Chia sẻ

Tre Làng

Vụ cô giáo quỳ: BÀI THƠ "ĐỨNG DẬY ĐI EM CỦA MỘT CÔ GIÁO ĐẦY NGHỊ LỰC

Vụ cô giáo quỳ: Xúc động bài thơ “Đứng dậy đi em” của một giáo viên đầy nghị lực

Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng cô Hương đã không “quỳ gối” trước bệnh tật. Nếu có, cô sẽ quỳ gối để đỡ học sinh vấp ngã đứng dậy mạnh mẽ hơn.

Mặc dù vừa chuyển công tác sang lĩnh vực văn hóa, tuy nhiên gần 20 năm gắn bó với nghề khiến cô giáo Nguyễn Thúy Hương, từng làm việc tại trường tiểu học Hùng Vương, TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị không khỏi xót xa về thông tin một người đồng nghiệp phải qùy gối trước phụ huynh ở tỉnh Long An, đang gây xôn xao dư luận thời gian gần đây.

Với tình yêu nghề tha thiết, cô Hương đã trải lòng bằng những vần thơ đầy xúc cảm, bài thơ Đứng dậy đi em được cô chia sẻ trên trang cá nhân nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người.

Đứng dậy đi em
Đứng dậy đi em, cô giáo của tôi ơi!
Khi học trò của em đang hồn nhiên chơi ngoài sân cỏ
Khi bài giảng mẹ và cô vẫn còn bỏ ngỏ..
Sao em lại quỳ ở đây...?

Em biết không, ở giữa chốn này
Chỉ dành cho những mầm xanh non trẻ
Trải nắng trải mưa và những điều dù rất nhỏ bé
Chồi mọc từ đất mẹ bao dung

Có thể một ngày giữa cơn giận trùng trùng
Những phép tắc ta vô tình đánh mất
Ta thất bại trước học sinh ngỗ nghịch
Rồi tự trấn an mình bằng những đòn roi

Nhưng!
Ai rồi cũng lớn lên thôi!
Ai cũng có một thời thơ dại
Những khóc mắng, những nạt đe, ta nhớ mãi
Vậy mà, nụ cười vẫn cứ trong veo.

Bây giờ!
Đôi khi ta lại muốn được trách phạt
Có khi ta lại thèm bị một roi
Thời ông bà ngày xưa còn bị quỳ xơ mít
Mà tôn sư trọng đạo vẫn bao đời!

Em chỉ quỳ xuống đỡ học sinh khi vấp ngã
Chỉ quỳ trước những tấm lòng cao cả nhé em!
Nơi này không dành cho hành vi đáp – trả
Đứng lên đi, cô giáo yếu mềm!

Đang trị bệnh hiểm nghèo, cô Hương vẫn lạc quan, cất cao tiếng hát bài chòi trong đêm 30 Tết. Ảnh: NVCC

Tiếp chuyện với chúng tôi, cô Hương không ngần ngại cho biết bản thân mình đang điều trị bệnh hiểm nghèo, nhưng chưa bao giờ cô cúi đầu trước khó khăn. Cô vẫn đang từng ngày chiến đấu với bệnh tật, lạc quan và yêu đời.

Những ngày không ở bệnh viện, cô lại lên đường cho những chuyến tình nguyện ở những huyện nghèo, vẫn cất cao tiếng hát bài chòi dân gian vào đêm 30 Tết.

Cô Hương cho biết: “ Mình thấy đau khi thấy ai đó quỳ gối cho những điều không đáng. Mình sẽ không khuất phục trước ốm đau, bệnh tật hay bất kể những khó khăn nào khác, bởi vì đó là những điều tầm thường trong cuộc sống này. Nếu có quỳ, mình sẽ quỳ gối để đỡ học sinh mình khi các em vấp ngã”.

Cũng qua bài thơ này, cô muốn gửi gắm vào đó sự cảm thông về nghề giáo: “Thực ra mình viết không bênh vực cũng không chỉ trích hay cổ xuý cho hành động nào. Nhưng mình chỉ buồn ở cách cư xử giữa con người với con người. Hy vọng mọi người sẽ hiểu và chia sẻ hơn nữa cho nghề dạy học trân quý”. 

Nguyễn Huy

11 nhận xét:

  1. Thật là một bài thơ cảm động của một của giáo tuyệt vời. Nền giáo dục VN cần lắm những con người như vậy. Những con người luôn bất chấp khó khăn,không ngại khó ngại khổ ngày đêm âm thầm cống hiến cho giáo dục nước nhà.Chúng ta cần trân trọng những cống hiến, những hy sinh của họ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô giáo đã có công dạy dỗ con em mình hằng ngày mà các phụ huynh lại nỡ dùng hình thức "trả đũa" cô bằng cách hạ nhục, bôi nhọ danh dự, uy tín của cô như thế - thật khó chấp nhận.

      Xóa
  2. Dù mắc bệnh hiểm nghèo nhưng cô Hương vẫn luôn yêu đời yêu nghề và lặng lẽ cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. Những con người như vậy rất đáng để được chúng ta kính trọng ,yêu mến.Những người giáo viên không nên quỳ gối trước bất kì ai cả, nếu có quỳ thì đó là quỳ để đỡ cho học sinh của mình đứng dậy để tiếp tục vững bước trên con đường học tập.

    Trả lờiXóa
  3. Bài thơ thật xúc động quá, nó chứa đựng biết bao nỗi niềm của một người nhà giáo chân chính, dành cả tâm huyết cho sự nghiệp và sự nghị lực đến kiên cường cho cuộc sống. Một bài học thấm thía cho người cô giáo quỳ gối trước phụ huynh kia cũng như cho tất cả chúng ta đối với việc cống hiến cho cuộc đời này

    Trả lờiXóa
  4. Thật xúc động khi đọc bài thơ này của một cô giáo giàu nghị lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn của bệnh tật để nhắn gửi tới người đồng nghiệp của mình ở một nơi nào đó xa xôi. Đúng là chỉ những người đồng nghiệp cùng trong nghề thì mới hiểu và thông cảm được cho nhau. Hy vọng bài thơ sẽ là nguồn động lực cho cô giáo viên phải quỳ gối nhận được bài thơ này và thức tỉnh toàn xã hội về những nỗi bất hạnh mà nghề giáo phải trả qua trong thời đại ngày nay.

    Trả lờiXóa
  5. việc mà giáo viên bắt học sinh quỳ trước lớp và cả việc phụ huynh ép giáo viên quỳ đều là sai cả về đạo đức và pháp luật , đáng lẽ ra trong trường hợp đấy phải bình tĩnh để có biện pháp giải quyết thích hợp chứ

    Trả lờiXóa
  6. Ngày xưa là thương cho roi cho vọt, giờ thì con nhà ai cũng thành con ông giời hết rồi, toàn cục vàng cục kim cương, thầy cô chỉ dám dỗ chứ không dám dạy nữa rồi. Không thể hiểu nổi phụ huynh của những bé đó nghĩ gì nữa

    Trả lờiXóa
  7. bây giờ, nhiều phụ huynh cứ thương con thái quá, đểrê rồi có những hành động sai trái, đi ngược lại với những chuẩn mực của xã hội, những hành đông của 4 vị phụ huynh trên cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh để sự việc này không thể tái diễn một lần nào nữa. có như vậy, hình ảnh của nguời thầy cô giáo mới không bị mất đi

    Trả lờiXóa
  8. Qua bài thơ này, cô giáo muốn gửi gắm vào đó sự cảm thông về nghề giáo. Thực ra mình viết không bênh vực cũng không chỉ trích hay cổ xuý cho hành động nào. Nhưng mình chỉ buồn ở cách cư xử giữa con người với con người, dù có thế nào đi nữa thì chúng ta hãy bình tĩnh để ứng xử với nhau, đừng có nóng nảy là rất dễ hỏng việc. Hy vọng mọi người sẽ hiểu và chia sẻ hơn nữa cho nghề dạy học trân quý.

    Trả lờiXóa
  9. Giáo viên hay phụ huynh trong trường hợp này đều có lỗi. Đường đường là những người để con trẻ noi gương lại dùng phương pháp "mạnh" để xử lí, liệu họ có đủ tư cách để nuôi dạy con em mình? Chẳng trách sự việc này gây dậy sóng trong dư luận.

    Trả lờiXóa
  10. Cổ nhân có câu: "Gieo suy nghĩ thì gặt hành động. Gieo hành động thì gặt thói quen. Gieo thói quen thì gặt tính cách. Gieo tính cách thì gặt số phận". Một nền giáo dục gia đình không ra gì thì đừng có đổ tại xã hội.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog