Phạm Đoan Trang đã tự trao giải Homi Homini cho chính mình?
Giải thưởng nhân quyền Homi Homini sẽ được trao cho cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang vào ngày 5 tháng 3 tới đây, tại Prague, CH Séc. Đây là giải thưởng quốc tế đầu tiên được trao cho Đoan Trang. Việc bà Trang nhận giải có lẽ đã gây bất ngờ cho nhiều người. Khi đề cử bà Trang làm “nhà hoạt động nữ có sức hút nhất năm 2015”, ông Phạm Lê Vương Các, một đệ tử thân tín của bà Trang, viết như sau (1):
“Sự khiêm tốn của Trang còn thể hiện qua việc Trang luôn từ chối làm hồ sơ đề cử các giải thưởng nhân quyền quốc tế”.
Khác với ông Các, hầu hết giới hoạt động ở Việt Nam không xem bà Trang là một người khiêm tốn. Cũng trong năm 2015, bà Trang đã tung ra bản “Hiến chương 2015” thể hiện rõ ý đồ để thâu tóm, tạo thiết chế “thống nhất” các nhóm chống Cộng Việt Nam, khi bà đặt ra luật lệ và chế tài cho tất cả những nhà hoạt động khác (2). Trong thực tế, Phạm Đoan Trang từ chối làm hồ sơ đề cử các giải thưởng nhân quyền quốc tế không phải vì khiêm tốn, mà vì sợ hãi. Trang biết rằng nếu nhận giải, bà sẽ thu hút thêm sự chú ý của cơ quan an ninh. Vì vậy, bà nhường cái vinh dự lớn lao đó cho những nhà hoạt động khác, và nhận về mình cái trách nhiệm làm truyền thông “yểm trợ”, làm hồ sơ “vận động” mỗi khi các vị này vào tù. Tất nhiên, như trong lần “yểm trợ” cho Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, bà Trang không quên nhận tiền của thân nhân ông Vinh khi viết cho ông một cuốn sách “yểm trợ”.
Vậy mà lần này bà đồng ý để mình được xét trao giải, và còn đồng ý để tổ chức trao giải gọi mình là “một trong những lãnh đạo của các nhà bất đồng chính kiến đương thời ở Việt Nam”. Trang lấy đâu ra sự can đảm mà bà chưa từng có này?
Chúng ta biết rằng Phạm Đoan Trang đã trốn chui suốt nhiều tháng để thoát khỏi sự giám sát của pháp luật với nỗi lo thường trực NHẬP KHO bất cứ lúc nào. Trái với thái độ bất khuất được tổ chức trao giải Homi Homini mô tả, từ hơn một năm trở lại đây, Trang liên tục kêu ca về việc mình bị đánh, bị chửi, mình cô đơn, mình bị công an gác cửa… Mặt khác, ta cũng biết rằng nhiều nhà chống Cộng vô cùng bất khuất khác, như các ông Việt Khang và Trương Minh Tam, vừa nối đuôi nhau đi tị nạn nước ngoài chỉ trong một tháng trở lại đây. Như vậy, nếu bà Trang đến CH Séc để nhận giải thưởng năm nay, không loại trừ khả năng bà sẽ ở lại nước ngoài luôn, để được “tiếp tục cống hiến và hi sinh cho lợi ích của 90 triệu người trong nước” thay vì sẽ bị “nhập kho” như Mẹ Nấm!?!
Trở lại với vấn đề mà title bài nêu ra, chúng tôi thấy có thể chính bà Trang, hoặc những cộng sự thân tín của bà, đã làm hồ sơ để bà được trao giải Homi Homini năm 2018.
Trong giới chống Cộng Việt Nam, không nhiều người có quan hệ với các tổ chức nhân quyền ở CH Séc. Nhóm có nhiều quan hệ nhất với các tổ chức này tình cờ lại là ông Nguyễn Quang A và VOICE – một tổ chức mà bà Trang đã hoặc vẫn đang tham gia. Chẳng hạn, hồi tháng 6 năm 2014, trong chuyến đi vận động nhân quyền quốc tế, ông Quang A và các đại diện của VOICE đã dừng chân để tổ chức hội thảo với nhóm Văn Lang ở Prague (3). Thành viên VOICE đi cùng ông A trong chuyến này tình cờ là Trịnh Hữu Long – bạn thân của Đoan Trang từ thời ở trong nước, và hiện vẫn đang làm cùng Trang trong ban biên tập Luật khoa Tạp chí. Đến tháng 10 năm 2017, ông Quang A lại làm diễn giả trong Forum 2000 được tổ chức tại Prague. Đi cùng có Đinh Phương Thảo – vốn là một đệ tử của Đoan Trang trong nhóm Green Trees, và đang làm cho VOICE vào thời điểm đó (4). Tháng 11 cùng năm, khi Quang A huy động 15 tổ chức xã hội dân sự ra tuyên bố phản đối việc câu lưu Quang A, Đoan Trang và Bùi Hằng, nhóm Văn Lang ở CH Séc cũng là một trong số những tổ chức ký tên (5). Ngoài ra, cũng cần nhớ rằng Phạm Đoan Trang nằm trong đường dây viết “hồ sơ nhân quyền” của VOICE, và các hồ sơ do đường dây này viết ra góp phần quyết định “nhà hoạt động” nào của Việt Nam được nhận tiền tài trợ nước ngoài và các giải thưởng nhân quyền quốc tế.
Như vậy, có khả năng chính Phạm Đoan Trang đã “tự trao giải Homi Homini cho mình”, để dàn xếp tình huống ra nước ngoài nhận giải rồi được mời ở lại, sao cho có thể đi tị nạn mà không bị bẽ mặt.
Nếu bà Trang đi tị nạn trót lọt, quốc tế càng có lí do để lo ngại về Việt Nam. Bởi dù là một nước đang phát triển, Việt Nam đã liên tục xuất khẩu“rác thải độc hại” trong lĩnh vực chính trị sang các nước phát triển ở châu Âu và châu Mỹ!!!
Chú thích:
Thật đáng buồn cho một nhà báo có học thức đã bán đi đạo đức nghề nghiệp của bản thân cho các thế lực thù địch đang ngày đêm chống phá chúng ta. Không chỉ đạo đức nghề nghiệp của một nhà báo mà còn là đạo đức của một người con đất Việt khi đã quên đi những công lao trước đây của cha ông mà sẵn sàng đạp đổ những thành quả ấy. Buồn thay!!!
Trả lờiXóaTôi xin được hỏi Nguyễn Đoan Trang. Chống lại Đảng, chống lại nhà nước, thường xuyên viết bài, đăng bài chống đối như vậy có khiến cô vui không? Có hợp tình hợp lý, hợp với đạo đức chưa? Xin thưa với cô rằng, dân tộc Việt Nam quá xấu hổ khi có một người con như cô. Cô đã quên đi công lao của các cha anh đi trước, công lao của những người đã hy sinh để có được cuộc sống hòa bình như bây giờ.
Trả lờiXóaGiải thưởng nhân quyền Homi Homini sẽ được trao cho cây bút chống Cộng Phạm Đoan Trang vào ngày 5 tháng 3 tới đây, tại Prague, CH Séc. Đây là giải thưởng quốc tế đầu tiên được trao cho Đoan Trang. Việc bà Trang nhận giải có lẽ đã gây bất ngờ cho nhiều người.
Trả lờiXóaNếu bà Trang đi tị nạn trót lọt, quốc tế càng có lí do để lo ngại về Việt Nam. Bởi dù là một nước đang phát triển, Việt Nam đã liên tục xuất khẩu“rác thải độc hại” trong lĩnh vực chính trị sang các nước phát triển ở châu Âu và châu Mỹ!!!
Trả lờiXóaCâu nói quá hay!
Đôi điều về Phạm Đoan Trang, Trang sinh năm 1978, từng là phóng viên của báo Pháp Luật, nhưng giờ đây lại được biết đến với tư cách là một kẻ chuyên vi phạm Pháp Luật với những hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam. Trên mạng, Đoan Trang cũng được biết tới là một nhà báo kiêm "nhà dân chủ" được nhắc nhiều trên các trang mạng "Bất đồng chính kiến" với những tung hô không tiếc lời. Họ "nức nở" rằng Đoan Trang là phụ nữ trẻ mà học cao, biết rộng, một nhà báo, một "nhà dân chủ" đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Trả lờiXóaNhìn đây xem Trang có xứng được cái giải thưởng này không: Đoan Trang sinh ra trong một gia đình cơ bản, ăn, học tử tế, những tưởng cô sẽ trở thành người có ích cho xã hội, theo như kỳ vọng của nhiều người. Thế nhưng, do tài cao đức thấp, Phạm Đoan Trang liên tục vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tiếp xúc, giao du với những thành phần bất hảo và sớm buông thả, phóng túng trong sinh hoạt đời tư, vi phạm đạo đức nhà báo.
Trả lờiXóaGiải thưởng nhân quyền là một trong những động lực để các thành phần dân chủ cuội tích cực hoạt động chống phá nhà nước hơn. Hàng năm đều có những giải thưởng nhân quyền của các tổ chức nhân quyền nước ngoài giành tặng cho các nhà dân chủ trong nước. Và cái tên phạm đoan trang nhận giải thuoengr này cũng không có gì lạ, bởi nhìn những thành tích chống phá nhà nước ta của mụ thì ta đã quá hiểu rồi, và sẽ sớm thôi mụ sẽ lại vào bóc lịch nữa về những hành vi bẩn thỉu của mình.
Trả lờiXóaVới một kẻ mà người ta đã rõ là quá phản động như Phạm Đoan Trang mà People In Need vẫn trao được giải thưởng "nhân quyền" cho cô ả thì chỉ có một lý do duy nhất, People In Need cũng chỉ là một tổ chức trá hình như những cái tên (Freedom House, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới...) mà họ đề cập. Rốt cuộc cũng là treo đầu dê bán thịt chó, núp bóng tổ chức quốc tế để vu cáo Việt Nam, hạ bệ vai trò lãnh đạo của Đảng, phục vụ âm mưu xóa bỏ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa của Mỹ và đồng minh.
Trả lờiXóa