Vụ việc cô giáo phải quỳ gối trước mặt phụ huynh mấy ngày qua đã trở thành chủ đề nóng khắp các mặt báo và các mạng xã hội. Tôi không muốn bàn thêm về cách hành xử của cô giáo cũng như của nhóm phụ huynh khi sự việc diễn ra, bởi dù đúng sai tới đâu thì giờ đây cũng đã là nỗi đau khó phai mờ với cả hai phía. Tôi chỉ muốn bàn sâu hơn về khía cạnh: nên hay không nên áp dụng hình phạt với học sinh khi các em phạm lỗi?
Trường học bản thân nó đã mang những đặc thù có tính trọng trách rất riêng. Môi trường giáo dục luôn đòi hỏi tính kỷ luật hơn bất cứ nơi nào khác. Đi học phải đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, bài tập phải làm, trong giờ học phải tập trung không nói chuyện là những điều bắt buộc, không thể có ngoại lệ. Làm đúng làm đủ và làm tốt tất cả những điều đó được thưởng thì vi phạm phải chịu phạt là lẽ đương nhiên. Thử tưởng tượng nếu không bị phạt và học sinh cứ tự do vi phạm những điều kể trên thì trường học sẽ như thế nào?
Thời tôi đi học, chẳng đứa học trò nào trong đời không từng chịu phạt từ thầy cô, phạt đúng tội cũng có mà phạt oan cũng nhiều, ngay cả đứa ngoan hiền nhất thì cũng phải vài lần ăn đòn oan bởi nhiều thầy cô còn áp dụng hình phạt tập thể mỗi khi có đứa học trò phạm lỗi. Nhẹ thì úp mặt vào tường, cấm ra chơi, làm vệ sinh lớp học còn nặng thì bị lấy thước kẻ gõ vào tay, đét vào mông hoặc bêu tên trước toàn trường giờ chào cờ đầu tuần.
Việc bị phạt như một điều tất yếu của lứa tuổi học sinh, bình thường đến độ chẳng ai thắc mắc cũng chẳng phụ huynh nào nhặng sị lên nếu thấy con mình bị đánh bầm mông. Những cái thước kẻ gỗ to sụ nặng chịch là nỗi ám ảnh của học trò thủa đấy nhưng chẳng đứa nào mảy may có ý nghĩ oán ghét thầy cô. Hình ảnh người thầy lúc đó là bao hàm cả kính trọng, biết ơn lẫn e sợ.
Gần đây, tức là khoảng hai chục năm đổ lại, các hình phạt với học sinh như thế không còn được khuyến khích và dần dần trở thành điều cấm kỵ. Nền giáo dục hiện đại đề cao việc tôn trọng nhân phẩm học sinh nên nghiêm cấm những hình phạt mang tính xúc phạm hoặc bạo hành. Thầy cô đã không còn phạt học sinh phổ biến như xưa, chẳng phải vì học sinh chăm ngoan hơn mà đơn giản chỉ vì họ sợ đụng chạm.
Không phạt thì không có biện pháp răn đe nhưng phạt thế nào để không bị coi là quá vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp của nhiều giáo viên đến mức khi sự việc cô giáo bị quỳ xảy ra tôi đã nhận được không ít phản hồi than thở về sự ngỗ nghịch của học trò của những người bạn, người chị mấy chục năm đứng trên bục giảng mà giờ bất lực trước chiêu trò cả của học sinh lẫn phụ huynh. Không ít người trong số họ chấp nhận im lặng thỏa hiệp cho qua chuyện để tránh những rắc rối không đáng có từ phía phụ huynh và nhiều hơn là từ cộng đồng xã hội.
Nhiều người cứ lấy giáo dục phương Tây ra để so sánh và cho rằng không cần roi vọt thì học sinh bên đó vẫn có kỷ luật đấy thôi. Xin thưa, đúng là ở các nước phát triển không có chuyện đòn roi với học sinh, cái tôi của các em rất được tôn trọng, nhưng không có nghĩa học sinh phương Tây đi học không bị phạt. Ngay từ đầu năm học phụ huynh đã được giáo viên thông báo cụ thể các mức hình phạt giáo viên sẽ áp dụng với học sinh và sau đó cứ theo đó mà làm.
Hình thức phạt khá đa dạng, từ chép phạt, cấm túc khi ra chơi, bắt phải ở lại trường tự ngẫm trong một vài giờ hoặc mời phụ huynh lên trao đổi... do giáo viên tự đề ra và thống nhất với phụ huynh sau đó cứ thế tiến hành. Kỷ luật trong lớp học rất nghiêm, không có bất cứ sự du di nào và học sinh dù nghịch đến mấy cũng rất tôn trọng thầy cô.
Ngược lại, học sinh cũng được tôn trọng và được cư xử rất bình đẳng từ các thầy cô giáo. Con tôi, đứa đang học trường quốc tế tại Việt Nam, đứa đang học nước ngoài vẫn bị cô phạt thường xuyên khi mắc lỗi, có lần cả bố cả mẹ còn bị mời lên vì con đã có thái độ không lịch sự khi nói chuyện cùng cô giáo.
Để dẫn đến hệ quả như hôm nay, học sinh ngày càng nhiều đối tượng hung hăng vô kỷ luật, không biết tôn trọng thầy cô hay người lớn, sẵn sàng ăn thua đủ với nhau kể cả bằng những cách tàn bạo còn thầy cô cũng có không ít người chấp nhận mũ ni che tai, bàng quan vô cảm để được yên ổn thì phải xót xa mà thừa nhận rằng: giáo dục của chúng ta đã sai từ gốc.
Đã đến lúc Bộ giáo dục cần phải có biện pháp cởi trói cho giáo viên bằng những quy định cụ thể những quy tắc ứng xử trong môi trường sư phạm, nhất là các chế tài xử phạt học sinh, may ra còn kịp vực dậy nền tảng đạo đức nơi học đường. Không thể có một con người ưu tú nếu điều căn bản nhất là biết tôn trọng người khác và tự trọng cũng không được dạy thấu đáo.
Hôm nay, việc một cô giáo phải quỳ trước phụ huynh nếu không được nhìn nhận từ nguyên căn thì rồi vẫn còn tiếp diễn nhiều hơn nữa những con người phải quỳ gối trong tương lai.
ngày xưa đi học , co giáo tới tận nhà mách cha là ối trời lên bờ xuống ruộng, sáng mai lên trường đi với ba vào xin lổi cô giáo ko đươc ham chơi nửa, ham chới chứ ko phá nhé, bây giờ phụ huynh coi con mình là thần đồng ko hà , củng do có giáo dục nhưng thiếu văn hóa thôi móa 1 lủ đần ra vẻ ta đây
Trả lờiXóaNếu tôi nói ngày xưa như thế này, như thế nọ thì một số người lại bảo là so sánh này nọ. Nhưng các bạn có nghĩ là cô giáo còn quan tâm thì mới trách phạt. Hở một tí thì họ kiện, họ chửi. Gv cũng đâu phải là thánh. Giáo duc càng ngày đi xuống một phần cũng do phụ huynh không có sự quan tâm. Họ chỉ quan tâm con họ trên lớp có bị cô, bị thầy đánh hay ko. Sao họ không quan tâm con họ học như thế nào, bài vở ra sao, hay vì lý do gì mà bị phạt. Trên lớp không được đánh, không được phạt, không được cho hs bài vở về nhà, không được chê các em. Vậy hỏi các phụ huynh ở nhà các phụ huynh dạy con mình ntn. Vì thế ông bà ta mới có câu" thương cho roi cho vọt". Nếu tôi là giáo viên tôi sẽ rất buồn cho nền giáo dục bây giờ. Còn nếu tôi là một phụ huynh tôi sẽ cảm thấy xấu hổ trước cách mà họ đối xử với người đã truyền đạt kiến thức cho con họ.
Trả lờiXóaVô lý, tại sao một người làm giáo dục lại dễ dàng chấp nhận, nhượng bộ điều không chính đáng là quỳ trước mặt người khác chứ. ? Rồi làm sao mà dạy các em đây... ? Thầy cô như cha mẹ... ? Tại sao phải quỳ... Vậy mà số thầy cô còn lại vẫn không bảo vệ đồng nghiệp mình trước mặt đám phụ huynh XHĐ này... Vậy ngày xưa, thầy cô nào cũng có cây thước to đùng trong cặp táp để phạt học trò, không lẽ cha mẹ phụ huynh vào đánh lại thầy cô... ? Bởi vậy con em học sinh hư đốn, đừng đỗ lỗi cho giáo dục ở trường mà hãy xem lại cách giáo dục ở nhà trước đi đã... Nghe mà bức xúc...
Trả lờiXóaCô giáo dạy như vậy, la mắng như vậy cũng vì muốn tốt cho tụi trẻ thôi. Nếu cô giáo không có tâm với nghề thì kg bao giờ cô phải làm vậy. Nhớ lại khi xưa kg ai di học ma kg bi thay cô khiển trách, phạt quỳ gối là muốn cho mấy đứa trẻ nen người thôi. Bây giờ cũng đã 25 nam thời tiểu học rồi, mặc dù tôi cũng đã từng chịu phạt như những em học sinh nay. Nhưng tôi vẫn biet on nhung thay co khi ấy. Đã day tôi nen nguoi. Cam on cac thay cac cô. Tuy đồi hỏi cua những phụ huynh kia that vô lý, nhưng tôi hi vọng cô giao ở bài viết này đừng bỏ cuộc và hay tiếp tuc theo đuổi ước mơ cua minh. Nghề nhà giáo la nghe cao quy nhất.
Trả lờiXóaNhớ lại hồi xưa, không thuộc bài hay làm mất trật tự thường bị thầy lấy thước khẽ vào tay có khi tay đỏ ứng lên rát ơi là rát! Nhưng tất cả học trò ai cũng biết mình sai mình chịu phạt và đó là chuyện bình thường, cả phụ huynh còn mong thầy phạt nặng nếu con mình không nghe lời. Mọi thứ chẳng có gì đáng nói cả! Và trẻ con thời đó rất ngoan. Còn bây giờ chỉ cần phạt 1 chút là trẻ về nhà mách phụ huynh rồi phụ huynh chạy một mạch vào trường mắng giáo viên làm khó dễ bởi vậy trẻ con bây giờ bọn nó cứ nghĩ làm gì cũng có cha mẹ lo hết rồi nên bỏ bê học hành la cà quán xá... Và nhiều nhất là vào quán game từ đó vô tình làm tư duy của trẻ bị lệch lạc và sinh ra nhiều tệ nạn..
Trả lờiXóaAi cũng tự xưng cho mình giảng viên,giáo viên này nọ,mà phát biểu cứ như thiếu suy nghĩ,giáo viên tạo sức ép cho học sinh vì sao? Vì muốn các em có thành tích học tập và đạo đức được tốt hơn,bắt quỳ gối có gì là quá đáng? Còn một số phụ huynh bức xúc quá thì tốt nhất cần thông minh hơn có thể đến ban giám hiệu của Nhà Trường thay vì những hành động làm cho cô giáo Nhung đó xấu hổ trước đồng nghiệp và cả khối học sinh,Phụ Huynh làm như vậy khác nào làm xấu đi 1 thế hệ rồi còn gì nữa? Cùng góp tay với Nhà Trường và Giáo Viên để giúp các Con em mình tốt hơn,còn đằng này cư xử quá đáng với 1 người Giáo Viên như vậy.
Trả lờiXóaChẳng qua "giảng viên này, giáo viên nọ" chỉ thừa nước đục thả câu nhằm khoe mẻ mà thôi, nhưng chính điều đó họ tự đánh mất tư cách người thầy rồi. Một kiểu hạ bệ đồng nghiệp để đánh bóng mình quả là đê hèn, vô liêm sĩ.
XóaCô quỳ như thế là cô đã tát vào mặt ngành giáo dục. Mình sai thì có hội đồng nhà trường, sở, phòng GD xử lí! Phụ huynh yêu cầu xin lỗi thì chấp nhận, với những yêu cầu quá đáng xúc phạm nhân cách thì tuyệt đối từ chối vì đó là danh dự của nhà giáo, của ngành GD. P/s: tôi đã tởm với một bộ phận nhỏ học sinh và phụ huynh hiện nay lắm rồi!
Trả lờiXóaVới các em học sinh thì việc thưởng hay phạt yêu cầu phải đáp ứng mục tiêu là giáo dục để các em trở thành người có đức, có tài. Tôi nghĩ vấn đề PHẠT học sinh cần phải bàn kỹ, với đội ngũ giáo viên hùng hậu và được đào tạo bài bản chẳng lẽ không làm rõ được nội dung PHẠT à? Theo tôi các thầy cô phải thống nhất từ đầu năm với nhà trường và phụ huynh học sinh các loại hình thức phạt đúng nhất và hiệu quả nhất, sau đó cứ thế thực hiện trong năm học. Những trường hợp cá biệt thì chuyển sang môi trường giáo dục khác chứ không để ở trường phổ thông. Mong mọi người có thêm các phát minh khác nhé
Trả lờiXóaNền giáo dục hiện đại bây giờ đề cao việc tôn trọng nhân phẩm học sinh nên nghiêm cấm những hình phạt mang tính xúc phạm hoặc bạo hành. Thầy cô đã không còn phạt học sinh phổ biến như trước nữa, chẳng phải vì học sinh chăm ngoan hơn mà đơn giản chỉ vì họ sợ bị liên lụy. Thế cho nên học sinh được thể làm càn ư? Không thể chấp nhận nổi.
Trả lờiXóaNền giáo dục cần có biện pháp tháo gỡ những khúc mắc cho giáo viên về việc xử phạt học sinh. Nếu không xử phạt thì học sinh sẽ nghe lời sao khi một bộ phận học sinh ngày càng manh động, khó bảo. Hơn nữa, phụ huynh không nên quá chiều chuộng, nuông chiều con mình vì như vậy là phản giáo dục, chỉ làm hư con mình mà thôi.
Trả lờiXóaTừ bao giờ nhân phẩm và tư cách người giáo viên lại bị hạ thấp và coi thường đến như vậy. Vấn đề một giáo viên quỳ trước mặt phụ huynh học sinh là điều không thể chấp nhận được dù đúng hay sai. Đó không đơn giản là vấn đề tự trọng của một con người mà đó là uy tín, danh dự của một nghề giáo giáo và của ngành giáo dục mà xã hội luôn coi là nghề cao quý nhất trong các nghề. Phải chăng, đó chỉ câu châm ngôn của chúng ta còn thực tế xã hội hiện nay đã khác xa.
Trả lờiXóaTừ bao giờ nhân phẩm và tư cách người giáo viên lại bị hạ thấp và coi thường đến như vậy. Vấn đề một giáo viên quỳ trước mặt phụ huynh học sinh là điều không thể chấp nhận được dù đúng hay sai. Đó không đơn giản là vấn đề tự trọng của một con người mà đó là uy tín, danh dự của một nghề giáo giáo và của ngành giáo dục mà xã hội luôn coi là nghề cao quý nhất trong các nghề. Phải chăng, đó chỉ câu châm ngôn của chúng ta còn thực tế xã hội hiện nay đã khác xa.
Trả lờiXóa