Chia sẻ

Tre Làng

Nâng tuổi hưu của nữ lên 60, nam lên 62?

(PLO) - Hôm qua (23/4), tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, trình bày sơ bộ Đề án cải cách bảo hiểm xã hội (BHXH) chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ này đang thiết kế hai phương án về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi hưu của nữ được nâng lên 60 và nam lên 62 hoặc nam là 65 với lộ trình điều chỉnh khác nhau.

Ảnh minh họa nguồn Internet

Còn trên 300.000 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH bắt buộc 

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tính đến cuối năm 2017, cả nước có 13,6 triệu người tham gia BHXH bắt buộc. Trong đó, có khoảng 230.000 doanh nghiệp (DN) đóng BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, phía cơ quan thuế lại đưa ra con số cả nước có tới 600.000 DN đang hoạt động. “Từ 2 con số trên cho thấy vẫn còn trên 300.000 DN chưa tham gia BHXH bắt buộc và Bộ LĐTB-XH tính toán có khoảng 3 triệu người chưa tham gia BHXH bắt buộc”, ông Dung cho biết.

Vẫn theo Bộ trưởng Dung, số người tham gia BHXH mới hiện nay tương đương với số lượng người nhận BHXH một lần, tức là số vào tương đương với số ra. “Không có nước nào mà chính sách BHXH lại thoáng như vậy, đóng ít nhưng hưởng nhiều, đóng thời gian ngắn nhưng lại hưởng dài, ngoài hưởng phần mình đóng lại còn hưởng phần Nhà nước hỗ trợ trong đó nữa. Người lao động đóng BHXH rồi xin rút một lần, một thời gian sau có việc mới lại đóng và sau đó lại xin rút một lần”, ông Dung nêu thực tế.

Từ đó, Bộ LĐTB-XH, cơ quan tham mưu của Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án chính sách BHXH trình Trung ương xem xét, quyết định. Theo đó, đề án này phải phù hợp với thông lệ quốc tế, thiết kế chính sách công bằng, nếu người đóng BHXH rút ra sớm thì chỉ được nhận phần do mình đóng. Người lao động có thể nhận lương hưu khi thời gian đóng thấp hơn mức quy định hiện tại, có thể dưới 20 năm và chỉ được nhận BHXH tương ứng với số tiền họ đóng.

Cụ thể hơn, Bộ LĐTB-XH thiết kế theo 3 tầng: Tầng thứ nhất là Nhà nước đóng cho các đối tượng chính sách để họ hưởng lương hưu; tầng thứ hai là BHXH bắt buộc, giống như quy định hiện hành; Tầng thứ ba là bảo hiểm tự nguyện, người lao động đóng cao hưởng cao. Do vậy, nếu được Trung ương đồng ý sửa đổi thì phải tiến hành sửa đổi hệ thống pháp luật hiện hành.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, hiện có 66% số lao động vẫn nằm trong khu vực phi chính thức thường có điều kiện khá khó khăn, vì vậy nếu không điều chỉnh chính sách BHXH thì rất khó đạt mục tiêu trên 50% người lao động tham gia BHXH. 

Sẽ tính toán cấp bù để lao động nữ đỡ thiệt thòi 

Về đề án tuổi nghỉ hưu trìnhTrung ương, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH thông tin, đề án này đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để lộ trình thực hiện không gây sốc đối với người lao động. Cụ thể, đề án trình hai phương án nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động. Phương án một: nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, nhưng lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng. Phương án hai: nữ nghỉ hưu ở tuổi 60 nhưng độ tuổi nghỉ hưu của nam được nâng lên 65, lộ trình mỗi năm chỉ điều chỉnh nâng thêm 4 tháng.

Đối với việc điều chỉnh lương hưu nữ từ 1/1/2018, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hội nghị bình đẳng giới, Bộ đã báo cáo tiếp thu và sau đó báo cáo Quốc hội, Chính phủ. “Tháng 3 vừa rồi, Tổng Thư ký Quốc hội đã có ý kiến chính thức. Vì vậy, tinh thần của chúng tôi là không đề nghị sửa luật, nếu sửa luật thì phải sau khi thông qua đề án cải cách tiền lương”, ông Đào Ngọc Dung nói và cho biết việc điều chỉnh lương hưu có tác động đến 3.000 lao động nữ, con số tác động không lớn so với tổng 21.000 lao động nữ. Vì vậy, phương án hiện nay Bộ đưa ra là sẽ tính toán cấp bù để làm sao chị em đỡ thiệt thòi. “Chúng tôi sẽ trình Chính phủ trong tháng 5 này và cố gắng thuyết phục Chính phủ đồng ý phương án cấp bù để giải quyết việc này”, ông Đào Ngọc Dung khẳng định.

Hải Thanh

14 nhận xét:

  1. Tăng tuổi nghỉ hưu thì vô tình có lợi cho bộ phận làm việc bàn giấy còn người lao động sẽ gặp vô cùng khó khăn khi phải làm việc với sức khoẻ đã dần cạn kiệt. Tôi thấy xung quanh tôi một số cô chú mới nghỉ hưu thôi nhưng sức khoẻ thấy xuống cấp nhanh quá. Tuổi hưu như hiện nay và nếu có thể hạ xuống nữa để đảm bảo cho người lao động còn có chút sức khoẻ để vui với con cháu khi về già và tạo điều kiện tối đa cho lớp trẻ có việc làm cũng là một vấn đề nên tính tới.

    Trả lờiXóa
  2. Nên quy định tuổi hưu với từng ngành nghề. Đối với giáo dục nên tính tuổi hưu theo từng cấp học. Ví dụ giáo viên 50 tuổi là đã bắt đầu thiếu minh mẫn, nhân viên lao động ở các xưởng nghề là đã vắt kiệt sức rồi. Đừng đẩy người lao động vào thế kiệt sức . Và cũng đừng tạo cơ hội cho người ham cố vị . Hãy tạo điều kiện cho người trẻ được tiếp cận việc làm .

    Trả lờiXóa
  3. Ví dụ như người làm nghề lao động chân tay 62 tuổi thử hỏi còn sức hay không. Thêm nữa xã hội ngày càng nhiều bệnh tật hiểm nghèo, tai nạn bất ngờ... Có người vất vả đi làm cả đời đến tuổi nghỉ hưu cầm sổ chưa ấm tay đã qua đời nên cả đời đi làm đóng bảo hiểm mà không được hưởng... Thiết nghĩ BHXH cũng nên có chính sách thanh toán hợp lý hơn: ví dụ đối tượng đang đóng BHXH mà bị tai nạn, bị chết, mất sức lao động... Hiện tại mức đóng BHXH ở Việt Nam là quá cao so với mức thu nhập và so với các nước trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  4. Tuổi về hưu trên thế giới là 65 tuổi cho nam, và 60 tuổi cho nữ, nhưng tùy vào đòi hỏi của thị trường việc làm, và nghề nghiệp là gì ? Thì mới nghĩ đến chuyện về hưu, ai có tài đặc biệt thì chính quyền trọng dụng thêm còn thì công chức thường thì cho về hưu để có chỗ cho người trẻ ra trường còn có cơ hội việc làm chứ?

    Trả lờiXóa
  5. Các nước có dân số già, tỷ lệ lao động thấp, nguồn nhân lực khan hiếm thì tuổi nghỉ hưu cao và ngược lại. Việt Nam chúng ta hiện được xếp trong diện các quốc gia có dân số trẻ (hiện nay đang ở thời điểm dân số vàng). Nâng tuổi nghỉ hưu là xu thế chung, nhưng thời điểm này chưa thích hợp với nước ta, nhất là khi tỷ lệ thất nghiệp hiện còn cao, nền kinh tế đang khá khó khăn trong việc tạo ra chỗ làm mới cho người lao động đến tuổi.

    Trả lờiXóa
  6. Với điều kiện sức khỏe, thể chất của người Việt thì việc nâng tuổi về hưu của cả nam và nữ là không hợp lý. Đến tuổi 55, hầu hết cán bộ thực sự làm việc đã mệt mỏi, hiệu quả lao động không cao. Việc nâng tuổi chỉ nghĩ đến vấn đề kinh tế mà chưa quan tâm đến sức khỏe người lao động và các vấn đề xã hội phát sinh như bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nhiều cán bộ và đội ngũ trí thức của ta ở độ tuổi đó họ vẫn đang ở độ chín, đang ở thời kì đỉnh cao của bản thân và đang cống hiến, nếu như chúng ta cho họ về hưu thì có phải là đang lãng phí chất xám hay không. Tóm lại, nâng tuổi nghỉ hưu cũng phải xem xét nhiều cái, cân nhắc nhiều lần thì mới ra được quyết định.

      Xóa
  7. Có thể tăng tuổi hưu nhưng phải chi tiết. Tức ai không đủ sức khỏe hay có nhu cầu nghỉ sớm sẽ đều được giải quyết. Kèm theo đó là những quy định bắt buộc nghỉ việc đối với các công chức cắp ô đi về, đem lại thặng dư ít cho xã hội nhưng vẫn hưởng lương.
    Hoặc với các chức danh lãnh đạo đối với nam thì 60 tuổi thôi làm quản lý, xuống chuyên viên; còn đối với nữ thì 58 thôi làm quản lý, xuống chuyên viên (để tránh tình trạng tham quyền cố vị). Còn các nghề nặng nhọc nguy hiểm đối với nam là 58 tuổi, nữ 57 tuổi.

    Trả lờiXóa
  8. Cả nước có 16 triệu người đang làm việc mà mới thu BHXH của 10,8 triệu người, còn khoảng 5 triệu người chưa đóng bảo hiểm. ĐB Phạm Trường Dân quy ra con số là trên 12 nghìn tỷ đồng chưa thu được, và khẳng định đây là tồn tại lớn, là lỗi của ngành BHXH. Đừng có kiểu sắp vỡ quỹ thì lại đòi tăng tuổi nghỉ hưu làm thiệt cho người lao động chân tay như thế

    Trả lờiXóa
  9. cần quy định rõ ràng về tuổi nghỉ hưu của từng ngành nghề khác nhau vì đặc thù, tính chất công việc của các ngành nghề là khác nhau nên chúng ta không nên đánh đồng các ngành nghề vào với nhau. đúng là lao động nữ có nhiều thiệt thòi hơn với lao động nam, Bộ Lao động thương binh xã hội cần đưa ra phương án tham mưu tốt nhất để người dân ai cũng thấy hợp lý, không phải băn khoăn về việc gì hết

    Trả lờiXóa
  10. Hôm qua (23/4), tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, trình bày sơ bộ Đề án cải cách bảo hiểm xã hội (BHXH) chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ này đang thiết kế hai phương án về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi hưu của nữ được nâng lên 60 và nam lên 62 hoặc nam là 65 với lộ trình điều chỉnh khác nhau.

    Trả lờiXóa
  11. Hôm qua (23/4), tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, trình bày sơ bộ Đề án cải cách bảo hiểm xã hội (BHXH) chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ này đang thiết kế hai phương án về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi hưu của nữ được nâng lên 60 và nam lên 62 hoặc nam là 65 với lộ trình điều chỉnh khác nhau.

    Trả lờiXóa
  12. Phương án một: nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, nhưng lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng. Phương án hai: nữ nghỉ hưu ở tuổi 60 nhưng độ tuổi nghỉ hưu của nam được nâng lên 65, lộ trình mỗi năm chỉ điều chỉnh nâng thêm 4 tháng.
    Tuổi như vậy là cho người ta nghỉ rồi, không nên để tới 60, hơn 60 làm gì.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi nghĩ tăng độ tuổi nghỉ hưu thì phải dựa trên căn cứ của nhóm ngành, nghề lao động những công việc chân tay nặng nhọc, nguy hiểm đỏi hỏi sức khỏe cao mà kéo dài độ tuổi lao động thì không hợp lý cho lắm. Vì thế Bộ LAo động thương binh xã hội phải phân nhóm ngành cho hợp lý để người dân không phải thắc mắc về độ tuổi lao động nữa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog