Chia sẻ

Tre Làng

Ký ức đau thương tháng 2/1979: Quân xâm lược Trung Quốc thảm sát man rợ ở Tổng Chúp

Gần 40 năm sau vụ thảm sát man rợ của những tên lính xâm lược ô hợp Trung Quốc ở Tổng Chúp (Cao Bằng), những ký ức đau thương vẫn còn nguyên trong tâm trí người từng chứng kiến.

Nước mắt tháng 2

Dường như năm nào cũng vậy, cứ đến sáng 17/2, ông Nông Văn Bàn ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng) lại mang chai rượu, ít hoa quả, sang vách núi cách nhà mình không xa lắm, đặt xuống và ngồi lặng lẽ.

Hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá tan hoang (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)

Chỗ ngồi của ông Bàn giờ đây chỉ còn là đám lách um tùm. Nhưng 39 năm về trước, đó là tổ ấm của cả gia đình ông bao gồm cả bố mẹ, các em. Buổi sáng định mệnh ấy đã lấy đi tất cả, chỉ còn mỗi mình ông sống đơn độc trên đời.

“Năm đó, tôi đi bộ đội đóng ở Quảng Ninh, chỉ nghe là sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc ồ ạt đánh qua cửa khẩu Đức Long, biết rằng nhà mình nằm trong vòng vây của giặc, nhưng làm sao tôi có thể mọc cánh mà bay về được”, ông Bàn nghẹn ngào.

Nhà trẻ thị xã Cao Bằng chỉ còn là đống đổ nát. (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)

Lúc tìm về thì ngôi nhà cũ chỉ còn là đống gạch vụn vỡ nát. Hỏi ra ông Bàn mới biết, chỉ mới ngay loạt pháo đầu tiên của quân Trung Quốc bắn sang, viên đạn đã trúng căn nhà ông, không ai thoát chết.

Xã Đức Long vốn nằm ngay sát biên giới Việt - Trung, nên khi quân lược bất ngờ tràn qua, chỉ có mấy người kịp chạy. Lúc chúng rút đi hết, những ai còn sống sót tìm về thì thấy làng bản gần như chả còn gì.

Lính Trung Quốc đánh sang Việt Nam đã dùng chính sách "3 diệt" để khủng bố, đó là giết những cán bộ nhà nước, những người già, trẻ em không kịp chạy trốn, hay thả thuốc độc xuống nguồn nước. Mục đích của chúng là không để cho bất cứ ai có thể quay trở về biên giới sinh sống như trước.

Chỉ có một mó nước cuối bản là không bị bỏ thuốc độc, nhưng cũng bị quân xâm lược đẩy cái cối giã gạo bằng đá to lăn xuống đè ngay mạch nước nguồn. Đợt ấy, ông Bàn cùng với những người còn sống sót quay trở về, dùng xà beng hì hục cạy mãi cái cối đá mới hở ra chút.

Nước chảy, nhưng có mùi lạ, mọi người mới kinh hoàng phát hiện dưới cái cối xay có một xác người. Có lẽ, gặp lúc hết thuốc độc để rải xuống khi phát hiện cái mó nước, nên chúng đã tiêu diệt nguồn nước của dân bản bằng cái phương pháp ghê rợn ấy.

Trâu bò bị giết dọc đường quân Trung Quốc đi qua. (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)

Nỗi đau ở Tổng Chúp

Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng) giờ là khu vực rậm rạp, không có đường vào, phải băng qua 2 con suối cùng vô số lau lách, hoang vắng lắm.

Thế mà cứ vào những ngày này tháng 2, lại có một người đàn ông thỉnh thoảng tìm đến, ngồi thẫn thờ trước tấm bia rêu phong đề dòng chữ: “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo huyện Hòa An. Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước”.

Xác xe tăng Trung Quốc bị bắn gục tại bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng. (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)

39 năm trước, bà Tô Thị Yến - mẹ của ông Đinh Ngọc Tinh (khu Đức Chính, xã Hưng Đạo) cũng hòa lẫn trong đám người chạy loạn khi quân Trung Quốc đánh tới TP Cao Bằng.

Bà Yến chạy cùng với nhóm công nhân trại lợn Đức Chính. Nhưng nghe kể lại là chạy đến cây số 5 thì đã gặp phải tốp lính Tàu. Chúng không bắn mà trói nghiến tất cả lại, giải về Tổng Chúp.

Hết chiến tranh, ông Tinh trở về thì mới hay mẹ mình là nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát khủng khiếp 43 người đó. Bà Yến được vớt lên khỏi giếng cổ trong tình trạng bị bịt mắt, trói tay, bị gậy tre quân bành trướng đập thẳng vào đầu.

Cũng những ngày tháng 2/1979, bà Nông Thị Dén ở thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng) chỉ biết ôm lấy đứa con cắm đầu cắm cổ chạy loạn khi pháo địch cứ câu sang “như bom Mỹ rải thảm”, rồi lính Trung Quốc tràn ngập thị trấn.

Đêm đến, dù đói khát, rét mướt và lo sợ, mọi người vẫn trốn, bấm tay nhau ra hiệu đi thật khẽ, cố tìm đường đi sâu vào nội địa. Đúng lúc đấy thì đứa con trai mới 2 tháng tuổi lại ọ ọe, bà Dén loay hoay tìm mọi cách để nó không khóc nữa, nhưng đành chịu.

Từ trong bản gần đó, quân địch có vẻ như nghe thấy tiếng trẻ con khóc, chúng ngừng nói để nghe ngóng. Hết cách, bà Dén đành bịt chặt mồm và mũi của thằng bé để nó không phát ra tiếng kêu nữa. Thằng bé dãy dụa, bà cố ôm chặt con và đi thật nhanh để vượt qua bản với hy vọng con mình không bị ngạt.

Qua được bản thì đứa bé đã nhũn, nó mới được 2 tháng tuổi làm sao chịu đựng được. Trong đêm tối, bà Dén ôm chặt lấy con mà không nấc lên được tiếng nào, đoàn người vẫn lặng lẽ bước đi. Một ngôi mộ cỏn con được đắp vội bên đường.


Tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới lúc này khoảng 50.000 quân, chủ yếu bộ đội địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ. (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)

Ký ức vẫn còn nguyên vẹn

“Tại sao lại có chiến tranh, chúng tôi chỉ là dân thôi mà, sao họ lại giết chóc như thế?”, với bà Nông Thị Nương (Trùng Khánh, Cao Bằng),17/2 năm đó, lúc Trung Quốc bắn pháo sang, bà mới 15 tuổi, nhờ chạy vào khu rừng gần đó nên thoát chết.

Nhà cửa, đồ đạc vẫn còn để nguyên như vậy, trong chuồng lợn gà vẫn ủn ỉn, chú chó và con mèo vẫn nằm trông nhà mà không biết là sẽ phải xa chủ mãi mãi.

Với những người đã trải qua ký ức kinh hoàng gần 40 năm trước, thì ký ức ngày 17/2/1979, chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá, với đau thương mất mát, là cảnh quân địch tràn vào và đốt hết, giết hết, sạch sẽ từng ngôi nhà.

Lúc về tới TP Cao Bằng, mọi người cứ tưởng bình yên nên tụ tập lại, bàn tính sẽ kéo về Bắc Kạn lánh nạn, chờ tình hình yên ổn mới trở về nhà. Ai ngờ đoàn người mới đi được một quãng thì lại rơi vào bẫy phục kích.

Lính Trung Quốc cứ thế lia thẳng đạn vào đám đông, kèm theo những thi thể đổ gục xuống như cây chuối. Tất cả bỗng chốc tán loạn, bà Nương cắm đầu cắm cổ chạy cho đến khi người thân trong gia đình không còn ai bên cạnh mình.

Bà sống sót nhờ chui sâu vào trong hang đá chỗ đèo Tài Hồ Sìn. Ngày ngồi im trong hang, đêm mò ra hái lá rừng, đào củ sắn, củ mài. Mãi cho đến khi nghe quân Trung Quốc rút, bà mới tìm về, thì bản làng của bà chỉ còn là đống ngổn ngang, vết cháy xém cùng xác người vương vãi khắp nơi.

Và còn nhiều trường hợp như và Nương nữa. Với những người đã trải qua ký ức kinh hoàng gần 40 năm trước, thì ký ức ngày 17/2/1979, chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá, với đau thương mất mát, là cảnh quân địch tràn vào và đốt hết, giết hết, sạch sẽ từng ngôi nhà.

Chúng ốp mìn nổ tung từng cột điện, rồi sục sạo khắp nơi. Những xác người cháy đen, những tiếng khóc la ai oán vang lên khắp nơi. Giờ hòa bình trở lại, hận thù đã cởi bỏ, họ chỉ mong một cuộc sống yên ổn, không bao giờ tái diễn một sự việc đau buồn như thế nữa.

“Ngày 5/3, Bắc Kinh tuyên bố đã thực hiện được mục tiêu ban đầu đề ra và rút quân. Vậy mục tiêu ban đầu của chúng là gì? Nếu ngon ăn thì tại sao không thể tiến qua nổi đèo Tài Hồ Sìn, thẳng xuống hướng nam luôn?”, ông Nguyễn Văn Dịch, năm nay đã 80 tuổi (xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng) tự đặt câu hỏi.

Chị Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc. Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại. (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)

Lúc quân Trung Quốc sang xâm lược, ông Dịch cũng là dân quân, nhưng súng đạn chả có nhiều, chỉ biết đánh du kích, may mắn thần kỳ mới giúp ông thoát chết và chứng kiến những tội ác khủng khiếp ấy. Ông Dịch vẫn luôn chờ mong sự xuất hiện của bộ đội chính quy Việt Nam

Cho đến lúc hết sạch cả súng đạn, quân địch tràn ngập Cao Bằng, đông như kiến cỏ, không còn cách nào khác, ông Dịch mới tìm đường chạy về Bắc Kạn. Đầu tháng 3, ông cùng những người chạy loạn mới lần đầu tiên được thấy bộ đội chính quy “xịn” hành quân ra chiến trường, lên thẳng hướng bắc.

“Thật hùng dũng, anh nào anh nấy trông thật phong sương từng trải, áo rằn ri, súng đạn đeo đầy người… rồi từng đoàn xe kéo pháo chạy qua mà cách xa hàng mấy km đã nghe tiếng gầm của chiến xa kéo pháo.

Tôi cũng mang máng thấy nói là kéo cả pháo 175mm và pháo 105mm, rồi xe tăng chạy trực tiếp lên tuyến trên, xích sắt nghiền nát cả mặt đường...

Lúc đó mọi người đều khẳng định, bọn Tàu biết ta đem quân tinh nhuệ vừa đánh cho Pôn Pốt phải chạy re kèn sang Thái Lan, ra Bắc để quyết dạy lại cho chúng một bài học, nên phải vội vã ra lệnh rút quân, chứ không thì còn nhiều ma bành trướng phải vơ vẩn trên đất Việt Nam nữa”, ông Dịch tâm sự.

Quân Trung Quốc rút, Cao Bằng chẳng còn lại gì ngoài những đống đổ nát. Chiến tranh đã qua, cuộc sống mới có nhiều thay đổi, đã yên bình được 38 năm. Ở mảnh đất phên dậu này, có những con người mới chuyển đến. Có thể họ không biết hay không còn nhớ nhiều đến những ngày kinh hoàng 38 năm trước.

Nhưng khi chúng tôi đi dọc miền biên viễn này, vẫn không thiếu những cơn đau, những tiếng thở dài hay những giọt nước mắt khi nhắc đến ký ức tháng 2. Có những căn nhà nhỏ chưa bao giờ có được bữa cơm trọn vẹn. Chiến tranh đã lùi xa từ lâu, gần 40 năm nhưng nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn đó.

Link Nguồn: ở đây

11 nhận xét:

  1. Không ngờ lại có nhiều những ký ức đau thương tới vậy. Kim Hưng Phú rất thương tiếc.

    Trả lờiXóa
  2. Chiến tranh biên giới 1979 là một cuộc chiến gây ra nhiều đau thương mất mát đối với dân tộc ta. Mặc dù chúng ta đã dạy cho Trung Quốc một bài học về sự coi thường chủ quyền Việt Nam nhưng hậu quả do cuộc chiến để lại là rất lớn và còn hiện hữu cho tới ngày nay.Chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau vẫn còn đó.

    Trả lờiXóa
  3. Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm nhưng nỗi đau vẫn còn đó, hàng vạn anh hùng liệt sĩ đã hi sinh thân mình bảo vệ lấy Việt Nam thân yêu này, là con cháu đời sau, hãy khắc ghi những công ơn to lớn này, cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

    Trả lờiXóa
  4. Nhưng khi chúng tôi đi dọc miền biên viễn này, vẫn không thiếu những cơn đau, những tiếng thở dài hay những giọt nước mắt khi nhắc đến ký ức tháng 2. Có những căn nhà nhỏ chưa bao giờ có được bữa cơm trọn vẹn. Chiến tranh đã lùi xa từ lâu, gần 40 năm nhưng nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn đó.

    Trả lờiXóa
  5. Quân Trung Quốc rút, Cao Bằng chẳng còn lại gì ngoài những đống đổ nát. Chiến tranh đã qua, cuộc sống mới có nhiều thay đổi, đã yên bình được 38 năm. Ở mảnh đất phên dậu này, có những con người mới chuyển đến. Có thể họ không biết hay không còn nhớ nhiều đến những ngày kinh hoàng 38 năm trước.

    Trả lờiXóa
  6. ngày đó rất nhiều chiến sĩ của chúng ta hy sinh. họ dũng cảm và mạnh mẽ hơn đội quân biển người của TQ rất nhiều, họ giết được rất nhiều giặc nhưng họ không thể địch lại cái số lượng ấy

    Trả lờiXóa
  7. sau nhiều năm nhìn lại người ta vẫn thấy ở đó những ký ức đau thương còn xót lại. t vẫn ám ảnh hình ảnh những con người hi sinh ở biên giới năm ấy, sao mà n đau đến vậy

    Trả lờiXóa
  8. sau nhiều năm nhìn lại người ta vẫn thấy ở đó những ký ức đau thương còn xót lại. t vẫn ám ảnh hình ảnh những con người hi sinh ở biên giới năm ấy, sao mà n đau đến vậy

    Trả lờiXóa
  9. người ta chỉ khuyến khích gác lại lịch sử, để chuyên tu vào xây dựng phát triển đất nước thôi các chế ạ, chứ không bao giờ cho phép kẻ nào quên lịch sử dân tộc cả. Những kẻ đã và đang quên lịch sử dân tộc thì nên xem xét lại bản thân ngay và luôn

    Trả lờiXóa
  10. Ngày ấy cả đất nước sục sôi vì hành động ngang ngược của bọn bá quyền phương Bắc, dùng cả máu để viết huyết thư xin ra trận, lòng yêu nước bùng lên trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cho quân thù chỉ trong thời gian ngắn đã phải cút về nhục nhã.

    Trả lờiXóa
  11. Những kẻ phản động nắm quyền Trung Quốc kia không bao giờ từ bỏ âm mưu và tham vọng đòi thôn tính nước ta, chúng tìm đủ mọi nguyên do để mang quân xâm lược, thể hiện sự ngông cuồng, hao chiến.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog