Khoai@
Thật không thể tin nổi.
Ảnh: Ông Đặng Công Tráng. Nguồn Internet.
Ông Đặng Công Tráng, Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - người bị tố đạo văn và xin rút khỏi danh sách ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư đợt 2017 - từng là bị can trong vụ án "Làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước".
Sáng nay, báo chí đưa tin "Phó giáo sư sao chép sách bán hàng đa cấp từng là bị can trong vụ án “Làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước”. Theo đó, ông Đặng Công Tráng chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học "Hoàn thiện quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam" bị phát hiện sao chép của người khác. Đề tài này được ông Tráng liệt kê để hoàn thiện tiêu chí khi đăng kí xét duyệt chức danh Phó Giáo sư năm 2017. Hồ sơ của ông đã vượt qua cả 3 cấp xét duyệt là Hội đồng Cơ sở, Hội đồng ngành và Hội đồng cấp Nhà nước. Tuy nhiên, trước các cáo buộc là đạo văn, ông Tráng đã xin hủy đề tài và xin rút khỏi danh sách vừa được công nhận chức danh Phó giáo sư.
Theo tờ Giáo dục Việt Nam, trước đây, ông Đặng Công Tráng từng đi du học tại Nga. Sau khi về nước ông xin vào dạy hợp đồng cho một trường đại học và chỉ vài tháng sau đó, ông bị Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố trong vụ án "Làm giả tài liệu của cơ quan nhà nước" cùng 5 bị can khác, là: Đinh Thanh Nhã (sinh năm 1961), nguyên giảng viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Ngô Văn Quý (sinh năm 1977); Trần Minh Hòa (sinh năm 1978), nguyên Giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Minh Hòa; Trần Ngọc Thanh (sinh năm 1978); Đặng Nhân Chung (sinh năm 1953).
Tóm tắt vụ việc như sau: Từ tháng 8/2003, Đinh Thanh Nhã đã bàn với Ngô Văn Quý và Trần Minh Hòa liên hệ với 18 thí sinh thi rớt đại học chính quy để làm giấy báo điểm giả. Các giấy báo điểm này được thí sinh gửi đến nhiều trường đại học dân lập hoặc cao đẳng xin xét tuyển. Đinh Thanh Nhã thu của mỗi thí sinh từ 5 triệu đồng đến 14 triệu đồng.
Ông Đặng Công Tráng nhờ Trần Minh Hòa giúp cho 5 thí sinh; trong đó, có 1 thí sinh là cháu ruột ông Tráng và 1 thí sinh là cháu ruột vợ cũ của ông.
Hòa thoả thuận với ông Tráng giá cho mỗi thí sinh vào đại học là 30 triệu đồng và vào cao đẳng 22 triệu. Hòa nhận 128 triệu của 5 thí sinh do ông Tráng giới thiệu. Trong đó, Hòa và các nhân viên Nguyễn Minh Trang, Nguyễn Nữ Minh Thân đang làm việc tại công ty của Hòa trực tiếp nhận từ ông Tráng 77 triệu đồng. Số tiền còn lại, các nhân viên đến nhà các thí sinh nhận tiền từ phụ huynh...
Hơn 10 năm sau, ông Tráng đã trở thành tiến sĩ và giữ chức Trưởng khoa Luật của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đúng là khó tin!
Không hiểu sao với những người như vậy lại đủ tư cách để lên chức PSG ,trưởng khoa luật TP Hồ Chính Minh. Với những hành động trước đây của ông thôi cũng đủ để không công nhận một con người như vậy trong hàng ngũ giảng viên của trường đại học nói gì đến PGS. Qua những tư liệu về vụ làm giấy báo điểm giả cũng đủ hiều được người như thế nào , thật sự không thể tin được sao mà qua được 3 vòng để lên chức PSG . Cũng may là có người tố giác để ông không thể lên được , chứ để con người này lên chức PGS thì thật sự nền giáo dục này không biết sẽ ra sao . Cần cơ quan chức năng vào cuộc xem những thông tin về việc này là đúng hay sai và có hình thức xử lý để có những thông tin chính xác hơn.
Trả lờiXóaVẫn còn nhiều. Chém cả ngày không hết.
XóaHội đồng ư?
Có cánh hẩu nó dù k đảm bảo vẫn qua. Ngược lại, không phải cánh hẩu, nó tìm mọi cách cho trượt.
Vì thế có nhiều người đủ tiêu chuẩn, nhưng nó gạt đi hoặc giả vờ đồng ý, nhưng vào vong bỏ phiếu nó lại gạch.
Cái này co liên quan đến lợi ích nhóm. Dìm 1 anh để cho anh khác lên làm lãnh đạo. Đó là thực tế.
Nhiều người hỏi sao k kiện?
Kiện cụ khoai à, trong khi HỘi đồng là do nó thao túng?
Do đó, k phải là k dám kiên, mà biết chắc kiện cũng không đi đến đâu.
Hazz
Chuyện bình thường ở thiên đường xã hội chủ nghĩa chúng ta
Trả lờiXóaMột khi một người bị tố đạo văn xin rút hồ sơ xin xét duyệt chức danh giáo sư thì có nghĩa là đề tài khoa học của ông này thực sự có vấn đề chứ không cần phải bàn cãi gì nữa, thật là một điều vi phạm đạo đức nghiêm trọng đối với những người nghiên cứu khoa học mà nó lại dường như rất phổ biến ở nước ta.
Trả lờiXóaThật không hiểu nổi là người có "vết nhơ" như vậy lại có thể leo lên được vị trí trưởng khoa luật, tiến sĩ rồi GS và suýt là GS nếu không bị phát hiện đạo văn. Đạo văn là hành động không thể tha thứ được. Nó làm sai lệch khả năng đánh giá vào tiêu chuẩn phong học hàm,học vị của các nghiên cứu sinh. Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp xử lí những vi phạm của ông Tráng để răn đe cho kẻ khác.
Trả lờiXóaKhông hiểu Hội đồng xét duyệt phong GS và PGS làm việc thế nào mà lại phong người vi phạm pháp luật thành Giáo sư, thật là quá kỳ cục. Đợt phong GS và PGS năm 2017, có nhiều người không đủ tiêu chuẩn, đề nghị Nhà nước nên rà soát lại.
Trả lờiXóa