Nguyễn Biên Cương
Mới đây, trên website của BVĐ Văn đoàn độc lập và facebook của nhà văn Nguyễn Quang Lập có đăng tải một chỉ thị của Ban tuyên giáo liên quan đến việc rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia BVĐ Văn đoàn độc lập ra khỏi SGK Ngữ văn, kèm với 3 câu hỏi của bọ Lập hỏi Ban tuyên giáo. Ba câu hỏi ấy được đặt ra rất ngắn ngủi như sau:
“1. Có công bố chính thức của Đảng và Nhà nước về Văn đoàn độc lập là tổ chức phản động hay không?
2. Đã có văn bản của Nhà nước cấm Văn đoàn độc lập hoạt động không?
3. Một tổ chức không bị cấm hoạt động cũng không bị đảng nhà nước công bố đó là tổ chức phản động thì các thành viên tham gia tổ chức đó có phản động không, có phạm pháp không?”
Những câu hỏi này đặt ra rất trịnh trọng và quyết liệt, tuy nhiên lại rất lố bịch. Chẳng cần là Ban tuyên giáo, ai cũng hiểu rằng những câu hỏi trên rất dễ để trả lời.
Câu trả lời thứ nhất: Dù chưa có văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước quy kết BVĐ Văn đoàn độc lập là tổ chức phản động như qua khảo sát dân ý trên mạng, ai cũng có thể thấy BVĐ Văn đoàn độc lập là một tổ chức phản động có móc nối với Việt Tân. Chương trình học của các học sinh đòi hỏi sự chuẩn mực, sao có thể để cho những tác phẩm của các tác giả nhiều tai tiếng ở trong chương trình được? Cho dù Đảng và chính phủ chưa có văn bản chính thức nói rằng BVĐ Văn đoàn độc lập là phản động thì các phụ huynh học sinh sao có thể chấp nhận con em họ học theo những người như vậy?
Câu trả lời thứ hai: Dù chưa có văn bản nào của Nhà nước cấm BVĐ Văn đoàn độc lập hoạt động nhưng đây cũng là tổ chức không có tư cách pháp nhân và luôn công kích Nhà nước, sẵn sàng khước từ mọi quyền lợi của nhà nước. Vậy thì nhà nước hoàn toàn có quyền rút tên họ khỏi chương trình Ngữ văn để chọn các tác giả phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước hơn.
Câu trả lời thứ ba: Nếu các bạn đọc kỹ 2 câu trả lời trên thì sẽ thấy không cần phải trả lời câu hỏi thứ ba của Bọ Lập. Thay vì đó, tôi xin được đưa ra một câu trả lời khác mà Bọ Lập đã quên không hỏi. Có lẽ phải xem xét lại về chất lượng tác phẩm của các tác giả trong BVĐ Văn đoàn độc lập. Phải nói một cách nghiêm túc rằng chúng rất thiếu tính nghệ thuật. Ở các thập kỉ trước, do tiến trình du nhập văn hóa diễn ra chậm nên các tác phẩm này có thể tạm chấp nhận, nhưng hiện nay đòi hỏi về chất lượng môn ngữ văn cao hơn về chất lượng nghệ thuật, do đó các tác phẩm ấy hoàn toàn đã lạc hậu.
Đây có phải lập luận ngụy biện không?
Xin thưa là không! Một người bạn rất thân thiết với BVĐ Văn đoàn độc lập là Phạm Toàn, ông này biên soạn một bộ sách giáo khoa đồ sộ với hi vọng bộ sách có thể thay thế SGK Ngữ văn cũ. Thật kỳ lạ, chẳng tác giả nào trong BVĐ Văn đoàn độc lập lại có tên trong Sách ngữ văn mà Phạm Toàn biên soạn. Ngay cả đồng bọn còn không thể “ngửi” được tác phẩm của nhau thì sao lại bắt các em học sinh tiếp tục “ngửi”…
Mới đây, trên website của BVĐ Văn đoàn độc lập và facebook của nhà văn Nguyễn Quang Lập có đăng tải một chỉ thị của Ban tuyên giáo liên quan đến việc rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia BVĐ Văn đoàn độc lập ra khỏi SGK Ngữ văn, kèm với 3 câu hỏi của bọ Lập hỏi Ban tuyên giáo.
Trả lờiXóaĐúng vậy,những người mà không tôn trọng Đảng,không tôntrọng nhà nước thì không đáng để cho tác phẩm của họ được đứng trong văn học nước nhà.
Chưa công nhận là tổ chức phản động tuy nhiên những tác giả của các bài viết này hiện nay có tư tưởng trái với chủ trưởng của Đảng và Nhà nước thì cũng ko nên cho tác phẩm của họ vào dạy thế hệ trẻ
XóaMột người bạn rất thân thiết với BVĐ Văn đoàn độc lập là Phạm Toàn, ông này biên soạn một bộ sách giáo khoa đồ sộ với hi vọng bộ sách có thể thay thế SGK Ngữ văn cũ. Thật kỳ lạ, chẳng tác giả nào trong BVĐ Văn đoàn độc lập lại có tên trong Sách ngữ văn mà Phạm Toàn biên soạn. Ngay cả đồng bọn còn không thể “ngửi” được tác phẩm của nhau thì sao lại bắt các em học sinh tiếp tục “ngửi”…
Trả lờiXóaDù chưa có văn bản nào của Nhà nước cấm BVĐ Văn đoàn độc lập hoạt động nhưng đây cũng là tổ chức không có tư cách pháp nhân và luôn công kích Nhà nước, sẵn sàng khước từ mọi quyền lợi của nhà nước. Vậy thì nhà nước hoàn toàn có quyền rút tên họ khỏi chương trình Ngữ văn để chọn các tác giả phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước hơn.
Trả lờiXóathấy tiếc cho nhà văn nguyên Ngọc ông là một nhà văn kiệt xuất đấy , tác phẩm văn học của ông đã đi vào lòng người , nhưng tự ông đã hủy hoại sự tài năng của mình , Nguyên Ngọc bây giờ không còn là của ngày xưa nữa rồi
Trả lờiXóaMột người bạn rất thân thiết với BVĐ Văn đoàn độc lập là Phạm Toàn, ông này biên soạn một bộ sách giáo khoa đồ sộ với hi vọng bộ sách có thể thay thế SGK Ngữ văn cũ. Thật kỳ lạ, chẳng tác giả nào trong BVĐ Văn đoàn độc lập lại có tên trong Sách ngữ văn mà Phạm Toàn biên soạn. Ngay cả đồng bọn còn không thể “ngửi” được tác phẩm của nhau thì sao lại bắt các em học sinh tiếp tục “ngửi”…
Trả lờiXóaĐây là hậu quả mà Nguyên Ngọc phải tự gánh lấy thôi, ông ấy đã không muốn quay lại với con đường, lý tưởng trước kia thì để lại tác phẩm ông ấy trong sách cũng chỉ khiến ông ấy không thoải mái thôi. Rút ra cho nhẹ nợ.
Trả lờiXóa