LâmTrực@
Trong chuyến công du đến châu Á và dự APEC tại Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã "gạ bán" tên lửa và các hệ thống vũ khí khác của Mỹ ngay trong buổi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Bloomberg dẫn một nguồn tin ẩn danh cho biết Tổng thống Mỹ thậm chí nói với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng, "còn chần chờ gì nữa" khi ông ta đã lên nắm cương vị đứng đầu nước Mỹ được 10 tháng rồi.
Tuy nhiên, Việt Nam tỏ ra không mấy mặn mà với vũ khí Mỹ, và kết thúc chuyến công du này, Mỹ và Việt Nam vẫn không có được một bản hợp đồng nào.
Đây được xem là một thất bại của Donald Trump đồng thời phần nào đó xóa đi nghi ngờ về năng lực quân sự của Việt Nam.
Dù không nói ra, song giới phân tích chính trị cho rằng, đó là thông điệp khẳng định, Việt Nam không phụ thuộc vào vũ khí của nước nào, cho dù lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt lên Việt Nam đã được dỡ bỏ phần lớn các nội dung chính.
Bán vũ khí cho Việt Nam được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Hoa Kỳ khi đến Việt Nam. Vẫn theo Bloomberg, một thương vụ vũ khí với Việt Nam còn là “thắng lợi nhanh” giúp cho ông Trump có thêm lợi thế khi ra tái tranh cử.
Trên trang web chính thức, Tòa Bạch Ốc còn đăng lời "quảng cáo" của ông Trump với TT Nguyễn Xuân Phúc rằng "Chúng tôi mong muốn Việt Nam sẽ mua trang thiết bị từ Mỹ. Mỹ là nơi sản xuất các trang thiết bị tốt nhất, chúng tôi làm ra những thiết bị quân sự tốt nhất, từ các loại máy bay cho đến bất kể thứ gì mà bạn có thể nêu tên".
Tuy nhiên, bất chấp kỹ năng thương trường của Tổng thống Mỹ, Việt Nam cho đến phút chót của APEC vẫn không ký một hợp đồng mua bán vũ khí nào trong số một loạt thỏa thuận thương mại trị giá 12 tỷ đôla ký với Hoa Kỳ.
Bình luận về chuyện này, một Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của trường đại học George Mason, Mỹ, nhận định rằng có nhiều yếu tố khiến mục tiêu của ông Trump không thành công tại Việt Nam. Ông nói: “Mua vũ khí không phải là dễ. Có nhiều vấn đề đặt ra lắm. Thí dụ, một khi đã mua vũ khí của một số nước khác rồi, bây giờ mua vũ khí của Mỹ thì các hệ thống có dùng lẫn với nhau được hay không, hay là mua của Mỹ thì phải mua hoàn toàn của Mỹ, bỏ tất cả các thứ khác”.
Ông Hùng cũng nhắc đến lý do khác liên quan đến tiền bạc, theo đó ngân sách của Việt Nam eo hẹp. Và rằng, "Mua đồ của Nga thì vấn đề tiền bạc dễ hơn. Có thể có tham nhũng trong đó nữa. Còn mua vũ khí Mỹ thì không thể đi lót tay được". Đây là nhận định hồ đồ và thiếu cơ sở.
Người viết cho rằng, vũ khí Mỹ khá đắt đỏ, phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ thông tin, kinh phí huấn luyện, bảo dưỡng, các chế độ hậu mãi cực kỳ tốn kém và phụ thuộc vào thái độ chính trị thất thường của Mỹ.
Bài học về sự lệ thuộc vào vũ khí nước ngoài, nhất là chế độ hậu mãi đã khiến Acgentina thua trận và để mất đảo Falkland vào tay người Anh vào năm 1982 là một ví dụ điển hình về những cam kết hậu mãi của Mỹ.
Cùng bình luận về vấn đề này, PGS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, trong cuộc phỏng vấn với Spunik ngày 14/11 nói "Qua thực tế kháng chiến người Việt Nam đã biết rằng vũ khí Mỹ thua kém về các đặc tính hơn là vũ khí tương tự của Liên Xô, ngoài ra lại đắt giá hơn nhiều".
Người Việt Nam đã quá quen dùng vũ khí Nga (trước đây là Liên Xô). Gần đây, Việt Nam và Nga cũng ký kết nhiều hợp đồng mua bán vũ khí trị giá hơn 4,5 tỷ đôla, trong đó có các tàu ngầm lớp Varshavyanka, hệ thống phòng không Buk, Tor và S-300. Đa số chiến đấu cơ của Việt Nam cũng là máy bay Mi-8 của Nga và mới đây là tiêm kích Su-27 và Su-30MK2.
Chuyện lựa chọn vũ khí Nga hay Mỹ về thực chất chưa hẳn là chất lượng vũ khí mà thực ra nó nằm ở "lòng tin".
Người Việt tin rằng, người Mỹ rất thực dụng và khó tin. Binladen là kẻ được chính người Mỹ tuyển dụng, huấn luyện và cuối cùng bị chính người Mỹ giết chết. Ở Việt am, Anh em nhà Ngô Đình Diệm làm tay sai cho Mỹ và cuối cùng nhận được cái chết đau đớn từ việc Mỹ bật đèn xanh cho phe đảo chính tiêu diệt. Trung thành với người Mỹ như Nguyễn Văn Thiệu, cũng bị người Mỹ đi đêm, bắt tay với Trung Quốc chiếm cứ Hoàng Sa và cuối cùng cũng bị Mỹ bỏ đói mà phải chạy tháo thân ra nước ngoài rồi chết trong tủi nhục vong quốc.
Một cán bộ hưu trí ở Hà Nội nói rằng, người Mỹ không thể tin được. Mua súng của họ, bắn hết đạn họ không bán nữa thì súng vứt đi. Tất nhiên họ cũng sẽ bán nếu ta ngoan ngoãn tuân theo các mệnh lệnh về "dân chủ', "nhân quyền" của họ hoặc chấp nhận những điều kiện khác liên quan tới sự tồn vong của chế độ, của dân tộc. Vậy nên, Chính phủ cần tỉnh táo".
Như trên đã nói, nhận định của GS Nguyễn Mạnh Hùng của trường đại học George Mason, rằng Việt Nam không ký hợp đồng với Mỹ là do tiền bạc, hoặc lý do tham nhũng là hoàn toàn không đúng. Những năm gần đây, với mục tiêu "hiện đại hóa quân đội", Việt Nam chi khá mạnh tay trong việc mua sắm vũ khí. Trong vòng từ năm 2006 – 2015, ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm tăng từ 1,3 tỷ đôla lên đến 4,6 tỷ đôla (tăng 258%). Việc phân bổ ngân sách quốc phòng của Việt Nam cũng cho thấy có sự thay đổi về căn bản so với trước, tập trung vào năng lực của Hải quân, bảo vệ lợi ích trên biển trước các nguy cơ bị nước ngoài xâm lược, lấn chiếm lãnh hải ở Biển Đông.
Mới tuần trước, báo Nga dẫn lời Phó cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuận quân sự Nga Mikhail Petukhov tiết lộ Việt Nam đang thương thảo với Nga trong việc mua một lô lớn vũ khí tiên tiến, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-400. Động thái này làm cho truyền thông của nước láng giềng là Trung Quốc khá tức tối và phía Mỹ thì thêm phần tiếc nuối.
Quả thực đúng như những lời bình luận của các chuyên gia ở trên, người Mỹ là những tay lái súng thực dụng và khó tin. Việc mua vũ khí của một quốc gia tư bản không hề đơn giản vì khi đã mua thì phải mua toàn bộ và mất nhiều thời gian để đào tạo sử dụng cũng như một cái giá đắt đỏ, trong khi người Việt Nam đã quá quen với vũ khí của Nga và quan trọng là có niềm tin chính trị với Nga lớn hơn Mỹ rất nhiều.
Trả lờiXóaVũ khí của Mỹ rất hiện đại và đứng đầu thế giới dù là ở trong bất kì một phân khúc, một loại vũ khí nào. Tuy nhiên, một cái giá đắt đỏ, khó sử dụng, chính sách hậu mãi, bảo hành tốn kém cũng như thái độ chính trị bất thường là một trong những trở ngại để Việt Nam mua vũ khí của Mỹ ở thời điểm hiên tại. Điều đó cho thấy một niềm tin không được tạo lập thì rất khó có thể làm ăn được với nhau một khi có quá nhiều bài học được rút ra từ vấn đề này.
Trả lờiXóavới việc thất bại ở APEC trong mua bán vũ khí thì cũng có thể rằng sức mạnh quân sự của Việt Nam đã được khẳng định...và biểu hiện lớn nhất đó là 12 tỉ trong hợp đồng kí kết thì không có mua bán vũ khí. có lẽ món hời ăn lớn nhất của mĩ trong các vũ kí kết hợp đồng với các nước khác đó là vũ khí đã thất bại
Trả lờiXóaHoa Kỳ chọ không dại làm cái chuyện tốn tiền bạc cho việt nam???!!! Mà họ chi quan tâm đến tự do đi lại trên biển thôi. việt Nam bị Trung Quốc cướp đảo cướp biển giành tài nguyên thì kệ Việt Nam chứ nó đâu dại gì bênh việt nam và thị trường trung quốc rộng và béo bở hơn việt nam nhiều nên nó luôn nói trung lập không xen vào chuyện này việt Nam cũng chi ngậm bồ hòn làm ngọt vì kim ngạch buôn bán giữa việt nam và Trung Quốc cũng rất cao rồi. Ông Trump nên nói thầm với Việt Nam điều đó và âm thầm bán vũ khí cho Việt Nam thôi. Còn ông cứ rêu rao như thế,nếu Việt Nam công khai đồng ý thì sao? Chẳng khác gì kích động Trung Quốc và các nước có lợi ích ở biển Đông, tệ nhất là một cuộc chạy đua vũ trang sẽ diễn ra, và phần thắng tất nhiên không thể nào nghiêng về một nước có nền kinh tế còn vô vàn khó khăn như Việt Nam. Biển Đông sẽ lại nóng lên, Mỹ đạt được mục đích chế tạo thêm phiền phức cho Trung Quốc, lại càng có cơ hội bán được nhiều vũ khí hơn,biết đâu Trung Quốc giận quá mất khôn lại vô hình trung đẩy các nước ĐNA về phía Mỹ. Sau cùng nếu kịch bản này xảy ra Việt Nam sẽ được gì? Đương nhiên không phủ nhận đây là một cơ hội tăng cường sức mạnh quân đội,hiếm khi Mỹ mở miệng hào phóng như vậy,nhưng phải có biện pháp khéo léo,vừa mua được vũ khí,vừa bịt được cái miệng lu loa của Mỹ,vừa xoa dịu những cái đầu diều hâu hiếu chiến.
Trả lờiXóaCác bác lãnh đạo nước mình hiện nay quá tuyệt rồi. Vẫn giữ quan hệ láng giềng "tốt" với anh Tàu, không làm mất lòng Mỹ và vưỡn thân thiết với anh I Van.
Trả lờiXóaDung hòa được các mối quan hệ, giữ vững nó, làm đối trọng để giúp đất nước đứng vững, phát triển không phải lãnh đạo thời kỳ nào cũng đủ tầm làm được.
Nhận xét một cách khách quan công bằng thì vũ khí quân sự của chúng ta đang từng bước hiện đại. Để mà nói rằng chúng ta không phụ thuộc vào vũ khí nước ngoài thì không đúng, Việt Nam chúng ta công nghệ, trí tuệ để sản xuất ra vũ khí hiện đại như tàu ngầm, máy bay không người lái thì vẫn chưa tụe sản xuất được. Với cách viết của tác giả trên gần như phủ định sự phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ tôi nghĩ không nên chút nào. Chúng ta nhìn nhận công bằng, cái hì chúng ta làm được thì tuyên dương còn chưa làm được phải phấn đấu. Đó kaf quy luật của sự phát triển không xem đó là sự xấu hổ. Muốn bảo vệ vững chắc được tổ quốc thì phải xây dựng được lực lượng quân đội nhân dân hùng mạnh, vũ khí tối tân, hiện đại
Trả lờiXóaMua vũ khí của Nga hay của Mỹ thì chúng ta đều phải cảnh giác. Nga Mỹ đều là những nước lớn, chúng ta không thể ràng buộc dẫn đến phụ thuộc vào họ. Tại sao chúng ta không lựa chọn những sinh viên ưu tú, xuất sắc cử sang Nga hay Mỹ học tập để về phục vụ cho việc chế tạo vũ khí mà cứ phải đi mua vũ khí nước ngoài. Mau vũ khí hiện đại nước ngoài không phải là điều gì quá tồi tệ nhưng nó không phải là bước đi dài hạn cho chúng ta. Muốn bảo vệ tổ quốc thì chúng ta không ngừng củng cố, xây dựng quân đội hùng mạnh, sở hữu vũ khí tối tân, hiện đại.
Trả lờiXóaông Trump nổi tiếng giỏi kinh doanh, kiếm tiền từ việc bán vũ khí chắc chắn ông sẽ không bỏ qua, lần này không thuyết phục được Việt Nam được xem là một thất bại, không biết lí do sâu xa là gì nhưng với tôi người Mỹ chẳng thể tin tưởng, mua vũ khí của chúng rồi lại phụ thuộc vào chúng thì thật không nên, bài học vẫn còn ở trước mắt, mình tự chủ được là tốt nhất
Trả lờiXóariêng cá nhân tôi vẫn thích vũ khí nga và isarel hơn,vì tính hiệu quả của nó và vì tính bảo mật khi sử dụng vẫn tốt hơn,còn vũ khí mỹ tối tân thật nhưng đéo bao giờ thích,chắc là vì đồ của kẻ thù cũ hoặc là do âm mưu của chúng vs VN hay vì ngày xưa nó có tối tân đến bao nhiêu nhưng sang VN gây chiến đều bị đánh bại hết,vì vậy cứ chọn nga vs issarel làm đối tác vẫn hơn
Trả lờiXóaTuần Lễ cao cấp APEC kết thúc và cũng với đó là những bản hợp đồng kinh tế lên đến 12 tỉ USD nhưng không thấy xuất hiện bất cứ một hợp đồng về quan sự nào. có thể thấy có thể năng lực quân sự của Việt Nam đã được đảm bảo.và qua đó cũng thấy từ việc cấm vận vũ khí Việt Nam thì mĩ trờ thành là người đi năn nỉ Việt Nam mua vũ khí của họ
Trả lờiXóaViệc Mỹ thất bại trong mục tiêu bán vũ khí cho Việt Nam đã khẳng định phần nào sức mạnh quân sự của Việt Nam. Dù chúng ta có bị Mỹ cấm vận về vũ khí nhưng chúng ta vẫn làm chủ được tình hình, thậm chí còn hơn thế nữa.
Trả lờiXóaBình luận về chuyện này, một Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của trường đại học George Mason, Mỹ, nhận định rằng có nhiều yếu tố khiến mục tiêu của ông Trump không thành công tại Việt Nam. Ông nói: “Mua vũ khí không phải là dễ. Có nhiều vấn đề đặt ra lắm. Thí dụ, một khi đã mua vũ khí của một số nước khác rồi, bây giờ mua vũ khí của Mỹ thì các hệ thống có dùng lẫn với nhau được hay không, hay là mua của Mỹ thì phải mua hoàn toàn của Mỹ, bỏ tất cả các thứ khác”.
Trả lờiXóaMới tuần trước, báo Nga dẫn lời Phó cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuận quân sự Nga Mikhail Petukhov tiết lộ Việt Nam đang thương thảo với Nga trong việc mua một lô lớn vũ khí tiên tiến, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-400. Động thái này làm cho truyền thông của nước láng giềng là Trung Quốc khá tức tối và phía Mỹ thì thêm phần tiếc nuối.
Trả lờiXóa