Cho đến giờ này, phiên tòa xét xử Lê Duy Phong diễn ra hết sức "nhân văn". Bị cáo thành khẩn nhận tội và đưa ra những nhận xét rất tốt đẹp về cơ quan điều tra. Bên bị hại thì ra sức xin tòa giảm nhẹ nhiều nhất có thể cho bị cáo.
Có vẻ Duy Phong đã được giáo dục kỹ lưỡng trong thời gian tạm giam để điều tra. Và "các bên liên quan đã tìm được tiếng nói chung".
Hi vọng các kền kền sẽ rút ra được bài học rằng: Cái gọi là "quyền lực thứ tư" mà các kền kền, nhất là lũ kền non húng chó hay vỗ ngực dương dương tự đắc chẳng có vị đéo gì so với những quyền lực thực sự của lĩnh vực tư pháp. Và những mưu hèn, kế bẩn của chúng cũng chẳng thâm sâu gì so với các biện pháp đối phó của anh em tinh hoa quản lý. Bữa trưa định mệnh của Phong đã đủ nói lên điều đó. Vậy nên các kền kền hãy tự giữ sạch mình nếu muốn khà khịa anh em tinh hoa. Nhất là tinh hoa trong lĩnh vực tư pháp.
Còn anh em quản lý, hãy tránh xa lũ kền kền nếu có thể. Trong trường hợp buộc phải tiếp xúc, đừng quên trang bị phương tiện ghi âm. Làm được 2 điều đó có nghĩa là báo chí cách mạng đã mang ơn anh chị.
***
Tuyên phạt cựu nhà báo tống tiền quan chức tỉnh Yên Bái 3 năm tù
Trước tòa, bị cáo Lê Duy Phong thừa nhận đã lợi dụng công việc, nghề nghiệp để cưỡng đoạt 200 triệu đồng của Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Yên Bái.
Chiều nay, 20/4, Hội đồng xét xử TAND thành phố Yên Bái tuyên phạt bị cáo Lê Duy Phong (33 tuổi, ngụ tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), cựu Trưởng ban Bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, 3 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.
Bị hại trong vụ án là ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Yên Bái và ông Hoàng Trung Thực, cán bộ về hưu ở tỉnh Yên Bái.
Theo cáo trạng truy tố, lợi dụng một số bài báo đăng tải thông tin ảnh hưởng tới uy tín cá nhân của một số người tại thành phố Yên Bái, Lê Duy Phong đã dùng cử chỉ, lời nói đe dọa nhằm chiếm đoạt tài sản của bị hại. Cụ thể, Phong hẹn gặp và gợi ý ông Vũ Xuân Sáng đưa 200 triệu đồng để “giải quyết ổn thỏa”, không đăng bài về biệt thự của ông Sáng. Lo sợ bị ảnh hưởng tới uy tín, danh dự cá nhân nên ông Sáng sau đó đi vay tiền và 2 lần đưa cho Phong, tổng cộng 200 triệu đồng.
Tương tự, khi biết ông Hoàng Trung Thực đang góp vốn kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh và có liên quan đến căn nhà của Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, Phong đã tiếp xúc ông Thực rồi hé mở việc sẽ viết tin bài. Lo ngại báo chí đăng tin sẽ ảnh hưởng công việc làm ăn của mình, ông Thực đã đưa cho Phong 50 triệu đồng. Trong lúc Phong nhận tiền từ ông Thực thì bị công an bắt quả tang.
Trước tòa, bị cáo Phong thừa nhận hành vi cưỡng đoạt tài sản, đồng thời nhìn nhận công việc của người làm báo không cho phép bị cáo nhận tiền của ông Sáng, ông Thực. Hành vi đó là vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật.
Đánh giá hành vi phạm tội đối với cựu nhà báo từng công tác tại Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo là rất nguy hiểm đối với xã hội, vì đã chiếm đoạt số tiền lớn của các bị hại, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân và gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của những nhà báo chân chính. Do đó, cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc và tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội mà bị cáo gây ra.
Tuy nhiên, xét thấy bị cáo khai báo thành khẩn, vận động gia đình khắc phục hết hậu quả,... nên Hội đồng xét xử đã xem xét nhiều tình tiết giảm nhẹ khi tuyên án.
Đây là bài học và lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang muốn lợi dụng tấm thẻ nhà báo để kiếm chác và làm giàu. Qua đây chúng ta cũng thấy rằng đạo đức của cánh nhà báo ngày càng đi xuống, từ xin đểu công an cho đến tống tiền quan chức, trò gì bọn kền kền này chúng cũng có thể làm ra được, miến là chúng kiếm được nhiều tiền.
Trả lờiXóa