Cuteo@
Bộ công thương cho biết, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã có quy định tạm thời về số lượng lãnh đạo cấp phòng trực thuộc các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc.
Theo đó, sẽ không có hàm trưởng phòng, hàm phó trưởng phòng được hưởng phụ cấp.
Đó cũng là việc làm thiết thực nhằm tinh gọn bộ máy của bộ này.
Theo Nghị quyết này, từ nay, sẽ không còn những cán bộ quan chẳng ra quan, lính chẳng phải lính, gọi là “hàm”.
Thực tế, nhiều Bộ, Ngành đã có những "biến thể" chức danh "hàm" như nói ở trên. Ban đầu, nó xuất hiện như một dạng thực hiện chế độ chính sách với một số cán bộ cống hiến lâu năm, và dần được phổ biến cho các cán bộ "khôn lỏi" "lách luật" ăn theo. Các loại hàm này tồn tại quá nhiều trong các cơ quan nhà nước ở cấp Trung ương, tiêu tốn rất nhiều tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Hệ lụy của nó là làm nghèo ngân sách và gây phiền hà cho các đơn vị cơ sở khi phối hợp giải quyết nhiều vấn đề.
Nghị quyết trên của Bộ công thương cũng quy định ở cấp phòng và tương đương có dưới 10 biên chế, thì chỉ có 1 trưởng phòng và 1 phó trưởng phòng; trên 10 biên chế có 1 trưởng phòng và không quá 2 phó phòng. Đây là một bước tinh giản đội ngũ lãnh đạo cấp phòng của các đơn vị thuộc bộ.
Sau cắt bỏ 675 điều kiện kinh doanh, Bộ Công Thương lại đi một bước tiên phong, cắt “hàm” và dẹp loạn cấp phó. Sẽ không còn tình trạng nhiều quan hơn lính ở các đơn vị của Bộ này.
Hiện nay, tình trạng một đơn vị có đến 2 -3 phó nhưng chỉ có một nhân viên rất phổ biến.
Cả nước hiện có hơn 81 nghìn lãnh đạo cấp phó từ phó phòng đến thứ trưởng, chiếm 21,7% tổng số cán bộ công chức từ TƯ đến cấp huyện. Cứ 5 cán bộ, công chức có 1 lãnh đạo cấp phó, có nơi 44/46 lãnh đạo, có cơ quan 100% cán bộ là lãnh đạo, không có chuyên viên. Có vụ có 6 hàm vụ trưởng, 7 hàm phó vụ trưởng, có cả hàm trưởng phòng, phó trưởng phòng, thậm chí có vụ có 19 hàm phó vụ trưởng, đó là thông tin đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các nghị quyết TƯ 6 khoá diễn ra ngày 29/11/2017.
Nếu như tất cả các cơ quan của bộ, ngành đến các địa phương trong toàn quốc đều cắt hàm và quy định về số lượng cấp phó như Bộ Công Thương thì giảm gánh nặng ngân sách đáng kể.
Giảm biên chế, tinh gọn bộ máy cho hiệu quả là cực khó, bởi động chạm tới lợi ích, động đến "miếng cơm, manh áo" của nhiều người. Nhưng dù khó mà Bộ Công Thương làm được thì các bộ, ngành, địa phương khác cũng sẽ phải làm được.
Khi mà nợ công đang rất lớn thì tinh gọn biên chế là một việc làm cần thiết và bắt buộc. Nó sẽ giúp ngân sách nhà nước giảm bớt gánh nặng,bộ máy các cơ quan làm việc có hiệu quả hơn. Dù việc giảm biên chế, cắt hàm là việc khó, động chạm tới nhiều lợi ích cá nhân và cần có lộ trình lâu dài, tuy nhiên mong rằng Bộ Công Thương và các cơ quan ban ngành khác sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ này, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của đất nước.
Trả lờiXóaHiện nay, tình hình nợ công của chúng ta vẫn còn rất lớn thì việc tinh giảm bộ máy công chức vừa là yêu cầu, vừa là nhiệm vụ được đặt ra. Bộ công thương đã có những động thái nhất định để tinh giảm bộ máy biên chế. Mặc dù trong tiến trình tinh giảm bộ máy có nhiều khó khăn, khúc mắc tuy nhiên với nhiệm vụ chung của tất cả các ngành thì việc tinh giảm bộ máy biên chế của Bộ công thương sẽ đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra.
Trả lờiXóa