Chia sẻ

Tre Làng

Tiếp chuyện anh nhà báo Duy Phong cưỡng đoạt tài sản

Khoai@

Hôm 29/3/2018, Công an Yên Bái đã hoàn tất kết luận điều tra đồng thời chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp truy tố anh nhà báo Lê Duy Phong về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Kết luận này làm anh em kền kền không vui.

Theo kết luận điều tra, tháng 6/2017, anh Phong khi đó đang là trưởng Ban Bạn đọc của báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã chỉ đạo phóng viên Lê Hữu C đến Yên Bái để xác minh nguồn gốc và tài sản trên đất của gia đình giám đốc Công an và giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Yên Bái.

Thủ đoạn của Phong là nhắn tin vào số máy anh Vũ Xuân Sáng, giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Yên Bái, đề nghị gặp để "xác minh một số vấn đề liên quan đến "dinh thự" của gia đình anh". Khi gặp, Phong khéo léo đưa chuyện biệt phủ của anh Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh bị đăng trên một số báo và giải thích vì "ông Quý ngang không chịu gặp báo chí và xử lý không khéo" nên mới bị như vậy. Cùng lúc, Phong cô ti nhê với 1 báo khác đăng bài "Dinh thự nguy nga của gia đình giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái" để hù dọa. Khi anh Sáng sợ hãi, Phong chủ động đòi 200 triệu thì sẽ "giải quyết ổn thỏa". 

Bằng cách này, Phong đã nhận 100 triệu tại phòng làm việc của anh Sáng và đến chiều ngày 16/6/2017 Phong nhận nốt 100 triệu nữa của anh Sáng. Nhận đủ 200 triệu, quả nhiên các phóng viên đã dừng việc tìm hiểu việc liên quan đến "dinh thự" của anh Sáng.

Sau khi bị cưỡng đoạt mất 200 triệu, anh Sáng bình tĩnh lại, báo cáo với Chủ tịch tỉnh và đến Công an TP Yên Bái tố giác. Từ đây anh nhà báo Duy Phong vào tầm ngắm của công an Yên Bái.

"Quen mui thấy mùi ăn mãi", Duy Phong tiếp tục giở bài cũ với một số lãnh đạo và doanh nghiệp tỉnh Yên Bái. 

Lòng tham, thói húng chó kết hợp với ảo tưởng về quyền lực của báo chí do không được giáo dục đến nơi đến chốn đã làm Phong mất tính người khi nhẫn tâm "làm tiền" với bạn của bạn thân, ngay trong bữa tiệc gặp mặt. 

Hôm 22/6/2017, anh Đỗ Viết Công làm ở Đài truyền hình tỉnh Yên Bái mời Phong đi ăn cơm cùng anh Hoàng Trung Thực. Vậy mà ngay tại bàn tiệc, Phong đã hù dọa anh Thực bằng cách giới thiệu mình là tác giả bài viết liên quan đến nhà đất của gia đình giám đốc Công an tỉnh Yên Bái và đang viết bài về doanh nghiệp của anh Thực. Bằng cách này, Phong cưỡng đoạt của anh Thực 50 triệu ngay tại bàn. Khi nhận tiền, thì bị công an Yên Bái bắt quả tang với hình ảnh, âm thanh và người làm chứng. Ngay sau đó, Phong đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. 

Các tài liệu điều tra và quá trình làm việc với nhiều điều tra viên, kiểm sát viên khác nhau, Phong đều khai nhận đã đe dọa và chiếm đoạt tiền của anh Sáng và anh Thực. Vì vậy đủ căn cứ xác định hành vi của ông Phong cấu thành tội "Cưỡng đoạt tài sản". Sau này, có luật sư, Phong phản cung và chối bay chối biến.

Đáng chú ý, trong quá trình điều tra, Phong khai đã dùng 200 triệu của anh Sáng chia cho 26 phóng viên, nhà báo. Trong số này ông Phong khai có đưa cho một nhà báo 30 triệu đồng và 25 người khác mỗi người 3 triệu đồng. Còn lại 70 triệu đồng ông Phong gửi vào tài khoản của mình. 

Thực hư không rõ thế nào, nhưng làm việc với cơ quan công an tất cả 26 nhà báo đều khai không nhận tiền của Phong. Khi đối chất bị can Phong cũng thay đổi lời khai, không chia tiền cho phóng viên, nhà báo nào.

Một điểm nữa liên quan đến sự trung thực cũng như thu nhập của một nhà báo là, khi bị bắt trong tài khoản của Phòng có hơn 1,6 tỉ đồng. Phong khai trong đó có 70 triệu chiếm đoạt của anh Sáng, hơn 1,5 tỉ còn lại do buôn bán bất động sản mà có. Tuy nhiên, y không khai báo được cụ thể buôn bán đất ở đâu, vào thời gian nào và với cá nhân, đơn vị nào. Hehe, thật là thiên tài, khi không thể nói được mua bán với ai, ở đâu, mảnh đất nào.

***

Anh Phong bị tóm, không ít nhà báo tỏ ra phẫn nộ, ngạc nhiên. Một số báo vì thương đồng nghiệp mà viết theo lối nói tránh, nói giảm đi cho nhẹ sự vụ bằng cách giật tít ​"Công an thành phố Yên Bái bắt nhà báo nhận tiền doanh nghiệp". Đúng ra là: "Phóng viên bị bắt vì tống tiền doanh nghiệp".

Nếu nhà báo chỉ "nhận tiền doanh nghiệp" thôi thì chưa chắc đã sai, và cơ quan điều tra bắt trong trường hợp này chưa chắc đã đúng. Âm mưu của các anh chị là sau này sẽ tuyên ngôn: "doanh nghiệp thích thì doanh nghiệp tặng thôi", bố làm gì sai? Hehe, trò mèo!

Nhiều anh chị be be lên rằng công an gài bẫy và lên tiếng bênh vực Duy Phong bằng những thứ tài liệu vu vơ. Nói thẳng ra, những tài liệu ấy rất ất ơ, không có tí giá trị nào trước pháp luật. 

Đáng chú ý, có một vài người cho rằng anh Đỗ Viết Công là người đưa anh Phong vào bẫy, rồi ra sức chửi rủa, miệt thị, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của anh Công. Trong số đó có anh Huy Toàn, anh Đặng Vỹ, anh thầy giáo báo chí Nguyen Nhat Quang và cả anh Thái Văn Đường.

Nói thẳng, những gì các anh chị đã làm với anh Công là vi phạm điều 121 BLHS (Tội làm nhục người khác) và điều 122 BLHS (Tội vu khống).

Giờ thì mọi việc khá rõ ràng, nên sự im ắng là dễ hiểu. Tôi cá là công an còn khá nhiều dữ liệu được lấy từ ổ cứng của anh Phong và trong máy tính của cơ quan chưa sử dụng. Nếu làm triệt để, khối anh chết.

5 nhận xét:

  1. Hôm 29/3/2018, Công an Yên Bái đã hoàn tất kết luận điều tra đồng thời chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp truy tố anh nhà báo Lê Duy Phong về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Kết luận này làm anh em kền kền không vui.
    Đáng đời, anh suốt ngày đi bới bèo ra bọ để uy hiếp tống tiền người ta, giờ thì anh toi rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Đối với những kẻ tha hóa biến chất, tham lam như Lê Duy Phong thì cần phải nhanh chóng củng cố chứng cứ để khởi tố đối với đối tượng này.

    Trả lờiXóa
  3. Đối với những hành vi của nhà báo Lê Duy Phong về hành vi cưỡng đoạt tài sản này thì không thể chấp nhậ được huyện đó, hiện nay đang nổi lên rất nhiều vụ án tham ô tham nhũng bây giờ lại thêm chiếm đoạt tài sản nữa........Các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý những vụ việc như này để không còn tái phạm nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Loại người có lòng tham vô đáy và nhân cách tha hóa như Phong cần sớm cho vào tù boc lịch. Hắn chẳng những vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề báo mà còn ,vi phạm luật pháp nước nhà. Thêm vào đó, một số phóng viên và đài báo khác lại còn đăng tin không đúng sự thật về Phong, vu oan, chửi bới anh Công-người bị hại. Như vậy chẳng phải là một bộ phận không nhỏ phóng viên không hoàn thành chức trách, đưa tin sai sự thật gây hoang mang dư luận hay sao. Đề nghị các cơ quan chức năng có các biện pháp xử lí răn đe các đối tượng trên, không thể thể bọn này lộng ngôn như vậy được.

    Trả lờiXóa
  5. Anh Phong bị tóm, không ít nhà báo tỏ ra phẫn nộ, ngạc nhiên. Một số báo vì thương đồng nghiệp mà viết theo lối nói tránh, nói giảm đi cho nhẹ sự vụ bằng cách giật tít ​"Công an thành phố Yên Bái bắt nhà báo nhận tiền doanh nghiệp". Đúng ra là: "Phóng viên bị bắt vì tống tiền doanh nghiệp". Nếu nhà báo chỉ "nhận tiền doanh nghiệp" thôi thì chưa chắc đã sai, và cơ quan điều tra bắt trong trường hợp này chưa chắc đã đúng. Âm mưu của các anh chị là sau này sẽ tuyên ngôn: "doanh nghiệp thích thì doanh nghiệp tặng thôi".Sự việc đã rõ như ban ngày như vậy thì các anh đừng có bàn ra tán váo nữa nhá.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog