Bài chép về từ GoogleTienlang
Tên gốc của bài: "LỰC LƯỢNG 47"- ANH LÀ AI?
Mời các bạn xem video clip "Chống "độc"cho bộ đội" - Tác phẩm tham gia Liên hoan phát thanh truyền hình Nghệ An lần thứ 21 (năm 2016). Tác giả: Phan Thanh Hải, Hồ Công Lĩnh, Trần Văn Dũng, Trần Lịch - Truyền hình Quân Khu 4 để hiểu rõ về “Lực lượng 47” là ai:
https://youtu.be/Yqun5Z7MXtY
https://youtu.be/Yqun5Z7MXtY
Hôm nay, trên fb, bạn Sharma Rachana đăng 1 stt, nguyên văn đoạn đầu như sau:
“CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN XỎ MŨI CỦA ĐÁM TRUYỀN THÔNG MẤT DẠY
Hôm nay cái động đĩ TUOITRE.VN đăng cái tít giật gân "Hơn 10.000 người trong 'Lực lượng 47' đấu tranh trên mạng" của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tại tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 tổ chức tại TP.HCM ngày 25-12.
Với thủ đoạn giật tít câu view và cắt đầu, cắt đuôi như trên, mới đọc thoáng qua, đám đông dễ dàng bị đám mất dạy này xỏ mũi lầm tưởng rằng đây là tên gọi chính thức của lực lượng mà lâu nay đám đầu xỏ chính trị và bọn con buôn dân chủ gọi là dư luận viên (DLV) tức là những người chuyên lật mặt những luận điệu xảo trá, lưu manh, mất dạy của bọn chúng trên mạng internet.
Vậy lực lượng 47 là ai, chức năng là gì, liệu họ có phải là những người chuyên vạch mặt cái đám lưu manh chính trị và bọn con buôn dân chủ như đám đông lầm tưởng?
"Lực lượng 47" là tên gọi dựa theo chỉ thị 47-QĐ/TW, ngày 1-11-2011 về những điều đảng viên không được làm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một trong các trách nhiệm của các cán bộ này là giám sát việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet TRONG QUÂN ĐỘI, quản lý báo chí, xuất bản, khai thác các ấn phẩm văn hóa, KHÔNG ĐỂ VĂN HÓA PHẨM XẤU ĐỘC XÂM NHẬP VÀO ĐƠN VỊ MÌNH.
Thành viên trong lực lượng 47 thường là Thủ trưởng các phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật; các Chủ nhiệm Chính trị, báo cáo viên của các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cán bộ thuộc lực lượng cơ quan bộ, ban chỉ huy quân sự. Lực lượng này có chức năng giám sát, quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet TRONG QUÂN ĐỘI, quản lý báo chí, xuất bản, khai thác các ấn phẩm văn hóa, ngăn chặn các luồng thông tin độc hại xâm nhập vào các đơn vị trong quân đội.
Xem toàn văn nghị định tại trang Thư viện pháp luật
(Hết trích từ stt của bạn Sharma Rachana)
***
Chỉ trong thời gian ngắn. stt này đã có khá nhiều người like và chia sẻ, trong đó có bạn Trần Văn Hoàng Phúc, Nguyễn Thị Lý… Trên blog bè bạn của Google.tienlang là bác Tre Làng cũng vừa chép về tại đây:
Google.tienlang nhất trí với tất cả những luận điểm của tác giả Sharma Rachana đưa ra trong bài này.
Nhưng, đáng tiếc, có 1 vấn đề quan trọng nhất thì tác giả Sharma Rachana lại SAI! Đó là ở đoạn nói về "Lực lượng 47".
1. Thứ nhất, Theo lời Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa thì "lực lượng này (gọi là lực lượng 47 - theo chỉ thị 47)".
"Chỉ thị 47" chứ không phải "Quy định 47-QĐ/TW, ngày 1-11-2011 về những điều đảng viên không được làm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng" mà bạn Sharma Rachana dẫn link.
Vậy "Chỉ thị 47" mà Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nói là Chỉ thị nào?
Đó là Chỉ thị 47/CT-ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, in và phát hành sách, báo trong quân đội”.
2. Thứ hai, Trên báo Bình Dương có đưa tin:
2. Thứ hai, Trên báo Bình Dương có đưa tin:
"Quân đoàn 4: Rút kinh nghiệm về đấu tranh chống diễn biến hòa bình năm 2016"
Cập nhật: 16-11-2016 | 16:47:23
(BDO) Ngày 16-11, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức hội nghị “Ban chỉ đạo 94” (Ban chỉ đạo về đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa) và rút kinh nghiệm hoạt động của “Lực lượng 47” (lực lượng chuyên trách về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng) năm 2016.
Như vậy, “Lực lượng 47” là lực lượng chuyên trách về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Chứ không phải là "Thủ trưởng các phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật; các Chủ nhiệm Chính trị, báo cáo viên của các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cán bộ thuộc lực lượng cơ quan bộ, ban chỉ huy quân sự" như tác giả Sharma Rachana viết.
"Lực lượng 47" là lực lượng chuyên trách trong quân đội về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Đây là lực lượng có thật, hiện hữu ở các đơn vị quân đội.
Cũng chả có gì phải bí mật.
Không chỉ có báo Tuổi trẻ, Tiền phong đưa tin mới đây. Cái tên “Lực lượng 47” đã xuất hiện trên báo chí từ rất lâu rồi.
Đây là bài trên trang tin của Quân khu 3 từ ngày 12/8/2017:
Tập huấn nghiệp vụ đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa
Sáng 12/8, Cục Chính trị Quân khu đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ đấu tranh chống diễn biến hòa bình (DBHB) trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu dự và chỉ đạo.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu phát biểu chỉ đạo. Tham dự hội nghị có gần 90 đồng chí là chỉ huy (trợ lý) các cơ quan chính trị, tuyên huấn và cán bộ thuộc lực lượng 47 Quân khu.
***
Đây là bài trên Trang tin của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp ngày 17/10/2017:
Sơ kết 01 năm hoạt động của “Lực lượng 47” và Trang tin Bộ CHQS tỉnh
Cập nhật: 17/10/2017
Sáng ngày 17/10, Bộ CHQS tỉnh tổ chức sơ kết 01 năm hoạt động của “Lực lượng 47” đấu tranh trên không gian mạng và Trang tin Bộ CHQS tỉnh. Đại tá Trịnh Hoàng Phong, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh chủ trì hội nghị.
Trong năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn chống “Diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cho “Lực lượng 47” có đủ khả năng, trình độ đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, bịa đặt của các thế lực thù địch trên không gian mạng, nhất là trên mạng xã hội facebook, zalo.
***
Đây là bài trên báo Bình Dương:
Quân khu 7: Kiểm tra, tập huấn lực lượng 47 Bình Dương
Cập nhật: 16-06-2016 | 08:46:51
Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị, Quân khu 7 vừa có đợt kiểm tra kỹ năng hoạt động lực lượng 47 Bình Dương về tuyên truyền, đấu tranh phòng chống quan điểm sai trái trên mạng xã hội.
15 giờ:3 phút Thứ bảy, ngày 8 tháng 7 , 2017 báo Phòng không – Không quân cho lên trang bài “Cảnh giác trước những luận điệu chống phá Quân đội của các thế lực thù địch”, trong đó có đoạn:
“Để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan, đơn vị các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Quân chủng về công tác bảo đảm an toàn thông tin, công tác bảo vệ chính trị nội bộ…
Chỉ đạo, phát huy vai trò các cơ quan chức năng, cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, các học viện, nhà trường; đội ngũ cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học và “Lực lượng 47” trong Quân đội đẩy mạnh đấu tranh chuyên sâu; mở rộng chia sẻ, bình luận, lan tỏa thông tin tích cực trên không gian mạng; tăng cường đấu tranh trước các luận điệu chống phá Quân đội của các thế lực thù địch; tuyên truyền sâu rộng bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, những tấm gương bình dị, cao quý, hành động dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ, gương người tốt, việc tốt…”
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị gọi "Lực lượng 47" là lực lượng thành lập theo Chỉ thị 47/CT-ĐUQSTW “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, in và phát hành sách, báo trong quân đội”. Đây chính là lực lượng chuyên trách trong quân đội về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng.
Các báo trong và ngoài Quân đội cũng gọi như vậy cả.
Ai hiện đang trong quân ngũ đều biết lực lượng này.
Con số "Hơn 10.000" mà báo Tuổi trẻ nêu chưa chắc đã đúng. Còn hơn nhiều nữa kia!
Mà thực sự thì lực lượng này cũng chưa có gì cao siêu đâu. Họ đa phần là những đoàn viên trẻ trong quân ngũ có bản lĩnh chính trị, am hiểu lịch sử, am hiểu mạng internet để đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc...
Quân đội ta còn đang hướng tới mục tiêu xây dựng mỗi cán bộ chiến sĩ đều là một thành viên lực lượng 47, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Như vậy, ắt hẳn các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội sẽ không còn đất sống.
Hoàng Ngân Thương
ừ nghiên cứu của Đại học Oxford "Vũ khí của binh đoàn mạng"
Trả lờiXóaTrong thời mạng xã hội, tính năng comment (bình luận) chính là công cụ được các binh đoàn mạng sử dụng nhiều nhất để đạt được mục đích.
Mọi thứ không đơn giản như rải quân đi bình luận “bênh vực” chính phủ hay đảng phái ở khắp nơi. Chiến thuật được sử dụng phân làm ba kiểu bình luận: tích cực, trung dung và tiêu cực.
Binh đoàn mạng của Israel được quy định phải bình luận ôn hòa với những người chỉ trích chính phủ. Song với nhiều quốc gia khác, “binh đoàn mạng thường xuyên dùng hình thức bình luận tiêu cực (chửi bới, sỉ nhục, quấy rối và bắt nạt bằng ngôn từ) với những người bất đồng chính kiến chính trị” - báo cáo viết.
Trong khi đó, binh đoàn mạng ở Saudi Arabia lại chọn lối bình luận trung dung - không khen ngợi, không chỉ trích mà “tổ lái” vấn đề sang chuyện khác để làm sao nhãng sự tập trung vào chủ đề đang tranh cãi.
Các thành viên binh đoàn mạng Saudi Arabia sẽ “giội bom” các tin nhắn trên Twitter bằng các thẻ chủ đề (hashtag) không liên quan vấn đề chính để hạ nhiệt chỉ trích hay tranh cãi.
Chiến thuật phổ biến của nhóm Ngũ Mao Đảng (Trung Quốc) là bình luận có nội dung cảm tính để hướng mọi chỉ trích (nếu có) về người gửi bình luận, thay vì nhằm vào chính phủ hay các vấn đề chính trị đang được bàn thảo.
Một hình thức khác là tấn công cá nhân: những người có ảnh hưởng trên mạng như blogger, nhà báo và nhà hoạt động sẽ được lựa chọn để thay mặt chính phủ thuyết phục người theo dõi (follower) của mình tin vào các đường lối, chính sách.
Ngược lại, chính những nhóm cá nhân này cũng có thể trở thành mục tiêu đánh phá, cả trên mạng lẫn đe dọa nguy hiểm tính mạng ngoài đời, của binh đoàn nếu họ bất đồng chính kiến.
Báo cáo dẫn ví dụ Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc từng tiến hành nhiều chiến dịch bôi nhọ nhằm vào các đảng đối lập trước cuộc bầu cử năm 2012. Những người chỉ trích Chính phủ Azerbaijan cũng sẽ bị tấn công cá nhân trên Twitter hay các mạng xã hội khác."
Đó là Chỉ thị 47/CT-ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, in và phát hành sách, báo trong quân đội”.
Trả lờiXóaTên của chỉ thị này có vẻ không liên quan đến đội quân 47 là đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trên mạng xã hội. Nó có vẻ dành cho lãnh đạo.
Vậy nên, ngay cả lời giải thích của tướng Nghĩa hay báo Tuổi Trẻ tôi cũng vấn ngờ ngợ.
Quân đội ta còn đang hướng tới mục tiêu xây dựng mỗi cán bộ chiến sĩ đều là một thành viên lực lượng 47, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Như vậy, ắt hẳn các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội sẽ không còn đất sống.
Trả lờiXóaThượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị gọi "Lực lượng 47" là lực lượng thành lập theo Chỉ thị 47/CT-ĐUQSTW “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, in và phát hành sách, báo trong quân đội”. Đây chính là lực lượng chuyên trách trong quân đội về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng. Các báo trong và ngoài Quân đội cũng gọi như vậy cả.
Trả lờiXóaNhư vậy đã rõ, vai trò, nhiệm vụ chính của lực lực 47 là bảo vệ an ninh thông tin TRONG QUÂN ĐỘI. Đây là một phần trong chiến lược tác chiến không gian mạng, nhằm đối phó với các nguy cơ an ninh phi truyền thống mà các chiến lược khác(trên không, trên biển, trên bộ,…) không thể đảm nhận được.
Trả lờiXóaBài viết đầy đủ mọi thành phần trong xã hội, tất cả cùng chung lý tưởng quyết tâm chống bọn phản động, lưu manh chính trị, nguy sử, bọn trở cờ cơ hội chính trị trong DBHB. Xin cảm ơn tác giả vì bài viết làm rõ lực lượng 47 này, có một điều mình không hiểu là tại sao đến h các Bộ Ngành vẫn để cho báo Tuổi trẻ lộng ngôn như vậy. mong rằng các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp ngăn chặn và trừng trị nghiêm khắc mới được
Trả lờiXóaCó thể hiểu ngắn gọn như thế này Chỉ thị 47/CT-ĐUQSTW là 1 trong những nhiệm vụ chính trị mà bộ quốc phòng triển khai trong toàn quân nhằm đáp ứng kịp thời trong tình hình mới cho việc đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Cái này thật ra chẳng có gì phải bí mật cả nếu không thì các báo chí trong quân đội đã không nhắc đến khi gọi họ những người lính thuộc lực lượng 47.
Trả lờiXóa“Lực lượng 47” trong Quân đội đẩy mạnh đấu tranh chuyên sâu, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội, chống đối chính trị và các luận điệu chống phá Quân đội của các thế lực thù địch; tuyên truyền sâu rộng bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, “Người chiến sĩ PK-KQ ưu tú”, những điển hình tiên tiến, hành động dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ, gương “Người tốt, việc tốt”… bảo đảm cho Quân đội luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao...
Trả lờiXóaQuân đội ta còn đang hướng tới mục tiêu xây dựng mỗi cán bộ chiến sĩ đều là một thành viên lực lượng 47, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Như vậy, ắt hẳn các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội sẽ không còn đất sống.
Trả lờiXóaQuân đội ta còn đang hướng tới mục tiêu xây dựng mỗi cán bộ chiến sĩ đều là một thành viên lực lượng 47, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động. Như vậy, ắt hẳn các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội sẽ không còn đất sống.
Trả lờiXóaĐề nghị ghi rõ Link nguồn: http://www.trelangblog.com/2017/12/googletienlang-luc-luong-47-anh-la-ai.html