Tôi rất sợ cách tư duy theo chủ nghĩa vô thần mà ở đó người ta quen thờ lạy những hình tượng trong thực tế, thay vì sự tin kính dựa trên những chỉ số định lượng khách quan và khoa học.
Câu chuyện “rà soát các chức danh giáo sư và phó giáo sư” cũng thế. Khi cộng đồng có lối tư duy theo chủ nghĩa vô thần, nghĩa là mỗi thành viên trong cộng đồng chỉ nhìn nhận sự việc theo ý chủ quan, thì cộng đồng đó sẽ không chấp nhận có nhiều giáo sư, kể cả giáo sư rởm lẫn giáo sư đích thực.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có xứng đáng là giáo sư hay không?
Tìm trên báo chí và mạng xã hội, tôi thấy câu hỏi này đang có rất nhiều người quan tâm và không khó để họ đưa ra câu trả lời. Nhưng với tôi thì đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời. Vì thế mà tôi phải tìm đến các công cụ định lượng như hệ số trích dẫn và chỉ số H-index của các công trình nghiên cứu khoa học, thông qua hai công cụ là Google Scholar và Scopus Preview.
Đầu tiên, tôi xem các quốc gia như Anh, Mỹ, Canada, Thụy Điển… để xem họ xếp loại các giáo sư hàng đầu thế giới có chỉ số H-index là bao nhiêu? Ví dụ Trường Đại học Russell ở Anh, có 88 giáo sư được coi là xuất sắc, thì chỉ số H-index của họ dao động từ 18 – 28. Và các giáo sư hàng đầu thế giới, H-index sẽ từ 30 trở lên.
Tôi tìm tiếp các giáo sư y khoa trong tốp 1000 người đứng đầu thế giới, thì chỉ số H-index dao động từ 56 – 171. Đương nhiên, nước Mỹ chiếm đa số, còn Việt Nam không có ai.
Đứng đầu trong tốp 1000, đó là giáo sư y khoa Anil K. Jain thuộc Đại học Michigan State của Mỹ, với hệ số trích lần trích dẫn các công trình nghiên cứu là 173,799 và chỉ số H-index là 171. Ông cũng là nhà khoa học số 1 của nước Mỹ ở thời điểm hiện tại.
Đứng thứ 1000 là giáo sư y khoa Wolfgang Heidrich thuộc Đại học University of British Columbia của Canada. Số lượt trích dẫn các bài báo khoa học của ông là 11,583 và chỉ số H-index là 56. Gs Heidrich là nhà khoa học xếp hạng thứ 40 ở đất nước Canada.
***
Tôi thử tìm Gs Phùng Xuân Nhạ, ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, được phong giáo sư của Việt Nam vào năm 2016. Và đây là các thông số của ông:
Họ và tên: Phùng Xuân Nhạ.
Địa chỉ: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Số ID: 56146225800
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học Xã hội, Kinh tế Tài chính, Xã hội và Nhân văn.
Số tài bài báo công bố: 02 bài
Địa chỉ đăng bài: Tạp chí Khoa học Xã hội Châu Á
Thời gian công bố bài báo đầu tiên: 2014
Số lượt trích dẫn: 01
H-index: 01
***
BỘ TRƯỞNG NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Tiến
Địa chỉ: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
Số ID: 7006532811
Lĩnh vực nghiên cứu: Y học, Miễn dịch học và Vi sinh vật, Sinh học, Di truyền học và Sinh học phân tử.
Số bài báo công bố: 16
Địa chỉ đăng bài: ở 10 tạp chí uy tín thế giới như New England Journal of Medicine.
Thời điểm công bố bài báo đầu tiên: 1999
Số lượt trích dẫn: 2476 (trích dẫn nhiều nhất 947 lượt).
H-index: 13
***
Để đánh giá một giáo sư hay một nhà khoa học, không phải là cách mang thước ra đo chiều cao của chồng bản thảo các công trình nghiên cứu; mà một trong những cách hợp lí hơn cả vẫn là sử dụng hệ số trích dẫn và chỉ số H-index.
Ở Thụy Điển, một giáo sư khoảng 55 tuổi, có thời gian nghiên cứu khoa học từ 12 – 15 năm, để được coi là giáo sư giỏi, thì họ phải có khoảng 30 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế, H-index cũng dao động từ 12 – 15.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bắt đầu công bố bài báo đầu tiên từ năm 1999, cho đến khi giữ chức bộ trưởng là năm 2011, thì thời gian đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong khoảng 12 năm, với 16 công trình nghiên cứu được công bố, hệ số trích dẫn 2476, H-index là 13.
Những con số ấy cho biết 2 điều: một là năng suất nghiên cứu của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chưa cao, với bằng chứng là chỉ có 16 bài báo công bố; hai là hiệu suất nghiên cứu rất tốt, bằng chứng là chỉ số H-index lên tới 13. Chỉ số H-index này cũng là con số phấn đấu của nhiều giáo sư các trường đại học trên thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bắt đầu công bố bài báo đầu tiên từ năm 1999, cho đến khi giữ chức bộ trưởng là năm 2011, thì thời gian đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong khoảng 12 năm, với 16 công trình nghiên cứu được công bố, hệ số trích dẫn 2476, H-index là 13. Những con số ấy cho biết 2 điều: một là năng suất nghiên cứu của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chưa cao, với bằng chứng là chỉ có 16 bài báo công bố; hai là hiệu suất nghiên cứu rất tốt, bằng chứng là chỉ số H-index lên tới 13. Chỉ số H-index này cũng là con số phấn đấu của nhiều giáo sư các trường đại học trên thế giới.
Trả lờiXóaViệc rà soát hồ sơ chức danh chỉ là việc làm bình thường, tuy nhiên dưới con mắt của những kẻ hẹp hòi, nó lại biến thành nghi kị rằng bà Tiến không đủ trình độ và năng lực của giáo sư. Nhưng chúng nó đã nhầm
XóaHiện nay có nhiều trang báo đăng tin sai sự thật nhằm xuyên tạc chống phá chính quyền, những cơ quan chức năng cần vào cuộc để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu xảy ra. Thiết nghĩ rằng người dân cần phải có cái nhìn chân thật tránh tin những thông tin xuyên tạc mà mấy cái tin vớ vẩn này đưa lên
XóaChúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng hầu hết các Giáo sư, phó giáo sư, Tiến sĩ và cả những người đang chuẩn bị làm PGS, GS thì hiệu suất nghiên cứu chưa thực sự cao, nếu như chúng ta đối chiều với những tiêu chuẩn mà quốc tế đưa ra thì thực sự chúng ta còn yếu, còn kém rất nhiều. Đây cùng là một cái chúng ta cần phải phấn đấu, là tiêu chuẩn để chúng ta vượt qua, bất cứ ai cũng vậy thôi, muốn trở thành "người thầy" thực sự thì phải có thời gian tích lũy về khoa học, phải có nhiều cống hiến cho khoa học, có như vậy mới xứng đáng.
Trả lờiXóaChắc hẳn mọi người không còn xa lạ gì đối với những kẻ dân chủ dởm, chúng đăng tải những thông tin hoàn toàn theo dạng nói là kiểu sự thật bị chính trị che lấp, nhưng thực sự lại là xuyên tạc đễ những người không biết tin theo, làm ảnh hưởng xấu đến Nhà Nước
XóaCó thể thấy rằng từng ấy có thể chứng tỏ tài năng của bà Tiến và chúng ta cùng hi vọng rằng dưới sự lãnh đạo của bà thì ngành y tế sẽ có những bước phát triển mới đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong nước. Khổ thân bọn rận quá, rảnh quá thì lo mà đi kiếm tiền đi chứ soi sao được bộ trưởng Tiến
XóaTrước khi đánh giá về một người nào đó có đủ tiêu chuẩn phong học vị GS,PGS hay không thì trước hết chúng ta nên tìm hiểu tiêu chuẩn của các học hàm,học vị đó rồi đánh giá chứ không nên nghe những tin tức lan man trên các trang báo không uy tín. Mong rằng tre làng tiếp tục có những bài viết phân tích rõ ràng như thế này để bạn đọc hiểu đúng sự thật.
Trả lờiXóaDễ dàng nhận thấy âm mưu của bọn bọn zận muốn chống phá hạ uy tín danh dự của bà mà, những giấy khen ,thành quả thành tích này cũng đã đủ để chứng minh những cống hiến nỗ lực của bà rồi. Mong rằng mọi người cần phải thật cảnh giác với bọn zận chủ này, chúng muốn gây mâu thuẫn chia rẽ nội bộ đấy, chỉ có chúng mới làm những việc đó thôi
XóaCó thể thấy rằng bà Kim Tiến rõ ràng là người phù hợp duy nhất với vị trí này, với hiểu biết và tài năng của bà, ngành y tế nước nhà sẽ còn phát triển. Ở Việt Nam có nhiều giáo sư, tiến sĩ như thế các bác phải rất tự hào chứ, ra đấu trường quốc tế Việt Nam ta cũng chẳng thua kém ai đâu
XóaBộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là nhà khoa học hàng đầu của Việt nam hiện tạo trên lĩnh vực y khoa, đó là điều không thể chối cãi. Bài viết của Tre Làng cho chúng ta nắm rõ hơn về tiêu chuẩn đánh giá một giáo sư của Thế giới là như thế nào. Theo đó, những ý kiến hỗn độn ở trên mạng là chưa thực sự đáng tin cậy và còn mang tính chủ quan.
Trả lờiXóaThiết nghĩ trình độ của Bộ Trưởng như thế mà chúng vẫn còn đòi hỏi thì không còn ngôn từ gì để nói với đám dân chủ cuội nữa. mong Bộ trưởng khỏe mạnh để tiếp tục cống hiến cho đất nước nhiều hơn nữa. Bộ trưởng là một ng vừa có tài vừa có đức, ngành y tế từ khi bác lên làm bộ trưởng đã thay đổi rất tích cực
XóaTrước khi làm bộ trưởng bộ y tế bà Tiến đã là một chuyên gia đầu ngành tài giỏi và đã có những cống hiến to lớn cho ngành y tế.Kể từ khi lên làm bộ trưởng, bà tiến lại có những cải cách, đưa ra các chính sách y tế tiến bộ, mang lại hiệu quả cao trong việc CSSK cho nhân dân.Vì vậy, bà hoàn toàn xứng đáng với chức danh giáo sư.
Trả lờiXóaĐể đánh giá một giáo sư hay một nhà khoa học, không phải là cách mang thước ra đo chiều cao của chồng bản thảo các công trình nghiên cứu; mà một trong những cách hợp lí hơn cả vẫn là sử dụng hệ số trích dẫn và chỉ số H-index. Cho nên khi kết luận vấn đề gì cũng cần xem xét kỹ lưỡng.
Trả lờiXóa