Ngày 27/4, ông Kim Jong Un lần đầu tiên đặt chân tới biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc để gặp gỡ Tổng thống Moon Jae In. Đây là một bước tiến lớn sau nửa thế kỷ hai nước xung đột.
Hình ảnh ấn tượng nhất sáng 27/4 là thời khắc hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc - Triều Tiên nắm tay nhau bước qua đường phân giới, mở ra chương mới lịch sử trong quan hệ liên Triều.
Sau khi bước chân qua phần lãnh thổ Hàn Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tiến đến bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo hội kiến. Ảnh: Reuters
Sau cái bắt tay, ông Kim dắt ông Moon đi về phần lãnh thổ của Triều Tiên trước khi hai ông tươi cười và cùng dắt tay nhau qua đường phân giới - cột mốc lịch sử cho cả hai nước. Ảnh: Reuters.
Nhiều chuyên gia phân tích kỳ vọng họ sẽ ôm thân mật, tuy nhiên ông Kim Jong Un và Tổng thống Moon Jae In chỉ nắm tay. Ảnh: Reuters
Hai nhà lãnh đạo vui vẻ trò chuyện trong khi cùng tiến về khán đài làm lễ chào đón. Ảnh: Reuters.
Sau khi đàm phán buổi sáng kết thúc, ông Kim Jong Un và Tổng thống Moon Jae In sẽ trồng cây tưởng niệm trên một con đường gần biên giới quân sự của hai nước. Đây sẽ là một cây thông có tuổi đời từ năm 1953, thời điểm hai nước ký thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc chiến Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Tháp tùng ông Kim Jong Un là Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong Chol (ngoài cùng bên trái) và bà Kim Yo Jong, em gái của ông, đồng thời là Phó giám đốc Ủy ban tuyên truyền Đảng Lao động. Ảnh: Reuters.
Phái đoàn Triều tiên và Hàn Quốc cùng chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Reuters.
Kim Yong Chol và bà Kim Yo Jong cùng các quan chức tháp tùng hai nhà lãnh đạo cũng chính là những người có công lớn trong việc thúc đẩy mối quan hệ liên Triều trong Thế vận hội mùa đông 2018 được tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc. . Ảnh: Reuters
Quan chức của hai phái đoàn Triều Tiên - Hàn Quốc trước cuộc gặp lịch sử. Ảnh: Reuters
Trước đó, trong sổ lưu niệm của Nhà Hòa bình tại Bàn Môn Điếm, ông Kim viết: "Một lịch sử mới hôm nay bắt đầu; kỷ nguyên của hòa bình, bắt đầu của lịch sử". Ảnh:Reuters.
Hai nhà lãnh đạo cũng gặp mặt và chụp ảnh lưu niệm và nhận hoa từ hai em bé đến từ Daeseong-dong, ngôi làng của người Hàn nằm trong khu phi quân sự. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Hàn Quốc và lãnh đạo Triều Tiên bước vào phòng họp sau khi chụp ảnh chung. Các phóng viên không được vào phòng họp và bên trong phòng không có máy quay. Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện riêng, hai nhà lãnh đạo xuất hiện trước camera. Phần tiếp theo của cuộc gặp sẽ được tường thuật trực tiếp trên truyền hình. Ảnh: Reuters.
Người dân cầm cờ in hình bản đồ Triều Tiên, Hàn Quốc thống nhất cổ vũ cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo bên ngoài Panmunjong. Ảnh: Reuters.
Mất quá nhiều thời gian là do Mỹ và Trung Quốc chó
Trả lờiXóaChia sẻ cảm nhận sau khi bước qua Đường ranh giới quân sự để sang lãnh thổ Hàn Quốc vào sáng nay, ông Kim cho biết: "Khi bước qua, tôi nghĩ, vượt qua nó đâu có khó khăn. Đường ranh giới này thậm chí còn không hề cao. Quá dễ để bước qua ranh giới đó mà tại sao phải mất tới 11 năm".
Phát biểu mở đầu cuộc họp, ông Kim nói: "Hội nghị này rất được kỳ vọng và chúng tôi đã tiếp thu bài học từ những hội nghị trước, nếu chúng ta đạt được những thỏa thuận tốt thì việc triển khai các thỏa thuận đó sẽ không để cho người dân thất vọng".
Trả lờiXóaNhà lãnh đạo Triều Tiên nói thêm: "Tôi hy vọng 11 năm đã qua cho đến thời điểm này sẽ không bị lãng phí, và chúng ta có thể gặp gỡ, giao lưu thường xuyên hơn nữa, ngồi lại cùng với nhau và 11 năm sẽ không bị lãng phí. Tôi hy vọng có thể viết nên một chương mới trong quan hệ giữa chúng ta. Tôi tin rằng chúng ta có thể tạo ra một khởi đầu mới và khởi đầu đó sẽ gắn liền với cam kết mà tôi mang đến hội nghị này".
Về phần mình, Tổng thống Moon nói: "Mùa xuân đang đến trên đất nước Hàn Quốc. Tôi tin rằng cuộc gặp mặt thượng đỉnh của chúng ta có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với nhân dân hai bên. Do vậy tất nhiên chúng ta sẽ phải gánh vác trách nhiệm lớn lao. Ngài Kim Jong-un đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua đường ranh giới quân sự. Ranh giới này không còn là biểu tượng của sự ngăn cách mà là biểu tượng của hòa bình. Tôi muốn bày tỏ sự cảm kích đối với quyết định dứt khoát và chân thành của ông, Chủ tịch Kim".
mong mỏi kết thúc chiến tranh, chung sống hòa bình thì nước nào cũng mong muốn, người dân ai cũng mong muốn. nhưng để làm được điều đó thì chính phủ 2 nước phải thật sự cố gắng, thật sự mong mỏi . 11 năm có lẽ 2 bên đã nhận ra quá nhiều mất mát và bây giờ họ đã thực sự có được tiếng nói chung, hy vọng quan hệ 2 miền Triều Tiên sẽ có những bước tiến lớn trong thời gian tới.
Trả lờiXóaMong là hai nhà lãnh đạo có thể đạt được thỏa thuận hòa bình, kéo gần khoảng cách hai miền Nam Bắc, tuy hợp nhất là rất khó nhưng có thể lên đến mức đoàn kết. Cùng chung tổ tiên, dòng máu lẽ nào cứ phải đối chọi nhau, tôi mong vào một nền hòa bình lâu dài giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên.
Trả lờiXóaTriều Tiên cũng có thiện chí đấy chứ, họ cho thấy không phải lúc nào mình cũng cục súc đem vũ khí hạt nhân ra để dọa, họ cũng muốn được làm bạn, được các quốc gia nhìn nhận và trên hết làm hòa với người anh em miền Nam. Rất mong chờ vào một kết quả tốt đẹp từ cuộc gặp này.
Trả lờiXóaMong là hai nhà lãnh đạo có thể đạt được thỏa thuận hòa bình, kéo gần khoảng cách hai miền Nam Bắc, tuy hợp nhất là rất khó nhưng có thể lên đến mức đoàn kết. Cùng chung tổ tiên, dòng máu lẽ nào cứ phải đối chọi nhau, tôi mong vào một nền hòa bình lâu dài giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên.
Trả lờiXóaTriều Tiên dường như đang thể hiện thiện chí của họ, những năm qua đe dọa ném bom thực ra cũng chỉ là gồng mình trước Mỹ, thực ra họ cũng muốn được làm bạn, được các quốc gia nhìn nhận và trên hết làm hòa với người anh em miền Nam. Rất mong chờ vào một kết quả tốt đẹp từ cuộc gặp này.
Trả lờiXóa