phải đánh giá một cách toàn diện, cả quá trình.
Thực tế, người đứng đầu mà bị động, thiếu nghiêm túc, vụ lợi, hoặc bị ảnh hưởng bởi nhóm lợi ích sẽ dẫn đến bổ nhiệm sai, không trọng dụng được người tài, người tử tế.
Cơ quan tham mưu thiếu công tâm, vì lợi ích nhóm, vì chủ quan duy ý chí, định kiến, hoặc đoán ý của cấp trên để đánh giá cán bộ cũng sẽ phạm sai lầm.
Cán bộ, nhân viên công tác trong cùng 1 đơn vị vì nể nang, né tránh hoặc vì thù hận hay định kiến cũng có thể dẫn đến thiếu công tâm, thiếu khách quan.
Hệ lụy của việc thiếu công tâm, khách quan khi đánh giá cán bộ là không lựa chọn được người tài đức, xa hơn là cản trở sự phát triển, gây mất doàn kết nội bộ. Nhiều trường hợp, cán bộ bị "vùi dập" bị đẩy về phía kẻ thù.
Hệ lụy của việc thiếu công tâm, khách quan khi đánh giá cán bộ là không lựa chọn được người tài đức, xa hơn là cản trở sự phát triển, gây mất doàn kết nội bộ. Nhiều trường hợp, cán bộ bị "vùi dập" bị đẩy về phía kẻ thù.
Trở lại vấn đề mà đại biểu Nguyễn Mai Bộ quan tâm, trên thực tế chúng ta đã có Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức”. Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức... Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện các văn bản trên cũng còn nhiều bất cập, các tiêu chí đánh giá còn chung chung, trừu tượng, khó định lượng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào.... người đứng đầu và đội ngũ tham mưu. Phải chăng, đó chính là chìa khóa của công tác cán bộ?
Xin bớt nói: Đúng quy trình!
Xin bớt nói: Đúng quy trình!
***
P/s: Người viết không nhớ chính xác câu này của ai, xin chép ra đây để nói hộ tiếng lòng:
Nước nông, sâu - cá biết
Non cao, thấp - mây tường
Cây mềm, yếu - gió hay
Ôi lòng người - khó lắm thay!
Việc nhìn nhận và đánh giá cán bộ là việc làm thật sự rất khó, một khi người đứng đầu và tổ chức tham mưu, tuyển lựa còn phải vướng bận với những lợi ích cá nhân, không xem trọng lợi ích của nhà nước và xã hội thì đến lúc đó, người tài đức vẫn sẽ khó được tuyển lựa, bổ nhiệm, đề bạt chính xác
Trả lờiXóaCông tác cán bộ là một việc vô cùng nan giải của Đảng ta, không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được vì đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, rất con người, nếu mà ta làm tốt công tác cán bộ thì ngày mà chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ không còn xa, rất hoan nghênh những đóng góp tâm huyết của đại iểu Nguyễn Mai Bộ
Trả lờiXóaChính phủ ban hành Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức... Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện các văn bản trên cũng còn nhiều bất cập, các tiêu chí đánh giá còn chung chung, trừu tượng, khó định lượng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào.... người đứng đầu và đội ngũ tham mưu. Phải chăng, đó chính là chìa khóa của công tác cán bộ?
Trả lờiXóa