Dù không hoàn toàn đồng ý với Hữu Nguyên, nhưng cũng có những điểm mà chúng ta cần suy ngẫm. Xin giới thiệu bài của Hữu Nguyên đăng trên Một Thế Giới.
MTG - Là bậc thầy lẽ ra họ phải có nhân cách, phẩm chất và kỹ năng của người thầy. Họ lãnh trách nhiệm trước cộng đồng, nhận sứ mạng đào tạo thế hệ trẻ, tương lai của quốc gia, dân tộc. Đối tượng tác động của họ là con trẻ, là những tâm hồn non nớt, dễ nhào nặn và phụ thuộc.
Nhiệm vụ của họ là khai sáng, khai phóng những tâm hồn tinh khôi đó và dẫn đường cho chúng dần dần tự bước đi trên đôi chân của mình hướng tới những chân lý tốt đẹp.
Thế nhưng, có những thầy cô lại không ra thầy cô, lại trở thành một thứ quỷ dữ khi sử dụng nhiều hình thức bạo lực từ xúc phạm thân thể, lạm dụng giới tính cho tới khủng bố tinh thần, cùng nhiều chiêu thức tinh vi buộc học sinh phải phụ thuộc, quỵ lụy thầy cô.
Bất ngờ là không ít người thầy sau khi sử dụng các hình thức nhục hình, bạo lực, khủng bố tinh thần học sinh xong, bị chỉ ra sai phạm thì mới ngạc nhiên biết là họ... sai phạm.
Cô giáo phạt cả lớp quỳ suốt một tiết học còn tự mình quỳ để chứng tỏ với phụ huynh rằng quỳ chẳng có gì là khó khăn, là nhục hình. Cô giáo phạt học sinh uống nước ép giẻ lau bảng cũng cho rằng sau khi bị phê bình thì mới biết uống nước giẻ lau bảng là... không đúng. Cô giáo "ngậm miệng" không giảng bài trên lớp suốt nhiều tháng trời cho rằng "chiến tranh lạnh" với học sinh cũng chẳng có gì sai cho tới khi bị phê bình...
Điều này cho thấy, một số người thầy tự mình đã không nhận thức được trách nhiệm, sai lầm về hành vi, kỹ năng sư phạm cùng các hậu quả lên con trẻ do sai lầm của chính họ, người lẽ ra phải "cầm cương nảy mực" trong môi trường giáo dục. Phải chăng đây là lỗ hổng của quá trình đào tạo, của môi trường giáo dục trong một thiết chế cho họ cái quyền tùy tiện làm theo ý thích một khi họ đang là người nắm giữ quyền lực, thế mạnh?
Rất nhiều học sinh và phụ huynh của các em đã nhẫn nhục chịu đựng vì lo sợ bị những người được coi là thầy trả thù, trù dập, khủng bố con cái mình. Nhẫn nhục cho yên phận, cho qua chuyện và phần đông lo lót cho thầy cô bằng quà cáp, phong bì.
Tuy nhiên, con giun xéo lắm cũng quằn, tức nước thì vỡ bờ. Đôi khi chính học sinh và cả phụ huynh được tiếp thu nền giáo dục và kiểu ứng xử xã hội bạo lực đã phản kháng.
Vụ học sinh chặn đường đâm thầy giáo gục tại chỗ mới đây ở Quảng Bình, ông Chủ tịch huyện Lệ Thủy cho biết thầy Tiến là chủ nhiệm lớp còn em học sinh là lớp trưởng. Quan hệ thầy trò khá thân tình. Xung đột xảy ra khi thầy phát hiện trò có hình xăm đôi môi trên cổ, mắng trò và tát em trên lớp, sau đó cho nghỉ học để xóa hình xăm. Trò đợi thầy ở cổng và bi kịch xảy ra.
Chính nghĩa và sự thật đã thất bại khi tiếng nói đúng dắn của học sinh Song Toàn về sai lầm của cô giáo đã khiến em trả giá vì áp lực của dư luận trong môi trường mà em đang học. Chỉ 13 ngày sau khi nói ra sự thật, em đã phải vội vã xin chuyển sang trường khác, không phải vì sai phạm của em mà vì sai phạm của cô giáo.
Một môi trường giáo dục dạy học trò phải im miệng, chà đạp tiếng nói của sự thất là một môi trường tồi tệ và không thể chấp nhận được.
Đáng buồn và đáng lo thay, dù vẫn có những thầy cô hết long vì học trò, môi trường tồi tệ và không thể chấp nhận được đó lại đang ngự trị trong giáo dục!
Ngành giáo dục và những người thầy, xin hãy tự nhin lại mình trước khi đổ thừa cho kẻ khác. Với một nền giáo dục ngậm miệng thì chính nghĩa không còn chỗ để tồn tại!
Một môi trường giáo dục dạy học trò phải im miệng, chà đạp tiếng nói của sự thất là một môi trường tồi tệ và không thể chấp nhận được. Đáng buồn và đáng lo thay, dù vẫn có những thầy cô hết long vì học trò, môi trường tồi tệ và không thể chấp nhận được đó lại đang ngự trị trong giáo dục! Ngành giáo dục và những người thầy, xin hãy tự nhin lại mình trước khi đổ thừa cho kẻ khác. Với một nền giáo dục ngậm miệng thì chính nghĩa không còn chỗ để tồn tại!
Trả lờiXóa1 tay không che nổi trời . 1 lớp 30 40 đứa đoàn kết vào tẩy chay câm đê cho câm đái ra máu . Cái của này đi hành hạ trẻ con là giỏi . Chứ dính phải đòn tâm lý của cả 1 tập thể là câm tự xin nghỉ ngay. Mấy đứa nhỏ cố lên . Với tư cách là một nhà giáo đã 35 năm đứng lớp. Tôi đề nghị sa thải cô giáo ra khỏi ngành vì không có đạo đức, nhân phẩm của một nhà giáo. Dù có giỏi đến mấy cũng không nên giữ lại vì nhà giáo không phải chỉ để dạy mà còn là tấm gương về đạo đức, nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa con người và tri thức ....
Trả lờiXóaCảm ơn bác đã lên tiếng đóng góp ý kiến để góp phần nào ấy đào thải những con người đội lốt quỷ, con sâu làm dầu nồi canh, những thành phần như vậy nên xa thải ngay lập tức để tránh vấy bẩn thêm cho ngành giáo dục, cặn bx của xã hội. Thầy đã nói giùm mọi người. Em S. Toàn sẽ hoà nhập với môi trường mới. Chúc em và các nhà giáo chân chính sức khỏe may mắn. Nếu sự thật thì cô Châu cần đi khám tâm thần.
XóaThưa thầy. Rất buồn vì trong đội ngũ nhà giáo không phải ai cũng là nhà giáo. Con tôi đi học tôi mừng vui khi con mình gặp được thầy cô biết yêu thương học trò.và cũng vô cùng buồn bã khi con mình gặp phải cô giáo xem việc phạt học trò như một thú vui tiêu khiển.
Xóađã xấu còn đóng vai ác, đây là sự thờ ơ của nhà trường, với môn học chính, các em sắp thi cử, gv kiểu này thì thi kiểu gì đây, để lộng hành ngang ngược như vậy xem có ức chế ko, con chó này cho nó vô trại tâm thần mà trải nghiệm trong đó đi, rút kinh nghiệm coi chừng học sinh phụ huynh họ đập cho rồi bảo xui
Trả lờiXóaBao nhiêu giáo viên trẻ đang thất nghiệp có nhiệt huyết. Sao cứ phải giữ mấy cái đầu ấu trĩ cổ hũ trong ngành để rồi xảy ra đủ chuyện. Cần thì xa thải chứ mắc gì làm màu mè đủ hết. Nghề giáo là nghề cao cả truyền đâu phải con chữ không mà còn cả tình thương nhưng theo tôi thấy thì cô giáo này nên bị loại sớm để cho những giáo viên có năg lực và có đạo đức nghề nghiệp. Có tài mà ko có đức là đồ bỏ.
Trả lờiXóaMột đất nước mà ngành, bộ nào cũng có ô dù bao che cho những loại người ngu dốt cặn bả mang danh nhà giáo này nọ đứng trong trường học như vậy mà ko có một ai xử lý thì tương lai hậu duệ của đất nước sẽ ra sao.sao lại có trường hợp giáo viên câm đi dậy dduocj .Thất bại của tạo hóa, người làm giáo dục mà phát ngôn còn thua cả những người thất học nữa , chắc chắn não có vấn đề rồi , kinh mong bộ gì xem xét Trường hợp này, Thế hệ sau này suy đồi toàn nhờ những thành phần như vậy
Trả lờiXóaChính nghĩa và sự thật đã thất bại khi tiếng nói đúng dắn của học sinh Song Toàn về sai lầm của cô giáo đã khiến em trả giá vì áp lực của dư luận trong môi trường mà em đang học. Chỉ 13 ngày sau khi nói ra sự thật, em đã phải vội vã xin chuyển sang trường khác, không phải vì sai phạm của em mà vì sai phạm của cô giáo. Một môi trường giáo dục dạy học trò phải im miệng, chà đạp tiếng nói của sự thất là một môi trường tồi tệ và không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaNhững vụ việc bê bối gần đây về trường lớp có một phần không nhỏ trách nhiệm thuộc về những người cầm phấn đứng lớp. Họ đã không làm tốt trọng trách khai sáng tâm hồn, truyền đạt kiến thức,giáo đục đạo đức cho những đứa trẻ để rồi có những hành động ngược đãi với học sinh của mình. Trước khi chê trách người khác, những người tầy cũng nên nhận thức về tư cách đạo đức của mình nếu không muốn bị xã hội kì thị.
Trả lờiXóaĐất nước ta hiện tại có hơn 1 triệu thầy cô giáo và tôi tin chắc rằng phần đông trong số họ vẫn đang miệt mài với sự nghiệp trồng người của chính mình. Giáo dục một con người là một công việc khó khăn nhất trên thế gian này và đó cũng không phải chỉ là trách nhiệm của mỗi người thầy mà nó còn phải xuất phát từ gia đình, xã hội và chính bản thân con người đó. Vậy nên, những sự việc bức xúc vừa qua trong ngành giáo dục mới chỉ là những hiện tượng giúp những nhà quản lí giáo dục nhận ra những sai lầm, thiếu sót, những mâu thuẫn tồn taị trong môi trường giáo dục mà thôi.
Trả lờiXóaMuốn dạy trò thì trước hết thầy cô cần gương mẫu. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, các em cũng còn ở trong độ tuổi rất nhỏ vì vậy cần được sự giáo dục tận tâm từ thầy cô, sự chăm sóc, quan tâm đặc biệt từ gia đình. Chính vì vậy, bố mẹ, gia đình, thầy cô trước hết phải làm gương cho các em, để các em có được suy nghĩ đúng đắn, có hành trang kiến thực sâu rộng để bước vào cuộc đời này!
Trả lờiXóaThời buổi hiện nay, khi mà đạo đức của con người đã bị tha hóa thì việc thầy với trò không tôn trọng nhau là điều không thể tránh khỏi. Người thầy là người dạy dỗ, nâng bước cho các thế hệ học sinh,được cả xã hội kính trọng. Âý vậy mà dạo gần đây những vụ việc xích mích giữa thầy và trò, ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống tôn sư trọng đạo bao đời của toàn dân tộc ta. Cả người thầy và người trò đều cần có sự nhìn nhân ,đánh giá hành động của mình,đừng để học đường trở thành nơi chưa chấp những con người vô đạo đức.
Trả lờiXóa