Có một chuyện xảy ra trên facebook một thầy giáo nọ. Hãy xem phản ứng của báo chí ra sao nhé.
- Báo Thể thao văn hóa giật cái tít “Xúc động”. Đọc bài báo mới thấy tác giả bài báo chưa đến bệnh viện, chưa gặp người thật việc thật, chỉ dựa vào một status là viết thành một bài báo. Thậm chí nội dung bài báo chỉ là đăng nguyên văn status đấy. Làm báo vậy dễ quá. Nhại theo cụ Tú Xương thì “Phen này ông quyết đi làm báo. Chỉ chép “phây” thôi cũng đắt hàng”. Chưa kể giật cái tít “xúc động” thì quá rẻ tiền.
- Báo Thanh niên, một tờ báo to bậc nhất cả nước, cũng chẳng đến gặp người thật việc thật, mà chỉ chép hai status là xong một bài báo như đúng rồi. Nhưng vẫn khá hơn Thể thao văn hóa. Thể thao văn hóa chép có 1 status, nhưng Thanh niên chép đến 2. Có điều râu ông nọ cắm cằm bà kia. Lời của Trưởng Khoa thì viết thành lời của Hiệu trưởng, dù status rành rành trên facebook thầy Trưởng Khoa. Báo càng to, càng thấy lỗi to.
- Pháp luật TPHCM cũng mắc cái lỗi biến status của thầy Trưởng Khoa thành cuộc trả lời riêng của Hiệu trưởng. Mình thắc mắc vì bài trên Thanh niên và trên Pháp luật giống nhau nhiều và sai cũng giống nhau. Tuy nhiên khi xem ngày giờ post bài thì thấy là Thanh niên copy bài của Pháp luật. Hai bài cách nhau 3 tiếng, Pháp luật post trước. Mình công nhận là phóng viên Thanh niên có khả năng copy siêu tốc.
- Người lao động thì có trách nhiệm hơn, có phỏng vấn thầy giáo qua điện thoại. Nhưng cũng lấy status của thầy Trưởng Khoa biến thành cuộc phỏng vấn dành riêng cho báo.
- Vietnamnet có thêm thông tin về hoạt động khoa học của thầy giáo, song nhìn là biết họ lấy từ lý lịch khoa học của thầy trên website của Khoa, chứ chẳng phải hỏi cơ quan. Ngoài ra, họ cũng biến status của thầy Trưởng Khoa thành cuộc phỏng vấn dành riêng cho báo.
- VNExpress làm công việc tổng hợp, xào nấu từ báo khác chứ cũng không đến gặp người thật việc thật, chỉ khác là không post lại status của thầy. Nhưng chắc là cũng chẳng đọc facebook thầy nốt khi gọi thầy là giảng viên Đại học Sài Gòn, trong khi thầy dạy ở trường Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM.
- Dân trí thì chỉ làm việc là copy status của thầy giáo và cũng biến status của thầy Trưởng Khoa thành cuộc trao đổi với phóng viên Dân trí.
- Zing thì cũng chẳng gặp thầy Trưởng Khoa, nhưng cũng nói là thầy Trưởng Khoa dành riêng cho Zing 1 cuộc trả lời. Chưa kể nội dung Zing giống hệt bài báo trên báo Người lao động đăng trước đó một ngày, chỉ xào xáo ngôn từ.
- Tiền phong dám bẻ queo lời comment của mình thành: “Trên trang của thầy Chương, bạn đọc Hà Thanh Vân kêu gọi “Theo tôi được biết thì thầy Chương bị tai biến và xuất huyết não. Thầy đã mổ hôm thứ 6 (6/10) và ca mổ đã thành công.Lãnh đạo Khoa Văn cũng đã nắm được tình hình và đang có hướng giải quyết. Đề nghị các bạn đừng vội chuyển tiền”.
Minh đâu có kêu gọi mọi người đừng vội chuyển tiền, mà mình nói là “Các bạn, nếu có lòng quý mến thầy Chương, mong rằng hãy bình tĩnh và tiếp xúc trực tiếp với thầy đã để nắm tình hình thực tế.” Vậy mà dám bẻ queo lời mình thành đừng vội chuyển tiền. Đúng là “nhà báo nói khoác”. Mình cũng không phải là bạn đọc, mà mình là học trò và đồng nghiệp của thầy giáo.
- Ngôi sao cũng chỉ lấy 2 status của thầy giáo là thành bài báo, chả thèm quan tâm phải đến bệnh viện xác minh hay gặp người thật việc thật.
- Lao động cũng giống như các báo khác, lấy status của thầy giáo làm thành bài báo, chẳng hề đến gặp thầy hay gia đình thầy để xác minh.
- Báo Đất Việt thì khôn ngoan ghi là tổng hợp các báo, cho nên cũng có chuyện status thầy Trưởng Khoa biến thành cuộc trả lời của hai nhân vật: Của chính thầy Trưởng Khoa và của Hiệu trưởng. “Phen này ông quyết đi tổng hợp. Xào xáo của nhau cũng đắt hàng”.
- Phapluatnet thì cũng đi theo con đường của Đất Việt, có thêm status cảm xúc của các bạn đọc, thế là thành bài báo. Nhưng dù sao vẫn ghi chữ “tổng hợp” là trung thực đáng khen rồi.
- Xã luận cũng như các báo khác, lấy 2 status của thầy giáo, thế là thành bài báo. Làm báo kiểu này, chắc trẻ con cũng làm được, có gì đâu, cứ chụp màn hình Facebook rồi đăng lại nguyên văn là xong.
- Rãnh 14 (à quên Kênh 14) thì chịu khó chép từ facebook nhiều hơn các báo khác, chép cả những lời bình của bạn đọc. Đây cũng vốn là phong cách viết báo kiểu “xào nấu” của Kênh 14, nên chẳng lạ gì.
- Vitalk chỉ đổi tựa “Xúc động” của báo Thể thao văn hóa cho lâm ly hơn, thành “Cay đắng”, ngoài ra copy y nguyên bài trên Thể thao văn hóa.
- Infonet cũng rất siêng năng xào status. Lại lấy status của thầy Trưởng Khoa thành cuộc phỏng vấn độc quyền.
- Netnews.vn đăng bài cách đây 7 tiếng, nhưng giờ đã gỡ xuống, chắc là biết bị hớ. Dù sao chủ quản của Netnews là Viettel cũng còn khá tỉnh táo.
- Thế giới trẻ là điểm sáng duy nhất trong rừng báo chí khi giật tít: "Gia đình không muốn sự việc được đào bới thêm". Ngoài ra còn có hình ảnh chụp minh họa mà không báo nào có, chứng tỏ các cuộc phỏng vấn trong đó là có thật, có nhân chứng, “hình chứng”.
- Còn rất nhiều những trang mạng khác copy bài từ các báo thì xin không đề cập ở đây, vì chúng đông như quân Nguyên.
Cũng thấy mừng là tờ báo mình có thiện cảm như Tuổi trẻ không đăng bài nào về vụ này. Lãnh đạo tờ báo ấy quả là rất tỉnh táo.
Nhưng nói thì thì nói, nhất định “phen này ông quyết đi làm báo”.
***
https://www.facebook.com/van.minhhoa?fref=gs&hc_ref=ARTZQQHgPfjhF_kAgqXgNffVVfPDbQMJ15mJMvsyd3c4dX9WM_xeAo6qAfAEteNSY-U&dti=243986102358305&hc_location=group
Tuổi trẻ vừa mới thay Tướng.
Trả lờiXóaBuồn vì một nền báo chí hiện nay. Chả có phóng viên, chả có nhà báo nào đi từng ngóc ngách, lắng tai nghe từng sự việc, động chạm tới từng vấn đề nà chỉ ngồi mát xong lên mạng tìm kiếm thông tin, cắt ghép, sao chụp biến của người khác thành của mình. Cái người ta trách đó là cùng một sự việc mà mỗi báo nói 1 phách, chả ai giống ai trong khi đó nội dung đi ăn cắp của nhau. Bảo sao người ta có câu "tam sao thất bản" cũng đúng thôi.
Trả lờiXóaBuồn vì một nền báo chí hiện nay. Chả có phóng viên, chả có nhà báo nào đi từng ngóc ngách, lắng tai nghe từng sự việc, động chạm tới từng vấn đề nà chỉ ngồi mát xong lên mạng tìm kiếm thông tin, cắt ghép, sao chụp biến của người khác thành của mình. Cái người ta trách đó là cùng một sự việc mà mỗi báo nói 1 phách, chả ai giống ai trong khi đó nội dung đi ăn cắp của nhau. Bảo sao người ta có câu "tam sao thất bản" cũng đúng thôi.
Trả lờiXóaCòn rất nhiều những trang mạng khác copy bài từ các báo thì xin không đề cập ở đây, vì chúng đông như quân Nguyên. Cũng thấy mừng là tờ báo mình có thiện cảm như Tuổi trẻ không đăng bài nào về vụ này. Lãnh đạo tờ báo ấy quả là rất tỉnh táo. Nhưng nói thì thì nói, nhất định “phen này ông quyết đi làm báo”.
Trả lờiXóa